/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

TÔ NGỌC THẠCH

NHỮNG GIAI THOẠI VỀ DANH Y ĐÀO CÔNG CHÍNH

Và, được người đời tôn vinh: “Đức Thánh thuốc nam, Hội Am – Vĩnh lại”.

NHỮNG GIAI THOẠI VỀ DANH Y ĐÀO CÔNG CHÍNH

.

SỰ TÍCH “GÒ CÁI NGHIÊN CÁI BÚT”

.

       Tương truyền Làng Cõi là đất văn, đất quan… Từ thời Hậu Lê thế kỷ XV - XVI đã có “Thập bát quan tại triều”. Ấy vậy mà lại xảy ra một chuyện lạ. Vào một ngày đẹp trời của thế kỷ XVII, có người làng Cõi đỗ Hương cống khi vinh quy bái tổ đã được tri huyện báo cho lý trưởng làng là phải đón rước long trọng từ xa. Ấy vậy mà xe, kiệu quan tân khoa về tới đầu làng chẳng thấy ai ra đón, kể cả phó lý, trương tuần… Vì lý trưởng nghĩ ông Hương cống trẻ ranh mới 13 tuổi và vị tân khoa cảm thấy rất buồn. Về nhà lễ tổ tiên xong, ông đem bút nghiên ra cánh đồng gần làng cắm xuống đó và thề: Quyết tâm học cao hơn nữa để đậu thi đình thì mới về làng. Sau 10 năm miệt mài đèn sách, đến kỳ thi đình ông đậu Bảng Nhãn…
       Cũng từ đó trước làng Cõi xuất hiện “Gò cái nghiên cái bút”. Đây là di tích liên quan đến truyền thống hiếu học vượt khó của người dân làng Cõi (Hội Am, Cao Minh, Vĩnh Bảo).

       Là một quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước. Số tiền nhà vua ban thưởng cộng với số tiền cả đời dành dụm ông đã mua cho mình 3 mẫu đất hoang hóa cách làng vài ba cây số để làm chốn nương thân lúc về hưu. Đào Công Chính trí sỹ tại đây và mở trường dạy học, trồng thuốc nam, chữa bệnh cho nhân dân khắp vùng. Và, được người đời tôn vinh: “Đức Thánh thuốc nam, Hội Am – Vĩnh lại”.

 @

 

ĐÌNH CUNG CHÚC VỚI 16 LỖ ĐỤC

.


      Đình Cung Chúc mới xd lại 

       Lúc còn nhỏ tôi đã được nghe bà nội kể về giai thoại đình Cung Chúc xã Trung Lập. Thế rồi khi lớn lên, những lần đi qua đây, tận mắt chứng kiến ngôi đình này, tôi càng khâm phục về công trình văn hóa có một không hai này.

       Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XVII, chỗ đất này còn hoang sơ, nhưng cận sông và địa thế rất đẹp. Chiều hôm trước vẫn là bãi đất trống, mà ngay hôm sau đã mọc lên một ngôi đình bằng gỗ, lợp ngói mũi rất hoành tráng.

       Thời ấy có một viên quan quê ở khu dưới (Nam đường 10) làm chức rất to ở triều Lê trung hưng. Thời kỳ hưng thịnh và phật giáo phát triển. Để tỏ lòng thành kính với quê hương huyện nhà, nơi sinh ra, nuôi nấng mình thành người. Ông đã chỉ đạo địa phương tập hợp được rất nhiều thợ giỏi để làm một công trình độc đáo với lối kiến trúc kiểu tứ diện đồng tứ, bốn hướng đều thấy năm gian. Mỗi hạng mục công trình có một lối kiến trúc riêng, tạo nên sự liên hoàn, khép kín và bề thế. Công trình đình Cung Chúc làm hoàn toàn bằng gỗ lim theo kiểu chồng rường - giá chiêng. Tất cả chỉ có 16 lỗ đục nhưng với kiểu khớp mộng và giải pháp kỹ thuật liên kết dọc, ngang tạo cho công trình đẹp ngoạn mục, đặt cách vị trí sông Luộc khoảng gần 200 mét.

       Để minh chứng cho sự ra đời của đình Cung Chúc từ thế kỷ XVII, tấm bia đá niên đại Cảnh Trị thất niên (năm 1669) vẫn là vật chứng không thể chối cãi. Vào thời điểm này cụ Đào Công Chính (Bảng Cõi) đang làm quan trong triều Lê Trịnh và kiểu kiến trúc độc đáo như vậy còn được lưu truyền bằng bốn câu thơ đến tận ngày nay:

“Tiếng đình Cung Chúc quả không sai

Kiến trúc kỳ công đủ vẻ tài,

Mười sáu lỗ đục qua cột cái

Lưu truyền để lại một không hai”.

 

Ngọc Tô (sưu tầm và biên soạn)