VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Văn xuôi
VĨNH BẢO ĐÒ ƠI!
Thời tiết bắt đầu mát mẻ, những đám mây trắng toát còn đang bồng bênh trôi vắt mình ngang thu làm lòng ta thao thức với nỗi nhớ quê da diết.VĨNH BẢO ĐÒ ƠI!
(Bút ký của Ngọc Tô)
1-
VĨNH BẢO ĐÒ ƠI!
(Bút ký của Ngọc Tô)
1-
Thời tiết bắt đầu mát mẻ, những đám mây trắng toát còn đang bồng bênh trôi vắt mình ngang thu làm lòng ta thao thức với nỗi nhớ quê da diết. Các bến đò, dòng sông thời ấu thơ đã ghi bao dấu ấn trong ký ức, thì nay lại trỗi dậy khi mình đang về với “miền đất bảo vệ vĩnh viễn”(永保) của ngoại ô thành phố Hải Phòng. Không thể nhớ hết bao nhiêu lần tôi đã về và đôi bàn chân mình từng in dấu trên khắp hang cùng ngõ hẻm của mảnh đất nơi đây, nhưng lần này với một cảm xúc đặc biệt. Sau chừng hơn một giờ đồng hồ, anh em tôi đã có mặt tại vùng đồng bằng quê lúa Vĩnh Bảo. Nếu mở tầm mắt ra xa một chút là những cánh đồng thẳng cánh cò bay được bao phủ một màu vàng xuộm của mùa lúa sắp đến kỳ thu hoạch. Những bông lúa trĩu hạt, mẩy đều, ngả vào nhau thầm thào trò chuyện. Mỗi khi có làn gió qua, cả biển lúa xao động tạo thành từng đợt sóng, lại nhấp nhô xô đuổi nhau chạy mãi tít chân đê xa xa...
Hay nếu đứng ở vị trí trung tâm huyện lỵ Vĩnh Bảo, quay một vòng tròn với đường kính chừng ba mươi lăm cây số, trên vòng tròn đó ta gặp ba thành phố là Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình. Vì thế, mà Vĩnh Bảo mang bản sắc văn hóa của vùng “địa linh nhân kiệt” Hải Dương, của cảng biển Hải Phòng và “quê lúa” Thái Bình. Còn nếu đứng ở vị trí này trên nóc tòa nhà cao chừng ba mươi tầng, ta thấy miền đất đồng bằng sa bồi ven biển này được bao bọc bởi ba dòng: “Sông Luộc sông Thái Bình chảy cùng sông Hóa. Bồi đắp quê ta thành xóm thành làng”.
Theo trang 102, 103, 606 và 607 sách “Hải Phòng – Những trầm tích thời gian” Nhà Xuất bản Hội Nhà văn năm 2023, thì ba con sông trên ngoài nhiệm vụ cho việc giao thông thủy, cung cấp nước ngọt, tiêu thoát nước, cung cấp nguồn thủy hải sản, bồi đắp phù sa và tạo thêm miền đất mới, cũng như gắn liền với công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ đầu Công nguyên tới nay. Tương ứng với ba dòng sông thời nay là ba con sông thời cổ với biệt danh: Phổ Đà (普沲) có nghĩa là “nhánh sông rộng rãi”, sau đổi thành Lục Giang (渌江) có nghĩa là “sông nước trong”. Từ cuối thế kỷ XIX trở đi Việt Nam dùng chữ Latinh, nên ngay tại khu vực phía Bắc nước ta còn có hai sông nữa mang tên Lục là Lục Đầu Giang (六頭江) nghĩa là “sông Sáu Đầu” và một phụ lưu của sông Thương mang tên Lục Nam Giang (陆南江) nghĩa là “sông phía Nam của lục địa” thuộc tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang ngày nay. Để tránh nhầm lẫn các sông có từ đồng âm là Lục, nên Lục Giang (渌江) được gọi theo âm Nôm của ấp Lục phía thượng nguồn là Luộc với độ dài chừng trên bảy mươi cây số từ làng Phương Trà, xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đến giữa làng Quý Xuyên, xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, mà bên tả ngạn cuối sông này là làng Quý Cao, xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương; Còn từ làng Quý Xuyên (ngã ba Tam Kỳ) xã Giang Biên rẽ phải theo hướng Đông là sông Kim (từ cuối thế kỷ XIX đổi thành sông Thái Bình) với chiều dài chừng hai mươi lăm cây số; Rồi từ làng Dương Am, tổng Ngải Am nay là xã Trấn Dương, rẽ phải theo hướng Tây ngược lên phía thượng lưu là sông Tô cùng sông Tranh và từ cuối thế kỷ XIX tới nay, hai sông này được gọi là sông Hóa.
