/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

TÔ NGỌC THẠCH

QUẢNG CHÂU MỘT CHIỀU THÁNG 4

Mỗi khi về thăm quê “Làng chạm bạc” Đồng Xâm, chúng tôi lại có dịp ghé thăm đền Triệu Vũ Đế, được gặp Trưởng Ban quản lý khu di tích

QUẢNG CHÂU MỘT CHIỀU THÁNG 4


        Mỗi khi về thăm quê “Làng chạm bạc” Đồng Xâm, chúng tôi lại có dịp ghé thăm đền Triệu Vũ Đế, được gặp Trưởng Ban quản lý khu di tích, một người đàn ông nhỏ nhắn, đã luống tuổi, thông thạo chữ nho, khá nhanh nhẹn và đặc biệt hiểu biết về lịch sử cổ Việt Nam. Với chất giọng sang sảng, mộc mạc, ông giải thích cặn kẽ về thành phố “Ngũ dương”, tức Quảng Châu ngày nay, rồi  việc hình thành và xây dựng khu đền ra sao… Tôi có hỏi về công lao của Nhà nước Việt cổ, ông vanh vách kể cho mọi người nghe: Vua Triệu Đà, quê ở Hà Bắc, Trung Quốc sinh năm 258 TCN và được Vua Tần phái sang nước Nam năm 228 TCN khi vừa tròn 30 tuổi. Tại Giao Chỉ, Triệu Đà kết hôn với một người con gái Việt tên là Trình Thị, người thôn Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Vợ chồng nhà Vua sinh ra Trọng Thủy. Sau đó Trọng Thủy kết duyên với Mỵ Châu, con gái An Dương Vương, sinh ra Triệu Hồ, sau được truyền ngôi làm vua Nam Việt vào năm 137 TCN. Trong suốt 14 năm sống trên đất Việt và 70 năm làm Vua Nam Việt, Triệu Đà bị văn hóa Việt đồng hóa, đó cũng là thành tích lớn của Triệu Đà về việc bảo vệ giữ gìn nền văn hóa Việt cổ… Hàng năm cứ đến ngày mồng 1 tháng 4 là hội làng Đồng Xâm lại mở, nhân dân trong vùng và du khách thập phương lại nô nức về đây tham gia nhiều trò chơi dân gian về những hoạt động văn hóa đặc sắc của lễ hội cho đến hết ngày mồng 3 như hát ca trù, hát chèo, rước thánh sư, tế lễ, đua thuyền trên sông Vông…
        Năm nay vào một ngày trung tuần tháng 4, sắp diễn ra lễ hội Đồng Xâm, chúng tôi lại sang Thủ đô của Nam Việt cổ, đó là thủ phủ Quảng Châu bằng đường hàng không Vietnam Arilines. Thời tiết đã sang hè, nhưng những đám mây xám còn lưu luyến trên bầu trời mảnh đất giàu tiềm năng này. Tôi không nhớ hết đã bao lần mình qua Quảng Châu, cái tên thành phố “Ngũ dương” đã ăn sâu vào tâm trí /Nhà cao tầng chất ngất chiều thu. Bao đổi thay trong cõi mơ hồ. Đường cao tốc xếp chồng san sát…/ Ngạn ngữ Trung Quốc có một câu: Muốn lấy vợ đẹp thì đến Tô Châu, muốn uống rượu ngon thì đến Quý Châu, muốn mặc áo đẹp thì đến Hàng Châu, muốn ăn ngon thì đến Quảng Châu, muốn có quan tài đẹp thì đến Liễu Châu…” 

Đoàn đang ra khỏi sân bay Quốc tế Bạch Vân, Quảng Châu về thành phố

.

Cảnh về đêm tại Quảng Châu

.
        Thực sự khi người dân Trung Quốc đến Quảng Châu họ được thưởng thức các món ăn đặc biệt về hải sản, giá cả dễ chịu, chất lượng hảo hạng. Quảng Châu là thành phố lớn thứ 3 của quốc gia đông dân nhất thế giới, cũng là thủ phủ của tỉnh đông dân nhất thế giới (trên 110 triệu dân) và Quảng Châu ngày nay có thể tự hào với bạn bè năm châu bốn biển về tốc độ phát triển GDP, cơ sở hạ tầng xây dựng, danh lam thắng cảnh… Người dân Quảng Đông có thể tự hào về bản thân quê hương mình có nhiều cái nhất thế giới: Tỉnh đông dân nhất thế giới, tháp truyền hình cao nhất thế giới, người nhập cư từ các tỉnh khác nhiều nhất, Hội chợ hàng xuất nhập khẩu quy mô hoành tráng và tổ chức thường niên mỗi năm 2 kỳ nhất thế giới, giá cả hàng hóa tiêu dùng rẻ nhất thế giới…
    Thời tiết tại nơi đây tương đối oi bức, nhiệt độ ban chiều trên 30 độ C nhưng cũng dễ chịu. Những người mới đến đây lần đầu không khỏi những ngạc nhiên vì cơ sở hạ tầng giao thông, sự phát triển đô thị, kiểu cách kiến trúc của Quảng Châu, một thành phố mở trong thời kỳ hội nhập.

T.A