/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

TÔ NGỌC THẠCH

BÃI CỌC BẠCH ĐẰNG LÀ BÃI CỌC DÂN SỰ HAY QUÂN SỰ?

Chúng tôi sẽ tiếp tục nêu các minh chứng khác nữa ở các bài sau để độc giả có những cái nhìn khách quan hơn về các khu di tích lịch sử có cọc gỗ?...

BÃI CỌC BẠCH ĐẰNG LÀ BÃI CỌC DÂN SỰ?

.

Kẻ phán bãi cọc Tiền Lê*

Người bảo thời Mạc**, bốn bề mông lung

Kẻ đoán bãi cọc giữa đồng

Thời Trần Hưng Đạo*** bênh bông ngút trời

Mấy nhà khoa học tuyệt vời

Cho rằng bãi cọc vào thời Văn Lang****?

__________

*980 - 1009.

**1527 - 1592

***!230 -1300

****Trước Công nguyên

     Nhiều nhà sử học khi thấy bãi cọc gỗ nào ở khu vực sông Bạch Đằng cũng phán là bãi cọc của vua Ngô Quyền hay của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, hay của vua Mạc… Nhưng thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Ở đây chúng tôi không tranh luận là bãi cọc quân sự nhằm đâm thủng tàu thuyền địch, hay chỉ làm ngăn cản tàu thuyền địch đi vào những chỗ quân ta không mong muốn, mà chúng tôi nêu ra một số chứng cứ để độc giả có góc nhìn khách quan hơn về các bãi cọc trên.

     Ví như trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam nước ta có vô vàn bãi chông, bãi mìn… nhưng sau giải phóng, người dân đã dọn sạch. Vì vậy mỗi lần ông cha ta làm bãi cọc chống giặc xong, khi địch rút, thì chính quyền phong kiến sẽ thuê người nhổ các cọc gỗ kia đi để tàu thuyền của ta qua lại được dễ dàng.

     Trước đây nói thế nào thì người dân cũng đều tin, nhưng nay mà phán nếu không có chứng cứ khoa học, thì chẳng có ai tin đâu. Qua các cọc gỗ tại bên triền Hữu và bên triền Tả sông Bạch Đằng (ranh giới giữa Hải Phòng và Quảng Ninh) có nhiều nhóm khoa học đã vào cuộc xác định niên đại cọc gỗ bằng đồng vị các bon C14. Kết quả này người ta chỉ biết được tuổi của mẫu vật. Ví dụ theo nguồn Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người thì gỗ làm tiểu ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo có tuổi đời 1700 năm (cộng, trừ 70 năm), hay theo nguồn từ GS. TS Tạ Hòa Phương, Chủ tịch Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam thì gỗ làm cọc Cao Quỳ (Thủy Nguyên) được làm C14 tại cơ sở uy tín nhất nước Mỹ có kết quả tuổi đời là 2.270 năm (cộng, trừ 20 năm). Mấy cơ sở khác của Hoa Kỳ cũng cho con số kết quả tương tự.

     Tức là ta chỉ biết được tất cả gỗ làm cọc có tuổi đời là bao nhiêu năm, chứ không thể biết được cọc gỗ đó cắm xuống sông lúc nào? Có một điều cách nay vài trăm năm hay trên 2.000, thì các phương tiện máy móc gia công gỗ chưa có, vì thế các cọc gỗ thường được khai thác từ các cây gỗ có tuổi đời từ 30 năm tuổi đến 100 năm tuổi.

     Các cọc gỗ tồn tại tới ngày nay thường là những loại gỗ nhóm 1, còn các cọc gỗ ở các nhóm khác đã bị mục nát. Ngoài những lý do về chủng loại gỗ, các nhà khoa học còn phải xem cọc gỗ đó sao đít lại bằng phẳng, dưới từng đế cọc một sao lại có tấm đá kê, rồi phân tích lớp đất chân cọc… hay phân tích về vị trí bãi cọc có nằm trong lưu vực tàu thuyền qua lại được hay không… Và còn trăm ngàn lý do khác nữa để đưa ra kết luận bãi cọc này là bãi cọc quân sự hay dân sự.

     Còn để khảng định các cọc gỗ này cắm xuống lòng đất cách nay 500 năm, hay 700 năm hay 1.000 năm thì chỉ nhờ vào kết quả xác định niên đại cọc gỗ bằng đồng vị các bon C14, rồi trừ đi thời gian cây gỗ sinh trưởng (từ 30 đến 100 năm).

     Như vậy độc giả có thể hiểu được các bãi cọc ở bên Quảng Yên (QN) hay bên Thủy Nguyên (HP) thuộc nhóm bãi cọc dân sự hay quân sự, hay vào khoảng thời gian nào rồi? Chúng tôi sẽ tiếp tục nêu các minh chứng khác nữa ở các bài sau để độc giả có những cái nhìn khách quan hơn về các khu di tích lịch sử có cọc gỗ?...

NGỌC TÔ

.

Chú thích ảnh:

 

 

Không có mô tả ảnh.

- Ảnh 1: Đầu cọc cắm xuống đất đều bằng (không nhọn)

 

Có thể là hình ảnh về thực phẩm

- Ảnh 2: Những viên đá dưới chân cọc (đá kê cọc)

.

 

Có thể là hình ảnh về ngoài trời và câyĐá kê ở phần khoanh đỏ đã được lấy ra