Ba con sông trên làm ranh giới với các huyện theo thứ tự từ ngã ba Tranh là: Ninh Giang với tên cổ là Đồng Lợi, Đồng Lại, rồi Vĩnh Lại và Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; Tiên Lãng với tên cổ là Bàng Hà, sau là Tân Minh rồi Tiên Minh nay thuộc thành phố Hải Phòng; Thái Thụy với tên cổ là Thụy Anh và Quỳnh Phụ với tên cổ là Phụ Dực thuộc phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, từ năm 1890 một phần thực địa của tỉnh Nam Định cùng tỉnh Hưng Yên được tách ra thành lập tỉnh Thái Bình và hai huyện này từ đó thuộc tỉnh Thái Bình.
Nếu như quý khách du ngoạn trên chiếc thuyền du lịch theo chiều kim đồng hồ từ mảnh đất ngã ba sông, hay còn được ví như địa danh “con gà gáy ba tỉnh đều nghe thấy”, thì ta gặp các xã (làng) thời phong kiến và thời cách mạng như sau: Tranh Chử, từ năm 1900 trở về trước thuộc tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại, từ năm 1901 thuộc tổng Oai Nỗ, huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Chanh Chử, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo; Đông Lôi (Đồng Rồi) thuộc tổng Viên Lang, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Đông Lôi, xã Thắng Thủy; Cung Chúc thuộc tổng Viên Lang, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Cung Chúc, xã Trung Lập; Đan Điền và An Bồ (Mét) thuộc tổng An Bồ, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Đan Điền và thôn An Bồ thuộc xã Dũng Tiến; Quý Xuyên và Nội Thắng thuộc tổng An Bồ, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là các thôn Quý Xuyên Nội (Lác), Nội Thắng và Quý Xuyên Ngoại (Dâu, do tật nói ngọng thành Râu) thuộc xã Giang Biên; Kim Ngân và Tranh Nguyên thuộc tổng An Bồ, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Kim Ngân và thôn Chanh Nguyên thuộc xã Vĩnh An; Thiết Tranh thuộc tổng Viên Lang, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Thiết Tranh xã Vĩnh An; An Cầu thuộc tổng Viên Lang, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Cầu Thị và thôn Cầu Trung xã Vĩnh An; An Lạc thuộc tổng Viên Lang, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, thời Thành Thái đổi thành An Ninh, nay là các thôn Cựu Đông, Lăng Đông và Lạc Hồng (Lác) thuộc xã Vĩnh An; Nghiêu Quan (Lau) thuộc tổng Viên Lang, sau về tổng Đông Tạ, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Kim Lâu, xã Tân Liên; Nội Đơn (Đợn) và An Ngoại thuộc tổng Đông Tạ, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là các thôn Nội Đơn và An Ngoại thuộc xã Tân Liên; Đông Quất thuộc tổng Hu Trì, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Tràng xã Tam Đa.
