/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

TÔ NGỌC THẠCH

“KHU DI TÍCH SÔNG BẠCH ĐẰNG” Ở  HẢI PHÒNG VỚI NHỮNG "HẠT SẠN" 

Mong rằng các cơ quan quản lý văn hóa của trung ương và Hải Phòng cần chỉnh sửa sao không còn những “hạt sạn” nữa.

 “KHU DI TÍCH SÔNG BẠCH ĐẰNG” Ở  HẢI PHÒNG VỚI NHỮNG "HẠT SẠN"

.

       Một công trình đồ sộ, được đầu tư khá tốn kém bên hữu ngạn sông Bạch Đằng ngày trước (nay là sông Đá Bạc) và sông Thải nối từ sông Bạch Đằng ra sông Mỹ (nay là Giá), ranh giới giữa xã Tràng Kênh và xã Gia Đức ngày trước. Ngay từ ngoài vào là 2 cổng chào hoành tráng ghi “Khu di tích Bạch Đằng Giang” đã thấy cụm từ này hơi phản cảm. Nếu là phiên âm chữ Hán phải là: “Bạch Đằng Giang di tích khu”, còn tiếng Việt phải là “Khu di tích sông Bạch Đằng” mới chuẩn.

       Vào trong thấy rất nhiều cây cổ (cổ thụ) và có rất nhiều bia đá ghi: “Cây đa cổ thụ…”, “Cây bồ đề cổ thụ…”,… do các quan chức thời nay "trồng". Thực tế trong Từ điển Việt Nam không có cụm từ “Cây cổ thụ” vì thụ là cây rồi, nên ghi Đa cổ thụ, hay Bồ đề cổ thụ… là đủ. Giống như “đường quốc lộ”, “ngày sinh nhật” hay “nước Việt Nam quốc”,… mà ghi là “quốc lộ”, “sinh nhật” hay "nước Việt Nam" là đủ. Nếu là văn nói thì còn chấp nhận. Đây là văn viết, mà ghi ở bia đá cho muôn đời, nên phải ghi thế nào cho chuẩn ngữ pháp tiếng Việt.

      Hay bên cạnh là bia chỉ dẫn lớn ghi “Trúc Lâm tự Tràng Kênh”, trong trường hợp này nên ghi theo chữ quốc ngữ là “chùa Trúc Lâm” thì ai cũng hiểu, hoặc phải ghi phiên âm chữ Hán và tiếng Việt song song…

Nhớ lại mấy năm trước, tôi bị một GS. TS Sử học có danh ở Hà Nội trách rằng:

- Các ông cứ gọi ông Lê Văn Lan là Giáo sư, chứ ông ấy chỉ là Phó Giáo sư thôi.

- Cái này do ông Lê Văn Lan và giới sử học các ông gọi chứ không

phải thường dân chúng tôi nghĩ ra đâu. Hay dân gọi theo cách thời trước năm 1975 ở miền Nam, nếu là giáo viên cấp II, III thì đều là Giáo sư, hay dân gọi theo tiếng Trung Quốc là “Lảo sư”. Tôi nói.

      Tản bộ một đoạn tôi bắt gặp phía bên trái lối vào tấm bia ghi “Cây lưu niệm. Giáo sư Sử học Lê Văn Lan trồng năm 2017”. Còn các bia đá lớn khác ở “Bảo tàng ngoài trời” dựng năm 2019, chỉ ghi Nhà sử học Lê Văn Lan thôi.

Lúc tới khu vực Quảng trường Bạch Đằng, tôi thấy tấm bia đá lớn ghi bài thơ “Cửa biển Bạch Đằng” của Nguyễn Trãi chỉ có phần phiên âm và dịch thơ.

Phiên âm:

Bạch Đằng hải khẩu

.

Sóc phong xung(1) hải khí lăng lăng,

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.

Ngạc đoạn kình khoa(1) sơn khúc khúc,

Qua trầm kích triết ngạn tằng tằng.

Quan hà bách nhị do thiên thiết,

Hào kiệt công danh thử địa tằng.

Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,

Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.

__________

(1): Trong đó một số sách và bia đá nơi đây ghi phiên âm sai 2 từ: “xuy” (吹) lại ghi “xung” và từ “khô” (刳) lại ghi là “khoa”.

      Tôi có hỏi một số nhà Hán Nôm tại Quảng Ninh và Hải Phòng, thì đều nói những người làm bia lấy từ nguồn “Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hoá, 1962” ra.

      Tôi đã tra tất cả các loại từ điển Hán Nôm từ “cổ chí kim”, thì từ 吹 là “xuy”, chứ không thể gọi là “xung” được, hay từ (刳) là “khô” chứ không thể gọi là “khoa” được. Có người nói thời Lê sơ gọi như vậy, song thời nay phải ghi theo phiên âm ngày nay chứ. Ai có cao kiến gì mong chỉ giúp.

      Nếu bới kỹ các bia đá hay biển hiệu, cổng chào... ở khu di tích này, chắc còn nhiều “hạt sạn” nữa, mà do rất nhiều nhà văn hóa của trung ương và thành phố đã tham gia, phê duyệt. Mong rằng các cơ quan quản lý văn hóa của trung ương và Hải Phòng cần chỉnh sửa sao không còn những “hạt sạn” trong các khu tích lịch sử văn hóa nữa?

.

Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Cổng chào cuối trước khi vào khu trung tâm

.

 

Có thể là hình ảnh về cây và ngoài trời

Bia đá 

.

Bia đá 

.

Bia đá ghi bài thơ "Cửa biển Bạch Đằng" của Nguyễn Trãi

.

       Cổng chào lớn từ đường 10 vào khu di tích

       Đứng trước khu di tích hoành tráng này, cảm xúc trong tôi thăng hoa và mấy vần lục bát ra đời:

Di tích lịch sử quốc gia

Tên gọi phản cảm nói ra ngại ngùng

Chữ nghĩa di tích đang dùng

Lẫn bao “hạt sạn” nhói lòng thần dân?

               NGỌC TÔ