/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

văn xuôi

HAI LẦN THĂM ĐẠI TƯỚNG

Thượng tuần tháng 8/2001, đồng chí Tổng biên tập Báo Hải Phòng giao cho tôi liên hệ trên Hà Nội giúp đăng ký để đoàn đại biểu của Báo được đến nhà riêng chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
HAI LẦN THĂM ĐẠI TƯỚNG
CAO NĂM
 
 
        Thượng tuần tháng 8/2001, đồng chí Tổng biên tập Báo Hải Phòng giao cho tôi liên hệ  trên Hà Nội giúp đăng ký để đoàn đại biểu của Báo được đến nhà riêng chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của Đại tướng (25/8/1911-25/8/2001). Tôi nghĩ ngay đến nhà văn Hữu Mai, khi ấy là cộng tác viên thân thiết của Báo Hải Phòng, người từng dành trọn bộ tiểu thuyết “Ông cố vấn” viết về nhà tình báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ cho Báo Hải Phòng đăng nhiều kỳ. Cũng nên nói thêm, Báo Hải Phòng có lực lượng cộng tác viên thường xuyên ở Hà Nội rất đông, từ nhà văn, nhà báo đến nghệ sĩ nhiếp ảnh, sân khấu, rồi nhà khoa học, hầu như lĩnh vực nào cũng có người cộng tác với Báo, nhiều người có quan hệ rộng với lãnh đạo cao cấp và tướng lĩnh. Nhưng khi được giao nhiệm vụ, tôi lại nghĩ ngay đến nhà văn Hữu Mai, vì ngoài mối quan hệ lâu năm với Báo Hải Phòng, tôi còn biết ông với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là chỗ thân tình, và chính nhà văn Hữu Mai là người thể hiện thành công những hồi ký của Đại tướng được đông đảo bạn đọc yêu thích. Tôi lên nhà riêng nhà văn Hữu Mai ở Thanh Xuân Bắc, nhờ ông giúp để đoàn của Báo được đến chúc thọ Đại tướng. Nhà văn Hữu Mai bảo tôi cứ yên tâm, chắc được thôi. Tôi về, hai ngày sau nhận được điện nhà văn Hữu Mai báo tin, Đại tướng tiếp đoàn của Báo Hải Phòng vào 15 giờ ngày 22/8/2001. Ông còn nói rõ tên người giúp việc Đại tướng trực tiếp đón đoàn là đại tá Phạm Chí Nhân, người vừa thể hiện thành công cuốn hồi ức của Đại tướng “Tổng hành dinh trong mùa Xuân đại thắng” (nhà xuất bản chính trị quốc gia-2000).
Chúng tôi đến nhà riêng Đại tướng ở đường Hoàng Diệu trước giờ hẹn, đã thấy cảnh vệ đứng ở cổng như chờ sẵn. Khi chiếc xe Camy lăn bánh trên con đường sỏi vào đỗ dưới bóng cây cổ thụ trong sân, đã thấy một anh vận quân phục đeo non đại tá từ trong nhà khách bước ra. Tôi đoán là đại tá Phạm Chí Nhân. Anh bắt tay từng người và mời chúng tôi lên thẳng phòng khách của Đại tướng ở trên biệt thự. Khác với điều tôi nghĩ, phòng khách của Đại tướng phải to rộng, khang trang lắm, nhưng không, căn phòng chỉ rộng chừng hơn hai mươi mét vuông, kê một cái bàn dài và mỗi bên ba cái ghế tựa, phía đầu là một ghế dài ba người ngồi thì rộng, bốn người ngồi thì chật, và đằng sau, sát tường là cái kệ, trên để bức tượng Đại tướng mặc quân phục mùa hè đứng trầm ngâm nhìn về phía trước, còn trên nữa là bức tranh Bác Hồ ngồi đọc sách. Bài trí căn phòng đơn giản nhưng trang trọng và lịch sự. Sau khi đại tá Phạm Chí Nhân mời chúng tôi ngồi và dùng nước, thì phu nhân Đại tướng, bà Đặng Thị Bích Hà, từ phòng trong đi ra chào chúng tôi và tỏ ý cáo lỗi, vì Đại tướng đang dở thay quần áo. Nhưng chỉ dăm phút sau, Đại tướng bước ra trong bộ quần áo com-lê màu sáng và chiếc ca-vát màu vàng nhạt. Đại tướng nói vui, vận thế này tiếp các nhà báo mới hợp, rồi tươi cười bắt tay từng người, rồi ngồi xuống chiếc ghế dài ở đầu bàn, bên cạnh là Phu nhân Đại tướng. Nhà báo Kin Toàn, Tổng biên tập Báo Hải Phòng, sau khi trao tận tay Đại tướng bó hoa mang từ thành phố Cảng lên chúc mừng Đại tướng thượng thọ 90, đã trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Đại tướng đối với Báo Hải Phòng. Tuy bận nhiều công việc, nhưng Đại tướng vẫn thường xuyên theo dõi Báo Hải Phòng, nhất là những cuộc triển lãm và hội báo Xuân, Đại tướng có dịp đến là đều dành thời gian dừng lại lâu ở gian trưng bày Báo Hải Phòng và cho những ý kiến quý báu.
 