Tiếp tục ta gặp Bích Động (trước năm 1886 là một giáp của Hậu Am) thuộc tổng Thượng Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là xóm Đồng Chúa và thôn Bích Động xã Liên Am; Mai Am, sau sát nhập vào Liêm Khê thuộc tổng Thượng Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Bái Khê thuộc xã Liên Am; Trung Am thuộc tổng Thượng Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Trung Am, xã Lý Học; Tiền Am (giáp Đồng Gàn và Tăng Thịnh gần đê) thuộc tổng Thượng Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Tiền Am, xã Lý Học; Trại Nam Am thuộc xã Nam Am, tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là trại Nam Am, xã Tam Cường; Lôi Trạch thuộc tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là Bãi Chéo thuộc xã Hòa Bình; Hàm Dương thuộc tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Hàm Dương xã Hòa Bình; Ngải Am thuộc tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình; Ngải Đông được tách từ Ngải Am trước 1945 thuộc tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Trấn Bắc, xã Trấn Dương; Dương Am thuộc tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Trấn Nam và thôn Vĩnh Dương, xã Trấn Dương.
Rồi Ngải Đông bên tả ngạn sông Hóa được tách từ Ngải Am trước 1945 thuộc tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Vĩnh Dương, xã Trấn Dương. Tiếp tục ngược về phía thượng lưu sông Hóa ta gặp Bào Am và Tiên Am thuộc tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Năm, xã Vĩnh Tiến; Cổ Am (Mét) thuộc tổng Đông Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là các thôn Gia Cát, Thuận Hòa, Quốc Tuấn, Minh Khai và Lê Lợi thuộc xã Cổ Am; Đông Am (Cát) thuộc tổng Đông Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Đông Am, xã Tam Cường; Liễu Điện thuộc tổng Đông Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Liễu Điện, xã Cao Minh; Tây Am, Vạn Hoạch và Hội Am (Cõi) thuộc tổng Đông Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là các thôn Tây Am, Vạn Hoạch và Hội Am thuộc xã Cao Minh; Cống Hiền, Hạ Am và Hà Dương thuộc tổng Hạ Am, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1890 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là các thôn Cống Hiền, Hạ Am và Hà Dương thuộc xã Cộng Hiền; Quán Khái và Phần Thượng thuộc tổng An Lạc, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1890 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Quán Khái và Phần Thượng thuộc xã Vĩnh Phong; Linh Đông và An Lạc (Lác) thuộc tổng An Lạc, huyện Vĩnh Lại, gần mé sông có xóm Bảo Đông thuộc An Lạc Bảo, sau năm 1890 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Linh Đông và thôn An Lạc thuộc xã Tiền Phong; Sâm Động thuộc tổng An Lạc, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1890 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Hùng Chiến và Cấp Lực thuộc làng Thâm Động, xã Đồng Minh; An Biên (Vẻn) và Kênh Trạch thuộc tổng Kê Sơn, huyện Vĩnh Lại, sau năm 1890 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn An Biên (Vẻn) và Kênh Trạch thuộc xã Hưng Nhân. Còn phía ngoài đê sông Hóa là thực địa của làng Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Ngược lên phía thượng nguồn ta gặp Thượng Đồng thuộc sở Tây Tạ, tổng Bắc Tạ, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, nay là thôn Hạ Đồng, xã An Hòa. Còn phía ngoài đê thuộc thực địa của làng Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; Trung Tạ và Nội Tạ, trước đó là Tạ Xá (Tè) thuộc tổng Bắc Tạ, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo (trước năm 1890 phần đất từ bìa phía Nam hai làng ra tới sông Hóa là thực địa của huyện Vĩnh Lại cổ), nay là thôn Tạ Ngoại và thôn Nội Tạ thuộc xã An Hòa; An Bảo (Gạo), Oai Nỗ (Nả), Trúc Hiệp (Hóp) và Nghĩa Lý (Si) thuộc tổng Bắc Tạ, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo (trước năm 1890 phần đất từ bìa phía Nam các làng trên ra tới sông Hóa là thực địa của huyện Vĩnh Lại cổ), từ sau năm 1890 thì các làng trên thuộc tổng Oai Nỗ. Nay là các thôn An Bảo, Oai Nỗ, Trúc Hiệp và Nghĩa Lý thuộc xã Hiệp Hòa; Lô Đông (Sưa) thuộc tổng Bắc Tạ, huyện Tứ Kỳ, sau năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, từ sau năm 1890 thuộc tổng Oai Nỗ, huyện Vĩnh Bảo, trước năm 1890 phần đất từ bìa phía Nam làng ra sông Hóa là thực địa của huyện Vĩnh Lại cổ, nay là thôn Lô Đông, xã Vĩnh Long…
2.
