VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
TÔ NGỌC THẠCH
NHỮNG SỸ TỬ CAO TUỔI NHẤT TRONG LỊCH SỬ KHOA BẢNG THỜI PHONG KIẾN VIỆT NAM
Trong suốt chiều dài lịch sử về thi cử để chọn ra các nhà khoa bảng của triều đại phong kiến Việt Nam với 855 năm (1075 – 1919),...NHỮNG SỸ TỬ CAO TUỔI NHẤT TRONG LỊCH SỬ KHOA BẢNG THỜI PHONG KIẾN VIỆT NAM
.
Trong suốt chiều dài lịch sử về thi cử để chọn ra các nhà khoa bảng của triều đại phong kiến Việt Nam với 855 năm (1075 – 1919), chúng tôi thấy ở rất nhiều sách đã xuất bản thời nay ghi: Người đỗ Tiến sỹ Nho học cao tuổi nhất là Nguyễn Bình, đỗ niên hiệu Vĩnh Tộ 10 (1628) đời vua Lê Thần Tông khi đã 87 tuổi. Ông sinh năm 1541, người xã Bồng Lai, tổng Bồng Lai, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (sau này là Quế Võ, Bắc Ninh). Lúc xem trang 450 sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do PGS. TS Ngô Đức Thọ làm chủ biên cùng hai nhà Hán Nôm nổi tiếng là Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi đồng biên soạn, NXB Văn học năm 2006 ghi:
“Nguyễn Bình (1541 - ?), người xã Bồng Lai, huyện Quế Dương, nay là xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cha của Nguyễn Tài Toàn. 58 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Năm Dương Hòa (1637) được cử làm Phó sứ trong sứ bộ sang nhà Minh. Làm quan tới chức Công bộ Thượng thư, tước Cẩm Quận công, về trí sỹ. Sau khi mất được truy tặng Thiếu bảo”.
Và số thứ tự tiếp theo ghi: “Nguyễn Tài Toàn (1598 - ?), người xã Bồng Lai, huyện Quế Dương, nay là xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 31 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Nhân Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Làm quan tới chức Lại bộ Tả Thị lang”.
Còn trang 294 sách “Các vị Trạng nguyên Bảng nhãn Thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam” NXB Hồng Đức năm 2018 của tác giả Trần Hồng Đức lại ghi: “Nguyễn Bình, quê Bồng Lai, Quế Võ, Bắc Ninh đỗ Đệ nhất giáp năm Đinh Sửu (1577). Làm quan tới chức Tự khanh, tước nam”.
Qua các dữ liệu ở hai tập sách trên, ta thấy cùng một Nho sinh là Nguyễn Bình, mà hai sách ghi đỗ hai kỳ thi Đình riêng biệt cách nhau 51 năm (1577 và 1628) ở hai triều khác nhau (Mạc và Lê Mạt). Rồi vị thì đỗ Đệ tam giáp, làm quan tới chức Công bộ Thượng thư, tước Cẩm Quận công, về trí sỹ. Sau khi mất được truy tặng Thiếu bảo. Còn cũng vị Nho sinh đó lại đỗ Đệ nhất giáp, làm quan với chức khá nhỏ là Tự khanh và chỉ được ban tước nam.
.
Tổng đốc Cao Xuân Dục tại trương fthi (ảnh sưu tầm)
Hay sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do PGS. TS Ngô Đức Thọ làm chủ biên, NXB Văn học năm 2006 ghi: Nho sinh Nguyễn Bình sinh năm 1541, đỗ Tiến sỹ năm 58 tuổi, tại sao lại ghi năm 1628? Nếu đúng phải ghi năm 1599? Rồi có một mâu thuẫn lớn là Nguyễn Bình lúc đỗ Tiến sỹ đã 87 tuổi, tới năm Dương Hòa 3 (1637) thì đã 96 tuổi rồi, lại được cử làm Phó sứ trong sứ bộ sang nhà Minh. Lúc người ta đã 96 tuổi rồi làm gì có đủ sức khỏe để tới Bắc Kinh làm Phó sứ được. Rồi ông làm quan tới chức Công bộ Thượng thư, tước Cẩm Quận công, về trí sỹ. Sau khi mất được truy tặng Thiếu bảo.