 
 
Nhà văn - nhà báo Cao Năm ngoài cùng bên phải tại nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
        Sau khi vui vẻ nhận bó hoa chúc mừng và chuyển cho chị Thu Hà, người giúp việc, cũng quê ở Hải Phòng, bảo cắm ngay vào bình; Đại tướng quay lại trìu mến nhìn một lượt mấy anh em chúng tôi, rồi bằng giọng sôi nổi, Đại tướng như đưa chúng tôi trở lại một thời kỳ làm báo năng động, nhiệt tình của nhà báo cự phách Võ Nguyên Giáp. Đại tướng kể, khi mới học viết báo, ông có cái may là được vào làm ở báo Tiếng dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, được viết nhiều thể loại, nhiều đề tài nên sau này được giao viết bài về loại nào, vấn đề gì cũng không thấy bỡ ngỡ. Thời kỳ Mặt trận dân chủ, báo Hồn trẻ, do Võ Nguyên Giáp khởi xướng, tuy chỉ ra mắt bạn đọc được ít lâu, nhưng đã có tiếng nói mở đầu cho thời kỳ báo chí công khai của Mặt trận. Sau này, vì bị kiểm duyệt phiền phức, nên phải chuyển sang viết và ra báo tiếng Pháp, Le Travail (Lao Động). Nói chung, làm báo hồi ấy rất khó khăn và phiền phức, chứ không thuận lợi như bây giờ. Ngay thời kỳ ông từ nước ngoài về ở với Bác tại căn cứ địa Cao Bằng, được Bác giao viết bài cho báo Việt Nam độc lập (gọi tắt là Việt lập), cũng là thời kỳ thử thách và rèn luyện ngòi bút xông xáo, ngắn gọn, sắc bén của nhà báo Võ Nguyên Giáp sau này. Mỗi câu chuyện, Đại tướng như nhắc nhở chúng tôi sống hết mình với nghề báo, nắm chắc vấn đề thể hiện trong bài, vì người đọc, vì yêu cầu cách mạng mà viết, viết sao để ai đọc cũng hiểu. Sau câu chuyện về báo chí, Đại tướng quay lại bảo người giúp việc lấy giấy bút ra đây. Và khi giấy bút được mang ra, Đại tướng đặt ngay lên bàn nước và cúi xuống viết. Chỉ dăm bảy phút sau, Đại tướng ngẩng lên, bảo, đọc mọi người nghe nhá, rồi Đại tướng chậm rãi đọc: “Với tư cách là đồng nghiệp, chân thành cảm ơn đ/c Kim Toàn, Tổng biên tập Báo Hải Phòng, các đ/c trong Tòa soạn đã chúc thọ tôi và thăm gia đình. Nhờ các đ/c gửi đến các cộng tác viên và hội viên Hội nhà báo những lời chúc tốt đẹp nhất; nhờ chuyển đến gia đình và các cháu những tình cảm thân thiết của tôi. Hà Nội, mùa Thu Tháng Tám năm 2001. Võ Nguyên Giáp”. Đoạn, Đại tướng ngẩng lên nở nụ cười tươi, hỏi: “Mọi người thấy tôi viết thế đã đủ chưa?”. Mấy anh em chúng tôi chỉ biết dạ ran; nhưng Phu nhân Đại tướng đã lên tiếng: “Sao đã “mùa thu” lại còn “Tháng Tám?”. Đại tưởng mỉm cười, bảo: “Nói Mùa Thu, nhưng là Tháng Tám thì mới có ý nghĩa, chứ mùa thu chung chung thì có ý nghĩa gì”. Chúng tôi một lần nữa thầm khâm phục Đại tướng, ở cái tuổi 90 vẫn còn minh mẫn, và thâm thúy.
Sau lần gặp ấy được 5 năm, đầu tháng 12/2005, chuẩn bị bước vào năm 2006 kỷ niệm 60 năm Hải Phòng vinh dự thay mặt cả nước đón Bác Hồ về nước, sau 4 tháng 20 ngày Bác thăm Pháp, theo lời mời của chính phủ Pháp, tôi lại được Tổng biên tập Báo Hải Phòng giao cho liên hệ với cộng tác viên trên Hà Nội để giúp đăng ký vào thăm và chúc Tết (dương lịch) Đại tướng. Lần này thì tôi nghĩ ngay đến nhà báo Đỗ Khánh Toàn, khi ấy đang là Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo của Hội Nhà báo Việt Nam, cũng là một cộng tác viên thân thiết của Báo Hải Phòng, lại cùng quê Tiên Lãng với tôi, anh nguyên là trưởng ban biên tập phát thanh quân đội, nên với Văn