VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
TÔ NGỌC THẠCH
QUÁ TRÌNH THI CÔNG SÔNG CHANH DƯƠNG - VĨNH BẢO
Như vậy, quá trình thực hiện dự án về sông đào Chanh Dương được trải dài thành ba giai đoạn theo thiết kế của Tướng công Đào Trọng Kỳ.QUÁ TRÌNH THI CÔNG SÔNG CHANH DƯƠNG - VĨNH BẢO
.
Từ xa xưa, miền đất lục tổng khu dưới huyện Vĩnh Bảo thường bị xâm nhập mặn. Người dân muốn có nước ngọt để phục vụ cho việc sinh hoạt thường ngày, chứ đừng nói là phục vụ cho trồng trọt hay chăn nuôi gia súc. Từ trang 785 đến trang 796 sách “Hải Phòng – Những trầm tích thời gian” Nhà Xuất bản Hội Nhà văn năm 2023 đã thể hiện cơ bản việc đào sông Tranh Dương do Tổng đốc Đào Trọng Kỳ là nhà thiết kế, đồng thời là Tổng Chỉ huy dự án. Theo bản đồ huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương do Pháp in năm 1947 – 1949, thì làng Tranh Chử, tổng Oai Nỗ. Tới năm 1949 vẫn còn tên là Tranh Chử, do tật nói ngọng hay Nôm hóa hoặc do động từ “tranh” là tranh giành, nên sau này Tranh Chử đổi thành Chanh Chử. Lúc đầu chúng tôi tưởng con sông Chanh Dương dài 23 ki-lô-mét từ làng Chanh Chử đến hết làng Dương Am được đào mới một lần từ năm 1901 đến hết năm 1904.
.
Bản đồ Hành chính huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương năm 1909
.
Bản đồ Hành chính huyện Vĩnh Bảo năm 1909
Tháng trước khi viết về các bến đò và sông ngòi huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Thật may mắn chúng tôi có được bản đồ huyện Vĩnh Bảo trong tỉnh Hải Dương và trong tỉnh Thái Bình do người Pháp in vào năm 1909. Theo hai bản đồ trên, thì sông Chanh Dương mới có từ sông Hóa làng Dương Am ngược lên tới làng Nhân Mục, tổng Kê Sơn, tức khu vực cầu Mục ngày nay và nối vào kênh Tranh (Chanh) Giếc. Còn vị trí của kênh Tranh Giếc này, thượng lưu nối vào sông Luộc từ làng Đông Lôi, tổng Viên Lang vòng xuống làng Hà Phương, rồi vòng qua làng Cung Chúc vòng ra làng Áng Dương, Áng Ngoại rồi tới làng Kênh Hữu và vòng về làng Nhân Mục nối vào sông Tranh (Chanh) Dương. Còn một nhánh nữa mang tên sông Con từ sông Luộc, làng An Bồ lòng vòng qua tổng Viên Lang qua làng Tấm Thượng rồi nối vào sông Tranh Dương, trong đó một nhánh nối ra sông Thái Bình ở cánh đồng làng Lễ Hợp, tổng Hu Trì.
Như vậy ta có thể khảng định đoạn sông phía Bắc nối từ khu vưc cầu Liễn Thâm tới cầu làng Chanh Chử và rẽ trái ra cống Đồng Lọc nằm ở vị trí thượng lưu sông Hóa được làm vào thời gian sau năm 1909. Lúc đào đến làng Tranh Chử thì rẽ trái ăn ra cống Đồng Lọc, nằm ở thượng lưu sông Hóa.
Còn đoạn thứ ba từ khu vực cầu làng Chanh Chử thẳng tới sông Luộc được làm vào năm 1965. Về sau đoạn nối liền kênh Chanh Giếc với sông Con ở khu vực làng Tấm (Tẩm) Thượng xã Việt Tiến và đoạn nối liền sông Con ra sông Thái Bình ở khúc làng An Ninh xã Vĩnh An đều làm sau năm 1909. Hay đoạn nối từ kênh Chanh Giếc làng Liễn Thâm từ làng Áng Ngoại qua Trường Cấp III Vĩnh Bảo ra đường 10 nối vào kênh Chanh Giếc được làm vào năm 1961 – 1962.
Như vậy, quá trình thực hiện dự án về sông đào Chanh Dương được trải dài thành ba giai đoạn theo thiết kế của Tướng công Đào Trọng Kỳ.
NGỌC TÔ
Các tin khác
-
SẮC PHONG CHO THỔ THẦN LẠI BIẾN THÀNH NHÂN THẦN TRẦN QUỐC BẢO
-
PHU NHÂN CỤ TỔ HỌ TÔ NỘI TẠ - VĨNH BẢO
-
VĨNH BẢO ĐÒ ƠI!
-
CÁI TÊN A SÀO – THÁI BÌNH CÓ TỪ BAO GIỜ
-
DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA BẢNG QUÊ HUYỆN AN DƯƠNG
-
NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG VỚI CÁCH ĐẶT TÊN THẬT KỲ LẠ
-
NHỮNG SỸ TỬ CAO TUỔI NHẤT TRONG LỊCH SỬ KHOA BẢNG THỜI PHONG KIẾN VIỆT NAM
-
THƯỢNG THƯ – HẢI QUẬN CÔNG – TS. PHẠM ĐÌNH TRỌNG
-
NGUỒN GỐC SÔNG ĐA ĐỘ Ở HẢI PHÒNG
-
CÁT BI - HẢI PHÒNG CÓ TỪ BAO GIỜ?