/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

HÀ NỘI CÓ TÊN TỪ BAO GIỜ?

Không ít các độc giả gửi cho chúng tôi nhiều câu hỏi về Hà Nội vì thành phố này và thành phố Hải Phòng có cùng một sắc lệnh thành lập vào ngày 19 tháng VII năm 1888,

HÀ NỘI CÓ TÊN TỪ BAO GIỜ?

.

     Không ít các độc giả gửi cho chúng tôi nhiều câu hỏi về Hà Nội vì thành phố này và thành phố Hải Phòng có cùng một sắc lệnh thành lập vào ngày 19 tháng VII năm 1888, do Tổng thống Pháp Marie Francois Sadi Carnot ký. Hay tại sao thành phố Hà Nội ngày nay có diện tích rất rộng lớn.v.v.

     Chúng tôi có thể sơ qua vài nét lịch sử hành chính về Hà Nội để bạn đọc hiểu biết thêm. Theo nghĩa Hán, thì từ Hà () có nghĩa là sông, còn từ Nội () có nghĩa bên trong, nên  Hà Nội có thể hiểu là vùng đất “trong sông”  hay “bao quanh bởi các sông”. Sự hình thành đất đai nơi đây có trước Hải Phòng hàng ngàn năm, bởi nó nằm trên phía thượng lưu sông và cách Hải Phòng khoảng 200 dặm.

     Thời Hán (221 TCN – 206) vùng đất “trong sông” này thuộc quân Giao Chỉ. Thời thuộc Đường (618 – 907), phủ An Nam đô hộ, phủ trị đóng ở thành Tống Bình, thường gọi là thành Đại La. Thời nhà Lý (1010 – 1225) mang tên Thăng Long, đặt phủ Ứng Thiên thống nhiếp các vùng phụ quách hoàng thành. Năm 1014 đổi phủ Ứng Thiên thành Nam Kinh. Thời Trần (1225 – 1400) đổi thành phủ Đông Đô thuộc lộ Đông Đô (gồm phủ Đông Đô và huyện Từ Liêm). Thời thuộc Minh (1407 – 1427) là đất huyện Đông Quan và các vùng lân cận.

     Thời Lê sơ, năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) đời vua Lê Thái Tổ đổi Đông Quan thành Đông Kinh (còn gọi là Trung Đô). Vào năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đời vua Lê Thánh Tông chia vùng phụ quách hoàng thành gồm 36 phường làm 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức thuộc phủ Phụng Thiên. Thời Tây Sơn (1878 – 1802), Quang Trung dự định xây dựng kinh đô mới tại Nghệ An, gọi Thăng Long là Bắc Thành. Đến năm Gia Long nguyên niên (1802) đặt chức Bắc Thành tổng trấn, cai quản cả 11 trấn, xứ ở miền Bắc (Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, An Quảng, Hưng Hóa, Cao Bằng, xứ Tuyên Quang, xứ Kinh Bắc, xứ Thái Nguyên, xứ Lạng Sơn). Năm Gia Long thứ 4 (1805) đổi huyện Quảng Đức thành huyện Vĩnh Thuận, đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hòa Đức (gồm hai huyện) thuộc Bắc Thành.

     Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) tách huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai nhập vào phủ Hoài Đức. Lại tách các phủ Ứng Hòa (tức phủ Ứng Thiên, đổi tên năm 1814), Lý Nhân và Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam Thượng, gộp với phủ Hoài Đức thành một tỉnh, được mang tên Hà Nội (gồm 4 phủ, 15 huyện). Tới thời Đồng Khánh (1886 – 1888) tỉnh Hà Nội gồm: Phần phía Nam thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông cũ và các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên của tỉnh Hà Tây cũ và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Nên ta có thể khảng định diện tích Hà Nội ngày nay không lớn hơn thời Đồng Khánh.

     Có khá nhiều nhà khoa bảng quê Hải Phòng từng làm tới chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên (tức kinh đô Thăng Long cũ) như: Vũ Trực Hành (1467 - ?) người làng An Lư (tên Nôm là Sưa, Xưa), tổng Thủy Đường, trước 1945 là tổng Thủy Tú, nay thuộc xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân năm 27 tuổi, khoa thi năm Quý Sửu (1493) niên hiệu Hồng Đức thứ 24, đời vua Lê Thánh Tông.

     Hay Nguyễn Lộc (1529 - ?) người làng Dưỡng Động (tên Nôm là Dãng), tổng Dưỡng Động (từ năm 1901 được cắt về huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên), sau 1945 thuộc xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân năm 34 tuổi, khoa thi năm Nhâm Tuất (1562) niên hiệu Thuần Phúc nguyên niên, đời vua Mạc Mậu Hợp (tức Mạc Mục Tông).

     Hay Đào Công Chính (1639 – 1709), người xã Hội Am (tên Nôm là Cối hay Cõi), huyện Vĩnh Lại. Nay là thôn Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Được mệnh danh là thần đồng, năm tuổi mười ba đã đỗ Hương Cống, năm tuổi hai mươi ba đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ Đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) đời vua Lê Thần Tông. Ông từng giữ chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên, được cử làm Phó sứ nhà Thanh (1673). Khi trở về xét công đi sứ, được thăng Hữu thị lang bộ Hình, Nhập thị kinh diên, tước nam. Sau khi mất được truy tặng Hữu thị lang bộ Lại, tước tử. Khi về trí sỹ, ông mở trường dạy học, làm thuốc tại mảnh đất vua ban thuộc thôn Nhân Mễ, xã Nhân Giả, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo. Ông là một trong ba Nhà Y học nổi tiếng, được tôn vinh là “Đức Thánh thuốc Nam, Hội Am Vĩnh Lại” và được thành phố Đà Nẵng vinh danh, đặt tên cho một đường phố tại quận Cẩm Lệ. v.v.

Ngỡ ngàng miền đất nhớ mong

Từ thời Tự Đức* mênh mông nhường nào

Đồng xanh tít tắp chiêm bao

Sông mê mẩn khúc lao xao gọi bờ?

__________

* Tỉnh Hà Nội được thành lập vào năm Tự Đức thứ 12 (1831)

NGỌC TÔ