/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Về thơ văn TNT

BÚT KÝ "TRÔI DẠT CÕI NGƯỜI" TẬP II CỦA TÔ NGỌC THẠCH

Lợi thế này đã đem lại cho bút ký “Trôi dạt cõi người” của nhà văn một sức chứa thuộc về bề rộng, cái thế giới mới lạ, có đủ sức mở đa chiều.

 BÚT KÝ "TRÔI DẠT CÕI NGƯỜI" TẬP II CỦA TÔ NGỌC THẠCH

 

      Sau “Trôi dạt cõi người” tập I, sách dày 360 trang, xuất bản quý I năm 2012, Trôi dạt cõi người” tập II, là tập bút ký tiếp theo của Tô Ngọc Thạch, được người viết tiếp tục tập hợp, chọn lựa và cho ra mắt bạn đọc.

      Nối tiếp mạch chuyển, mạch vận động của lượng thông tin bề bộn qua nhiều tháng năm từng đằm mình trong những chuyến chu du khắp năm châu, bốn biển, Tô Ngọc Thạch vẫn tựa vào đối thoại. Vẫn bám chặt vào hiện thực phong phú, sinh động được khơi dậy từ thế giới của đại giác, Trôi dạt cõi người” tập II vẫn là sự ắp đầy những hồi ức, kỷ niệm của “người trong cuộc”. Nó thực sự là bức tranh đa tầng, đa sắc màu, làm nên giá trị phản ánh từ vai trò chủ thể của nhà văn trước nghệ thuật tái tạo và sáng tạo.

      Ở “Trôi dạt cõi người” tập II, Tô Ngọc Thạch càng bộc lộ là người đi nhiều, biết lắm. Nhà văn say mê mô tả, say mê tạo dựng những không gian, những cảnh quan kỳ thú, những phát hiện mới lạ, những đặc điểm, đặc thù, những góc khuất của nhiều vùng đất, nhiều quốc gia, châu lục. Người đọc gặp: “Làng Đồ Sơn cổ ở bên kia biên giới. Hay, Huyền ảo đêm Quế Lâm. Hay, Phú Sĩ - Một thắng cảnh không thể bỏ qua; Huyền bí cổ thành Osaka; Thành phố ma quỷ Pattaya. Hay, Quốc gia đạo Hồi với nhiều công trình nổi tiếng thế giới. Hay, Viễn du bờ Tây Hoa Kỳ; Matxcơva - Cuộc hội ngộ toàn cầu, v.v.
.
 

      Với bao trang viết giàu cảm xúc của một thi sĩ, ở “Trôi dạt cõi người” tập II từ một góc nhìn của nhà văn, Tô Ngọc Thạch đã khám phá ra làng người Việt đầu tiên trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo vùng đông bắc Tổ quốc, rồi giải đáp những vấn đề lịch sử được xã hội quan tâm về trống đồng Nam Ninh, về kiến trúc sư trưởng Bắc Kinh là người Việt, về nhà văn hải ngoại đầu tiên, về người Việt đầu tiên đến Mỹ... Tác giả đã làm thoả mãn người đọc bằng những bức chân dung được phác thảo ở tầng nổi với những gợi mở được lắng chứa ở một phía chiều sâu. Dẫn người đọc cùng “du hành” quanh “thế-giới-rộng-lớn-bên-ngoài”, để cuối cùng, mỗi người tự trở về với “thế-giới-riêng-mình” trong cảm nhận, suy ngẫm. Trong đúc rút, so sánh. Trong việc đặt ra những vấn đề trước cái nhìn có ý nghĩa thiết thực cho những bài học hữu ích đối với mỗi con người, mỗi quốc gia trước vai trò hoạt động và cải tạo thế giới.

      Là người cầm bút, lại là nhà khoa học, nhà quản lý, Tô Ngọc Thạch có nhiều dịp xuất ngoại. Từ những năm tháng tuổi trẻ được sống, học tập, làm việc tại Liên Xô trước đây và Nga. Kế theo đó, là khá nhiều những chuyến đi công tác, tu nghiệp, nghiên cứu, du lịch, mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới… Lợi thế này đã đem lại cho bút ký “Trôi dạt cõi người” của nhà văn một sức chứa thuộc về bề rộng, cái thế giới mới lạ, có đủ sức mở đa chiều.

Ban Biên tập trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM