/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

TÔ NGỌC THẠCH

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491 - 1586)

Rồi trong cuốn Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, NXB Thông tấn năm 2007 ghi quê bà ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Hạ Hồng là chưa chính xác, mà là phủ Nam Sách mới đúng...
Chuyện thật như đùa:
TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491 - 1586)
.
       Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ngày 06 tháng 04 năm Hồng Đức thứ 22 (1491) đời vua Lê Thánh Tông và mất ngày 28 tháng 11 năm Diên Thành thứ 8 (1586), tức ông sinh ngày 13 tháng 05 năm 1491 và mất ngày 17 tháng giêng năm 1586, thọ 95 tuổi, tại ấp Trình Tuyền, trang Úm Mạt (Mét), huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương, nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh bảo, thành phố Hải Phòng. Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử, được coi là bậc đại thụ, bao trùm suốt thế kỷ thứ XVI của văn hóa Việt Nam.
      Song đến 99,999% các sách, tài liệu đã xuất bản từ năm 1945 trở lại đây, hay tượng chân dung của cụ Trạng… đều ghi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) mà nhiều tác giả là Viện sỹ, GS.TS, PGS, TS, còn dạng cử nhân sử ta không thèm chấp…thế mới lạ chứ.
       Quá trình nghiên cứu về cụ Trạng chúng tôi thấy ngày sinh của cụ Trạng trùng với ngày giải phóng Hải Phòng, đó là niềm vinh dự đối với nhân nhân thành phố Cảng. Còn các sách báo, kể cả các trang mạng đều ghi Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là hoàn toàn chưa chính xác, hoặc ghi ông người làng Cổ Am cũng chưa đúng vì trang Úm Mạt (tên Nôm là Mét), vào khoảng thập niên 50, 60 thế kỷ XVI Trung Am được tách ra thành một địa giới hành chính và phần còn lại của trang Úm Mạt thành Cổ Am.
       Hiện nay có một số bia đá, biển hiệu,… được đặt ở trong khu tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn một số chi tiết ghi chưa chính xác như: Phụ thân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà giáo (thày đồ) Nguyễn Văn Định* (1470 -?), hiệu là Cù Xuyên tiên sinh, năm 1553 được vua Mạc Tuyên Tông truy phong ấm** chức Thái Bảo Nghiêm Quận công và tước hầu. Thân mẫu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là bà Nhữ Thị Thục (1464 – 1549)*, năm 1553 được vua Mạc Tuyên Tông truy phong ấm Thái Phu nhân (ba bà vợ của ông được phong ấm Phu nhân). Trong khi đó nhiều tấm biển đề: Ông Nguyễn Văn Định được vua Lê phong tước Thái Bảo Nghiêm Quận công và Phu nhân Nhữ Thị Thục là chưa đúng.

Có thể là hình ảnh về đang đứng và ngoài trời

       Còn một chi tiết nữa nhiều tác giả từ xưa tới nay đều “Ăn ốc nói mò” về phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bà Nhữ Thị Thục, khi đã ngoài ba mươi tuổi mới tìm được ý trung nhân là ông Nguyễn Văn Định. Trước đây tuổi thọ trung bình của người dân Đại Việt thấp (khoảng 40 tuổi) và “gái thập tam, nam thập lục” là đã chọn vợ gả chồng, ai đến tuổi 20 mà chưa có chồng là ế rồi, nên bà Nhữ Thị Thục cho là muộn mằn khi lấy ông Nguyễn Văn Định đã sang tuổi 27.
       Rồi trong cuốn Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, NXB Thông tấn năm 2007 ghi quê bà ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Hạ Hồng là chưa chính xác, mà là phủ Nam Sách mới đúng và còn nhiều điều nữa cần phải chỉnh sửa?
     GHI CHÚ:
(*) Chúng tôi mới phát hiện thấy năm sinh, năm mất của phụ mẫu và thân mẫu cụ Trạng
(**) phong ấm là chế độ phong tước hiệu danh dự và ban cấp đặc quyền cho gia đình, họ hàng của các quý tộc và quan lại cao cấp thời phong kiến. Giống như nay phong Bà mẹ Việt Nam anh hung, mặc dù bà mẹ đó chưa tham gia lực lượng vũ trang một ngày.
.
NGỌC TÔ