Nghe lòng người rung lên với muôn vàn gợi cảm về một mùa thu sâu lắng đang khoác trên mình tấm áo vàng chanh tuyệt diệu. Mấy anh em tôi còn đang loay hoay bên tả ngạn sông Luộc phía thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, thật may mắn gặp được nhà giáo Nguyễn Việt Thanh là bạn văn chương, quê gốc ở vùng đất này và khá hiểu biết về các địa danh nơi đây. Tôi liền hỏi:
- Nhà giáo có biết bến đò Hà Hải xưa không, nay nằm ở vị trí nào?
- Tưởng gì, chứ bến đò Hới ấy mà ở khu vực trạm bơm sông Rùa bên tả ngạn sông Luộc, ranh giới giữa huyện Ninh Giang và huyện Tứ Kỳ ấy mà. Nguyễn Việt Thanh trả lời.
Thế rồi mấy anh em tôi ra tận nơi “mục sở thị”. Theo bản đồ thời Đồng Khánh (1886), thì bến đò Hới ở phía hữu ngạn Hà Hải. Vì vậy sông Bắc Hưng Hải, mà người dân Hải Dương gọi là sông Rùa có thể đã được chỉnh sửa vị trí một chút so với sông cũ. Và chỗ cuối cùng của hạ lưu sông nối với sông Luộc đã bị chặn lại, còn trạm bơm nơi đây chỉ làm nhiệm vụ bơm nước từ sông Bắc Hưng Hải (Rùa) ra sông Luộc mà thôi…
Ngay sau đó, chúng tôi qua cầu Chanh quay trở lại mảnh đất xã Thắng Thủy để tiếp tục cuộc hành trình tìm về các bến đò ngang của huyện Vĩnh Bảo. Với chừng trên bảy mươi cây số đường sông chính bao bọc miền đất “bảo vệ vĩnh viễn”. Xuất phát từ ngã ba sông Luộc và sông Hóa, được mệnh danh là “ngã ba ba tỉnh thành” Hải Dương - Thái Bình và Hải Phòng, theo chiều kim đồng hồ ta gặp Đông Lôi độ (東雷渡) cổ, tức đò Đông Lôi cổ. Theo bản đồ huyện Vĩnh Bảo thời Đồng Khánh (1886), thì bến đò này thuộc thực địa xã Đông Lôi, tổng Viên Lang, huyện Vĩnh Bảo sát với thực địa xã Tranh Chử, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại, trong đó trang 434 “Từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng” ghi nhầm là “Trước năm 1813 xã Tranh Chử thuộc tổng Bắc Tạ, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương”. Thực tế từ năm 1901 xã Tranh Chử mới gia nhập ngôi nhà chung là tổng Oai Nỗ, huyện Vĩnh Bảo, nay thuộc thực địa xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Còn bên tả ngạn sông là Hà Hải độ (河海渡), tức đò Hà Hải thuộc thực địa tổng Hà Lộ, huyện Tứ Kỳ, mà tên Nôm của làng Hà Hải là Hới, nên đò này thường được gọi là Hới, nay thuộc thực địa xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Theo trang 616 sách “Hải Phòng những trầm tích thời gian” Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023, thì vào thời gian cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần II (1285) dưới sự chỉ đạo của Tướng quân Trần Quốc Tuấn, quân dân nhà Trần đã đào thông đoạn từ ngã ba Tranh tới ngã ba Hải (Hới) và kết nối hệ thống sông Nhị (sau này là sông Hồng) vào sông Lục Đầu (sau này là sông Thái Bình) với nhau. Từ năm Trùng Hưng thứ nhất (1285) trở đi, đò Đông Lôi mới bắt đầu hoạt động. Vì ở phía hạ lưu sông cuối làng Đông Lôi còn có thêm một đò nữa, nên thôn dân địa phương gọi đò này theo tên đò bên tả ngạn sông là Hới.
Tới đầu thế kỷ XX (1904) sông Chanh Dương của huyện Vĩnh Bảo do Tướng công Đào Trọng Kỳ chủ trì đã hoàn thành, sau đó một thời gian ngắn bến đò này đã dịch chuyển về phía Bắc chừng hai cây số và ở sát ngã ba sông Luộc và sông Hóa, được mang tên Tranh Chử độ (琤渚渡), tức đò Tranh Chử. Song do Nôm hóa, hay tật nói ngọng, hoặc có thể động từ “tranh” là tranh giành, nên từ thời cách mạng (sau 1945) đò này được gọi là Chanh. Còn bên tả ngạn sông là Tranh Xuyên độ (琤川渡), tức đò Tranh Xuyên, gọi tắt là đò Tranh thuộc xã Tranh Xuyên, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc thực địa thị xã Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, đò Chanh mới được trang bị phà và từ 16 tháng 09 năm 2013, thì công trình cầu Chanh được khánh thành, nên phà Chanh chính thức kết thúc vai trò hoạt động của mình.
Ngập ngừng giữa ngã ba sông
Nửa đi chẳng muốn nửa không muốn về
Giờ cầu duyên nối hai quê
Nửa thương đò cũ nửa mê đò nhà?
Tiếp tục di chuyển về phía hạ lưu sông Luộc một đoạn ta gặp Đông Lôi độ (東雷渡) nữa, tức đò Đông Lôi thứ hai thuộc tổng Viên Lang, nay thuộc thực địa xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. Vì tên Nôm của làng này là Đồng Rồi, nên đò này còn có tên khác là Đồng Rồi. Còn bên tả ngạn sông là Minh Lễ độ, tức đò Minh Lễ (từ thời vua Hàm Nghi đổi thành Tri Lễ), tổng Hà Lộ, huyện Tứ Kỳ, nay thuộc thực địa thôn Tri Lễ, xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đây là con đò cổ, được ra đời từ rất sớm thuộc tốp đầu hệ thống đò ngang của huyện Vĩnh Bảo, nhằm chuyên chở khách và hàng hóa qua sông Hà Hải và từ năm Trùng Hưng thứ nhất (1285) về sau là sông Luộc. Đò này từ đầu thế kỷ XXI đã chấm dứt vai trò hoạt động của mình:
Dùng dằng giữa bến Đông Lôi
Bên lở ngóng đợi bên bồi dửng dưng?
