VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Về thơ văn TNT
ĐÔI BỜ SÔNG CẤM QUA LỜI BÌNH CỦA PHÚC NGUYÊN
Lời bình đã 15 năm, hôm nay tôi mới nhận được từ Phúc Nguyên. tongocthach.vn xin đăng để độc giả thưởng thứcĐÔI BỜ SÔNG CẤM*
Em thả bùa mê dọc triền phương Bắc
Bên bờNamlấp loáng mảnh trăng gầy
Anh quăng lưới vớt mảnh tình trong vắt
Đến mỏi mòn tình vẫn trắng tay
Con đò nhỏ chòng chành ký ức
Mái chèo khua vẹt cả khoảng trời
Những mảnh vỡ găm vào lời hẹn ước
Đã bao đời thuyền vẫn khơi vơi
Cây cầu Bính vắt ngang thành phố
Nối tình yêu năm tháng đợi chờ
Bên Thủy Nguyên nắng vun vàng khung cửa
Phía Hải Phòng mưa phủ ướt hồn thơ
Dòng sông Cấm cời lên bao nỗi nhớ
Đến khát khao cả tiếng tơ lòng
Tôi cứ ngỡ vùng ngoại ô viễn xứ
Những mơ màng hun hút cả triền sông.
___________
* Tương truyền: Nơi nghĩa quân (nữ) Hai Bà Trưng
thường xuống tắm, nên cấm người qua lại, đến gần.
Tô Ngọc Thạch
Lời bình của Phúc Nguyên
KHI CẦU BÍNH LAO SANG…
Bài thơ là cả một chuỗi chuyện tình, đa tầng đa diện mà chỉ xoay quanh cái cớ “Đôi bờ sông Cấm”. Ở tuyến thứ nhất câu chuyện diễm tình diễn ra giữa “em thả bùa mê” với “anh vớt mảnh tình trong vắt”, giữa “Đôi bờ sông Cấm” đã bao đời, “con đò nhỏ chòng chành ký ức”. Đến nỗi “mái chèo khua vẹt cả khoảng trời”. Họ hướng về nhau, chờ đợi “đến mỏi mòn” bao nhiêu năm tháng mà không sao khỏa lấp được.
Ở tuyến thứ hai là chuyện tình của bao nhiêu thế hệ người Hải Phòng sinh sống ở hai bờ sông Cấm. Bờ bên kia là huyện Thủy Nguyên và bờ bên này là quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Với những bến đò Lâm, đò Lở… như những gạch nối mong manh của bao thế hệ người Hải Phòng hướng về nhau, tìm đến nhau qua đôi bờ Nam Bắc, mà tác giả bài thơ này cũng không khỏi ngoại lệ. Ước vọng ngàn đời của họ về một cây cầu bắc qua sông vừa bức xúc, nóng bỏng vừa khắc khoải âm trầm:
“Con đò nhỏ chòng chành ký ức
Mái chèo khua vẹt cả khoảng trời”
Trong ký ức của họ có biết bao đau xót, mất mát, tan vỡ: “Những mảnh vỡ găm vào lời hẹn ước”. Nhưng nỗi cách trở vẫn giăng giăng: “bao đời thuyền vẫn khơi vơi”.
Ở tuyến thứ ba (tuy tác giả không chính thức nhắc tới – tất nhiên do ta suy diễn mà ra) bài thơ gián tiếp đề cập tới một khung trời xa “ngoại ô viễn xứ” những chuyện tình diễn ra “Đôi bờ sông Cấm” ở xứ lạ “Những mơ màng hun hút cả triền sông”. Hệ quả này có được nhờ hình ảnh trực diện “Dòng sông Cấm cời lên bao nỗi nhớ” gây ra.
Nhà thơ đã dùng động từ “cời” chứ không phải là “khơi” hay “gợi”… phải chăng hiện thực sôi động của mảnh đất này, dòng sông này đã thổi bùng lên ngọn lửa khát khao, niềm đam mê mãnh liệt cho tác giả và cho mọi người gắn bó với quê hương Hải Phòng
Bài thơ như trái chín đến độ viên mãn thực sự hồng lên ở khổ thứ ba:
“Cây cầu Bính vắt ngang thành phố
Nối tình yêu năm tháng đợi chờ
Bên Thủy Nguyên nắng vun vàng khung cửa
Phía Hải Phòng mưa phủ ướt hồn thơ”
Cảnh đẹp như tranh vẽ, rất thực nhưng cũng rất mộng mơ. Cái cảm cái nghĩ của tác giả thật tinh tế, đằm sâu làm bất ngờ thăng hoa cho câu thơ, vang xa ở dư âm, thấm đọng ở thi tứ.
Tôi được biết nhà thơ Tô Ngọc Thạch hoàn thành bài thơ này vào đúng dịp Đại hội VI Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Hải Phòng. Bài thơ như một đóa hoa đẹp mững ngày khai hội. Thông qua hình tượng, hình ảnh “Đôi bờ sông Cấm” và xoay quanh câu chuyện tình diễm lệ với ước mơ cháy bỏng một cây cầu Bính, tác giả đã khắc họa thành công mảng đề tài công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với cách thể hiện nhuần nhuyễn, ngọt ngào mà không lên gân, cao giọng. Điều đó chứng tỏ sự từng trải, sức cảm, sức viết của thi sỹ đang đến độ sung mãn.
Hải Phòng 2004
Phúc Nguyên
Các tin khác
-
Đọc tập thơ “Đi dọc thời gian” của nhà thơ Tô Ngọc Thạch
-
MỘT “CHỢ GỪNG” HIỆN LÊN TỪ CÕI SÂU TÂM TÌNH NGƯỜI VIẾT
-
TÔ NGỌC THẠCH “BIÊN BẢN THỜI GIAN” VỀ CHÂN DUNG - MỘT “NHÀ VĂN QUÊ TRẠNG”
-
CÙNG TÔ NGỌC THẠCH "TRÔI DẠT CÕI NGƯỜI"
-
BÀI THƠ "CHIÊM BAO" CỦA TÔ NGỌC THẠCH QUA LỜI BÌNH CỦA VŨ BÌNH LỤC
-
THƠ VỚT RA TỪ CHIẾC GẦU MÚC NƯỚC QUA LỜI BÌNH CỦA VŨ BÌNH LỤC
-
BÚT KÝ "TRÔI DẠT CÕI NGƯỜI" TẬP II CỦA TÔ NGỌC THẠCH
-
“CÔNG CHỨNG THỜI GIAN”-NHỮNG THI KHÚC TÂM TÌNH CỦA TÔ NGỌC THẠCH
-
ПРЕДИСЛОВИЕ - LỜI GIỚI THIỆU "nẮNG BẠCH DƯƠNG"
-
VỚI “CÔNG CHỨNG THỜI GIAN”