Qua dữ liệu trên chúng tôi thấy sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do PGS. TS Ngô Đức Thọ làm chủ biên, NXB Văn học năm 2006 và sách của tác giả Trần Hồng Đức thật mâu thuẫn, chưa có sức thuyết phục. Song thời nay nhiều tác giả đã ghi trong nhiều tư liệu là người đỗ Tiến sỹ Nho học cao tuổi nhất là Nguyễn Bình, đỗ năm 1628 đời vua Lê Thần Tông khi đã 87 tuổi. Đến đây ta có thể khảng định rằng không có Nho sinh nào đỗ Tiến sỹ Nho học khi đã 87 tuổi.
Những nhà văn hóa lẫy lừng
“Bẻ cong ngòi bút” nhói lòng thần dân…?
Còn những vị đỗ Cử nhân năm Canh Tý (1900), niên hiệu Thành Thái thứ 12 tại trường thi Hương liên tỉnh Hà - Nam (tức Hà Nội và Nam Định) tại địa bàn tỉnh Nam Định có tới 90 người đỗ Cử nhân (trường Hà Nội lấy 43 và Nam Định lấy 47 Cử nhân). Sỹ tử cao tuổi nhất khoa thi này (84 tuổi), đồng thời là người cao tuổi nhất trong suốt chiều dài lịch sử khoa bảng Việt Nam thời phong kiến (1075 – 1919). Đó là Cử nhân Vũ Đình Dự, sinh năm 1816 người quê Đông Xuân, Đông Hưng, Thái Bình tại trường thi tại Nam Định.
Trong kỳ thi này có một số Cử nhân sau:
- Phan Đình Hòe (1876 – 1954), người quê xã Địch Lễ, tổng Đồng Phù huyện Thượng Xuyên, phủ Thiên Trường, nay thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Ông là bác ruột của 3 anh em đồng chí Lê Đức Thọ, Đinh Đức Thiện và Mai Chí Thọ.
- Vũ Hoan sinh năm 1864, người xã Linh Đông, tổng An Lạc, huyện Vĩnh Bảo, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Linh Đông, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
- Tô Cúc (tên khác là Tô Nha), sinh năm 1863, người quê xã Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đỗ Cử nhân năm 1900.
- Đào Cần, người làng Cổ Am, tổng Đông Am, huyện Vĩnh Bảo, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, tp. Hải Phòng, đỗ Cử nhân năm 1900 tại trường Hà-Nam.
- Vũ Tuyên (1864 – ?), người quê xã Tây Lạc , huyện Nam Chân, nay thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. đỗ thi Hương năm Canh Tý, niên hiệu Thành Thái thứ 12 (1900) tại trường Hà - Nam năm 37 tuổi.
- Vũ Viết Thiện (1858 – ?), người quê xã Nhân Nhuệ, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. đỗ thi Hương năm Canh Tý, niên hiệu Thành Thái thứ 12 (1900) tại trường Hà - Nam năm 43 tuổi,
Ngoài ra có Cử nhân cao tuổi thứ 2 cùng đỗ Cử nhân khoa năm Canh Tý (1900), niên hiệu Thành Thái thứ 12 tại trường thi Hương tỉnh Nghệ An là người cao tuổi thứ nhì quốc gia trong suốt chiều dài lịch sử khoa bảng Việt Nam thời phong kiến (1075 – 1919). Đó là Cử nhân Đoàn Tử Quang (1818 – 1928) người quê quê ở làng Phụng Đạt, xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nay thuộc xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trong khoa thi này vị đỗ đầu là Cử nhân Phan Bội Châu…
NGỌC TÔ
Các tin khác
-
SẮC PHONG CHO THỔ THẦN LẠI BIẾN THÀNH NHÂN THẦN TRẦN QUỐC BẢO
-
PHU NHÂN CỤ TỔ HỌ TÔ NỘI TẠ - VĨNH BẢO
-
QUÁ TRÌNH THI CÔNG SÔNG CHANH DƯƠNG - VĨNH BẢO
-
VĨNH BẢO ĐÒ ƠI!
-
CÁI TÊN A SÀO – THÁI BÌNH CÓ TỪ BAO GIỜ
-
DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA BẢNG QUÊ HUYỆN AN DƯƠNG
-
NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG VỚI CÁCH ĐẶT TÊN THẬT KỲ LẠ
-
THƯỢNG THƯ – HẢI QUẬN CÔNG – TS. PHẠM ĐÌNH TRỌNG
-
NGUỒN GỐC SÔNG ĐA ĐỘ Ở HẢI PHÒNG
-
CÁT BI - HẢI PHÒNG CÓ TỪ BAO GIỜ?