Xuôi về phía hạ nguồn một đoạn không xa, rất may hôm nay chúng tôi gặp được nhà Hán Nôm gốc thôn Cung Chúc là Vũ Văn Xịnh với thân hình chắc nịch, giọng nói rắn rỏi, phát âm chuẩn. Tuy tuổi đã ngoài bảy mươi, nhưng trí nhớ hãy còn khá tốt. Ông thủng thẳng nhả từng lời:
- Tôi là trưởng họ Vũ Văn, nhiều đời dòng họ Vũ đã tới sinh cơ lập nghiệp tại mảnh đất Cung Chúc này. Ngày trước bố tôi kể lại rằng: Vào thời Nhật đảo chính Pháp (03/1945), thì không quân Nhật đã bắn chìm một tàu chiến Pháp ở bên phía tả ngạn. Ông vừa nói vừa chỉ tay sang bên kia sông. Vào thời điểm đó Thuyền trưởng người Pháp đã bơi sang hữu ngạn sông và trốn lại tại nhà Lý trưởng làng tôi là Vũ Văn Vên và sáng hôm sau đã có lính đến đón đưa đi… Rồi vào những năm sáu mươi thế kỷ XX, Bộ Giao thông Vận tải đã cử người về cùng với thôn dân huyện Tứ Kỳ dùng các dụng cụ thủ công đào bới con tàu chiến cũ đó. Hồi ấy, tôi đang học cấp Một trường làng cùng với chú em, sau này là cố Thiếu tướng Vũ Văn Chấn đi đò sang bên thôn Hữu Chung xem. Thật không ngờ con tàu chiến này qua hai chục năm thôi, mà đã ở vị trí cách mép sông chừng gần hai trăm mét. Thế mới biết tốc độ lở bồi của đoạn sông nơi đây thật khủng khiếp. Ngày đó chưa có thiết bị máy móc như bây giờ, mà tất cả chỉ dùng sức người đào xung quanh tàu, lấy hết đất cát từ tàu ra và đào một kênh để dẫn nước vào, rồi kéo tàu ra sông chính.
- Tàu có to không ông? Tôi hỏi
- Dài chừng sáu chục mét, ngang chừng hơn chục mét.
Đặc biệt, trong lúc lấy đất cát từ trong tàu ra, họ còn tìm được bộ xương người và trên bong phía mũi tàu vẫn còn khẩu súng đại liên. Vũ Văn Xịnh trả lời.
Ta có thể hiểu phía hữu ngạn sông Luộc ở vị trí này là
Cung Chúc độ (恭祝渡), tức đò Cung Chúc (có tài liệu ghi Kính Chúc) tổng Viên Lang, nay thuộc thực địa xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Cách bến đò khoảng chừng gần hai trăm mét về phía Đông là công trình kiến trúc đình Cung Chúc khá nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ XVII. Nếu nhìn bốn mặt đình đều năm gian, nhưng tất cả công trình này chỉ có mười sáu lỗ đục. Tục truyền do Bảng nhãn Đào Công Chính trực tiếp chỉ huy đưa ngôi đình gỗ này từ trấn Sơn Tây, nay thuộc ngoại ô thành phố Hà Nội về Cung Chúc và dựng chỉ trong một đêm.
Còn bên tả ngạn sông là Hữu Chung độ, tức đò Hữu Chung, gọi tắt là đò Chung thuộc tổng Hà Lộ, huyện Tứ Kỳ, nay thuộc thực địa thôn Hữu Chung, xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đây là con đò từ làng Hữu Chung sang làng Cung Chúc và ngược lại. Vào thời bao cấp, đò này kết thúc vai trò hoạt động của mình.
Tiếp tục xuôi về phía hạ nguồn tới làng An Bồ chúng tôi gặp được nhà giáo Tạ Hữu Mươi người bản địa. Tuy đã “U tám mươi”, nhưng còn rất minh mẫn, hoạt bát, kể chuyện rất có duyên. Qua ông chúng tôi biết thêm về vị trí bến đò Mét qua từng thời kỳ và các nhánh từ sông Luộc chảy qua mảnh đất Dũng Tiến này. Con đò ngang, mà tên Hán Việt là An Bồ độ (安蒲渡), tức đò An Bồ. Vì tên Nôm làng này là Mét, nên thôn dân địa phương thường gọi là đò Mét, tổng An Bồ, nay thuộc thực địa xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Đây là quê gốc của Thượng thư bộ Hình thời Lê sơ - Tiến sỹ Nho học năm Quý Mùi (1463) Đào Văn Hiển.
