/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

TÔ NGỌC THẠCH

TRẠNG NGUYÊN THỜI PHONG KIẾN

Trạng nguyên (狀元) là một danh hiệu thuộc học vị Tiến sỹ của người đỗ thứ hạng cao nhất trong các kỳ thi Đình thời phong kiến

TRẠNG NGUYÊN THỜI PHONG KIẾN 

.

       Trạng nguyên (狀元) là một danh hiệu thuộc học vị Tiến s của người đỗ thứ hạng cao nhất trong các kỳ thi Đình thời phong kiến ở Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên (Cao Ly). Một số tài liệu xuất bản tại Việt Nam, cũng như Bách khoa toàn thư trên internet ghi: 狀元 (tên Nôm) là chưa có sức thuyết phục, vì hai từ này là tên Hán Việt có từ Trung Quốc, xuất hiện trước Việt Nam 624 năm (Trạng nguyên đầu tiên của Trung Quốc là Tôn Phục Già năm 622, còn của Đại Việt là Nguyễn Quan Quang năm 1246). Những người đỗ Trạng nguyên nói chung và đỗ Tiến sỹ nói chung đều phải vượt qua 3 kỳ thi: Hương, Hội và Đình. Ngoài ra, Trạng nguyên cũng là một c hiu trong triều đình phong kiến Việt Nam, tương tự như cố vấn cấp cao nhất của các Hoàng đế Đi Vit.

      Phải đến khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1246) đời vua Trần Thái Tông mới đặt ra định chế Tam khôi (3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng Nhãn và Thám hoa), thì mới có danh hiệu Trạng nguyên. Đến thời Nguyễn không lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa, mà danh hiệu cao nhất dưới thời Nguyễn là Đình nguyên. Các kỳ thi Đình không nhất thiết năm nào cũng có Trạng nguyên, mà một số kỳ thi Đình từ năm Thái Ninh thứ 4 (1075) thời Lý đến hết năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) thời Lê trung hưng, triều đình không lấy danh hiệu Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), hay cả Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn), thậm chí không lấy cả Tam khôi. Còn Trạng nguyên cuối cùng của Đại Việt là nho sinh Trịnh Tuệ, đỗ khoa Bính Thìn (1736) đời vua Lê Ý Tông thời Lê trung hưng.

      Danh hiệu đầy đủ của vị đỗ đầu khoa thi Đình là Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh, viết tắt là Trạng nguyên. Vì vậy trong các văn bản chính thống hay bia đá… người ta thường ghi danh hiệu đầy đủ là Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh. Còn trong các văn bản không chính thống, thường ghi tắt là Trạng nguyên.

      Gần đây có một vài tác giả ở Hải Phòng nêu ý kiến đăng lên báo chí hẳn hoi, cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh là chưa đầy đủ, mà phải là đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh. Và tác giả trên còn khảng định Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là Trạng nguyên là chưa có sức thuyết phục.

      Chúng tôi tìm trong tập “Công dư tiệp ký” của Tiến sỹ Nho học khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) Vũ Phương Đề đời vua Lê Ý Tông, khi viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả cũng dùng từ Trạng nguyên.

Nguyên văn chữ Hán (Vũ Hoàng):
       狀元程國公記公字秉謙道號白雲居士永賴中庵人也先世皆有隱德…
        Phiên âm Hán Việt (Vũ Hoàng):

Trạng nguyên Trình Quốc công ký
Công tự Bỉnh Khiêm đạo hiệu Bạch Vân cư sĩ, Vĩnh Lại, 
Trung Am nhân dã. Tiên thế giai hữu ân đức…
Dịch nghĩa (Vũ Hoàng):
Ghi chép về Trạng nguyên Trình Quốc công
Trạng nguyên Trình Quốc công tự Bỉnh Khiêm, đạo hiệu là Bạch Vân cư sỹ, người xã Trung Am, huyện Vĩnh Lại, gia tiên của ông đều tích nhiều ân đức…

        Từ năm 1075 đến hết năm 1919 triều đình phong kiến Việt Nam đã tổ chức 185 lần kỳ thi Đại khoa và chọn ra được gần 3.000 nhà khoa bảng, trong đó có 56 người đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Trong số 56 Trạng nguyên trên, có 4 vị thời nhà Lý là Lê Văn Thịnh, Mạc Hiển Tích, Bùi Quốc Khái, Nguyễn Công Bình và 2 vị thời nhà Trần là Trương Hanh và Lưu Miễn vẫn được coi là Trạng nguyên, mặc dù tới khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1246) đời vua Trần Thái Tông mới đặt ra định chế Tam khôi. Có tài liệu ghi khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 17 (1247) đời vua Trần Thái Tông mới đặt ra định chế Tam khôi vì ngay trong danh sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” Nhà Xuất bản Văn học năm 2006, cũng không thấy khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1246).

       Có thể nói 56 Trạng nguyên của Đại Việt là những “vì sao sáng nhất” được trải dài gần một thiên niên kỷ. Sau đây là số liệu thống kê “Danh sách Trạng nguyên” của các tỉnh, thành trong cả nước:

         1-  Bắc Ninh có 16 Trạng nguyên

         2- Hải Dương có 12 Trạng nguyên

         3- Hà Nội (cả Hà Tây) có 7 Trạng nguyên

         4- Nam Định có 5 Trạng nguyên

         5- Hải Phòng có 3 Trạng nguyên (Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn và Nguyễn Bỉnh Khiêm)

         6- Hưng Yên có 3 Trạng nguyên

         7- Thái Bình có 2 Trạng nguyên

         8- Thanh Hóa có 2 Trạng nguyên

         9- Bắc Giang có 1 Trạng nguyên

   10- Vĩnh Phúc có 1 Trạng nguyên

        11- Phú Thọ có 1 Trạng nguyên

        12- Nghệ An có 1 Trạng nguyên

        13- Quảng Bình có 1 Trạng nguyên

   Nhà khoa bảng Lưu Miễn (? - ?) đỗ Đệ nhất giáp khoa thi Thái học sinh năm Kỷ Hợi niên hiệu Thiên ứng Chính Bình 8 (1239) đời Trần Thái Tông (chưa rõ quê quán). Sử ghi khoa này lấy đỗ Đệ nhất giáp 2 vị là Lưu Miễn và Vương Giát; Đệ nhị giáp là Vương Thế Lộc. Lưu Miễn làm quan tại triều, tước Minh Tự. Mùa thu năm Canh Tuất (1250) thuyên bổ làm An phủ sứ phủ lộ, sau thăng đến Tả Tư Mã.

  • Bộ sách Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục (LTĐK) bản A.2752 không ghi quê quán; Bản VHv.640 có dòng ghi thêm: “Hoằng Hóa Vĩnh Trị nhân, Diễm chi huynh, Thành chi viễn tổ”, cần phải khảo cứu thêm?

NGỌC TÔ