/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

TÔ NGỌC THẠCH

CUNG CHÚC CHU DU KÍ

Vì còn phải có công việc khác, chúng tôi xin phép được tạm biệt Cung Chúc, tạm biệt cầu Thùm, tạm biệt hội cá ao đình và nhiều trò chơi dân gian khác tại xứ sở này.
CUNG CHÚC CHU DU KÍ
.
      Sáng 10 tháng 11 Mậu Tuất (16/12/2018), tôi và nhà văn Kim Chuông dọc theo đường 10 về Vĩnh Bảo. Khi qua cầu Quý Cao thì xe rẽ trái qua xã Dũng Tiến để ra đê sông Luộc về đình Cung Chúc, thuộc xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Tới nơi tôi mới gọi cho ông trưởng họ Vũ là Vũ Văn Xịnh? Bên kia đầu dây Xịnh nói:
- Tôi gần tới nơi rồi.
- Chúng tôi đợi. Tôi trả lời.
      Được Ban Quản lý đình Cung Chúc mời uống nước, chưa kịp uống xong chén trà thì Xịnh đã có mặt. Đã lâu ngày anh em tôi không gặp nhau, nhưng vì còn có việc khác nên chúng tôi vào ngay câu chuyện. Tôi có nói với Xịnh và Ban Quản lý đình Cung Chúc:
- Khi đi tìm hiểu và viết về danh y Đào Công Chính, thì trưởng họ Đào ở Hội Am, xã Cao Minh có nói là đình này có công lớn của cụ Bảng Cõi (Đào Công Chính) khi cụ làm quan trong triều Lê trung hưng. Xịnh mang sổ ra ghi địa chỉ và số điện thoại để liên lạc và dẫn chúng tôi ra tấm bia đá (Hậu thần bia ký) một bia tạo năm Cảnh Trị thất niên (1669), một bia khắc năm Cảnh Hưng thứ 37 (1776). Cả hai bia đều có khung diềm chạm các hình cúc mãn khai, cánh sen, hoa dây, đao lửa, vân tản. Trán bia trạm nổi “lưỡng long chầu nguyệt”. 
Tôi có nói:
- Ngày khánh thành đình làng mình chắc chắn là vào ngày này năm xưa. Còn thời gian thì chí ít cũng vào đầu thế kỷ XVII (tức khoảng 350 năm), chứ không phải như nhiều người viết gần 300 năm. Giá trị nhất vẫn là hai tấm bia cũ này và 18 sắc phong mà địa phương còn lưu giữ.
.

Tấm bia đá khắc vào năm 1669 thời Hậu lê
.

Từ phải qua là thi sỹ Kim Chuông, Ngọc Tô và cháu Thành Đạt
.

Mô hình đình Cung Chúc cũ (thời bao cấp)
.

Nhà thơ Kim Chuông (trái) và trưởng họ Vũ - Vũ Văn Xịnh 
       Ngay sau đó chúng tôi được Ban Quản lý dẫn xuống nhà dưới để thăm quan mô hình đình Cung Chúc với 16 lỗ đục, 4 mặt đều 5 gian, một công trình kiến trúc độc đáo trên thế gian này. Tôi không khỏi bỡ ngỡ công trình mới bởi 3 hàng gạch dưới cùng là gạch cũ của đình và 18 sắc phong mà địa phương còn giữ được, chủ yếu do triều đình nhà Nguyễn phong. 
      Khi đọc tấm bia đá thứ 3 làm đầu năm 2018, tôi không khỏi giật mình bởi công trình này đã tiêu tốn 23 tỷ VNĐ, nhưng chưa thể hiện được lối kiến trúc trước đây. Tôi có nói với Xịnh:
- Hiện nay có chùa Thầy (Hà Tây cũ) là công trình kiến trúc với 36 lỗ đục, nên các bạn thử liên hệ xem có mối liên quan nào chăng? 
       Vì còn phải có công việc khác, chúng tôi xin phép được tạm biệt Cung Chúc, tạm biệt cầu Thùm, tạm biệt hội cá ao đình và nhiều trò chơi dân gian khác tại xứ sở này.
NGỌC TÔ