phòng Đại tướng cũng là chỗ gần gũi. Quả nhiên chỉ mấy ngày sau, Đỗ Khánh Toàn điện cho tôi, chiều ngày 13/12/2005, Đại tướng tiếp đoàn Báo Hải Phòng, từ 14 giờ 30 đến 15 giờ. Đúng là Đại tướng luôn ưu ái nhà báo Hải Phòng, lần nào lên cũng dành cho tới nửa tiếng đồng hồ. Vẫn như lần trước, chúng tôi đến nhà riêng Đại tướng ở đường Hoàng Diệu sớm hơn giờ hẹn, đã thấy cổng mở và trong sân đại tá Nguyễn Văn Huyên, người giúp việc Đại tướng, đứng chờ dưới gốc cây. Sau cái bắt tay và lời chào hỏi, ông dẫn chúng tôi vào phòng khách nhà dưới, nhưng ngồi chưa nóng chỗ, đã có sĩ quan xuống nói mời đoàn Báo Hải Phòng lên phòng khách trên nhà.
Vẫn phòng khách Đại tướng tiếp chúng tôi lần trước, nhưng lần này chúng tôi vừa bước vào, thì Đại tướng trong bộ quân phục trên vai đeo quân hàm, ve áo gắn non và trên ngực lấp lánh huân chương đĩnh đạc từ phòng trong bước ra, đi sau là phu nhân Đặng Thị Bích Hà. Đại tá Nguyễn Văn Huyên đứng lên định giới thiệu, nhưng Đại tướng đưa tay ra hiệu ngồi xuống, rồi nói, các anh ở Báo Hải Phòng, biết cả rồi. Phu nhân Đại tướng chỉ vào nữ nhà báo Tô Bích Hạnh, định giới thiệu, nhưng Đại tướng liền bảo nhớ ra rồi. Thì ra Tô Bích Hạnh là cháu gọi Đại tướng Hoàng Văn Thái là bác, quê Cao Bằng, hồi nhỏ đã có thời gian ở với gia đình Tướng Thái, hàng xóm của gia đình Tướng Giáp. Rồi Đại tướng hỏi Tô Bích Hạnh một câu bằng tiếng Tày: “Nhằng tắc phối Tày bấu?” (Còn biết nói tiếng Tay không?). Rồi lại bảo: “Bác rất nhớ khẩu lam (cơm lam) Cao Bằng”. Bao nhiêu năm xa Cao Bằng, xa Việt Bắc, nhưng Đại tướng vẫn nhớ tiếng nói, tập quán người miền núi. Từ đó, câu chuyện giữa Đại tướng và anh em ở Báo Hải Phòng trở nên thân tình, ấm cúng và gần gũi. Sau khi trao bó hoa tận tay Đại tướng, nhà báo Nguyễn Quân, Tổng biên tập Báo Hải Phòng, thay mặt Đảng ủy, Ban biên tập và cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo, nhân dịp sắp bước sang năm mới 2006, kính chúc Đại tướng và Phu nhân mạnh khỏe, trường thọ. Đại tướng và Phu nhân vui mừng cảm ơn đại diện cơ quan Báo đã lên thăm, chúc Tết gia đình và tỏ ý mong Báo Hải Phòng phát huy truyền thống báo chí cách mạng, làm cho tờ báo hay hơn nữa, đến với bạn đọc nhiều hơn nữa. Rồi Đại tướng thân tình nói, nhân có các nhà báo Hải Phòng lên, tôi kể chuyện hồi tôi làm báo Việt nam độc lập đã học được ở Bác Hồ rất nhiều. Vì mçi khi viÕt xong mét bµi, mét mÈu tin, B¸c Hå th­êng ®­a cho chóng t«i xem, chç nµo chóng t«i ch­a hiÓu th× B¸c söa l¹i, cã khi söa ®Õn hai, ba lÇn. B¸c hay lÊy nh÷ng viÖc lµm, nh÷ng nÐt sinh ho¹t cña nh©n d©n ®Þa ph­¬ng ®Ó viÕt bµi vµ vÏ tranh. Nên tờ báo gần gũi với quần chúng, được nhiều người tìm đọc. Đại tướng nói về kinh nghiệm của mình qua những năm được làm báo gần Bác, nhưng thực ra là để nhắc nhở chúng tôi về cách viết, cách lấy tài liệu để viết bài. Quả là chỉ bằng cử chỉ, lời nói nhưng Đại tướng đã để lại trong chúng tôi những suy nghĩ, những bài học bổ ích về cách sống, cách tiếp cận thực tế và cách hành nghề báo chí thế nào cho đúng, trúng, hay, hấp dẫn người đọc.
Hai lần được được cùng lãnh đạo và nhân viên báo Hải Phòng đến nhà riêng thăm và chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về một con người, một nhân cách bậc thầy của làng báo chí cách mạng nước ta./.   

CN