Còn phía bên tả ngạn sông là An Thổ độ (trước thời Đồng Khánh là An Đường), tức đò An Thổ thuộc tổng An Thổ, huyện Tứ Kỳ, quê hương của “Người bạc tóc trên một dòng sông Nhớ” - Thi nhân Hà Cừ, thành viên nhóm “Những dòng sông cùng chảy”của chúng tôi, nay thuộc thực địa thôn An Thổ, xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đây là con đò chính kể từ khi huyện Vĩnh Bảo được thành lập (1838) để chuyên chở người và hàng hóa sang hay về phủ lộ hoặc tỉnh lộ, vì lúc đầu huyện lỵ Vĩnh Bảo được đặt tại tổng An Bồ tới đầu thế kỷ XX mới di dời về tổng Đông Tạ. Tới thập kỷ 70 thế kỷ XX, thì đò Mét tạm dừng và vào cuối thế kỷ XX, thì kết thúc vai trò hoạt động của mình.
Rồi vào những năm ba mươi của thế kỷ XX, khi quốc lộ Mười đi vào hoạt động thì có thêm Quý Xuyên độ (貴川渡), tức đò Quý Xuyên cách đò Mét về phía Nam chừng gần hai cây số, thuộc tổng An Bồ. Vì tên Nôm làng Quý Xuyên Nội này là Lác, nên thường gọi là đò Lác, nay thuộc thực địa xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Còn bên tả ngạn sông là Quý Cao độ (貴皋渡), tức đò Quý Cao thuộc tổng An Thổ, huyện Tứ Kỳ, nay thuộc thực địa thị trấn Quý Cao, xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Vì xuôi về phía hạ lưu sông Kim (nay là Thái Bình) một đoạn chừng ba cây số còn có đò nữa, nên thôn dân địa phương gọi đò Quý Xuyên ở phía hạ lưu sông Luộc theo tên đò phía tả ngạn sông là Quý Cao.
Xưa kia đò Thổ đò Bồ
Giờ sang bến mới xanh bờ Quý Xuyên?
Sau một thời gian ngắn khi quốc lộ Mười đi vào hoạt động, thì đò này được trang bị phà nhằm chuyên chở xe hàng hóa từ cảng Hải Phòng tới các tỉnh Thái Bình, Nam Định… và ngược lại. Từ ngày 20 tháng 04 năm 2002, thì cầu Quý Cao hoàn thành và đò (phà) Quý Cao kết thúc trọng trách của mình sau chừng bảy mươi năm hoạt động.
3-
Buổi sáng mùa thu thi vị, ngọt ngào như trái chín mòng làm ta tưởng chừng có thể cắn vỡ để thưởng thức hương vị bằng các giác quan. Muôn giọt nắng còn đang vương trên cánh đồng lúa nước đang vào mùa vụ. Từ ngoài bìa đê tới mép sông là đồng đất bãi nuôi trồng rươi thương phẩm trải dài của tư nhân san sát nối tiếp nhau. Bao cơn gió xốn xang đang nhảy múa trên sông làm thức dậy bao ký ức tuổi thơ tôi một thời từng căng mình đắp đê ngăn lũ ở chốn quê này. Từ cầu Quý Cao xuôi về phía hạ lưu sông một đoạn ngắn và rẽ về phía Đông là sông Thái Bình (tên cổ là sông Kim), ta gặp sông Mới được đào vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936) và nối sông Thái Bình vào sông Văn Úc chia đôi huyện Tiên Lãng, ứng với câu Sấm Trạng:
Bao giờ Tiên Lãng chia đôi
Sông Hàn nối lại thì tôi mới về.
Dịch xuống phía hạ lưu sông Thái Bình một chút vẫn là khu vực nuôi trồng rươi thương phẩm của thôn dân xã Giang Biên. Thật may mắn, hôm nay anh em tôi gặp chủ đầm rươi Đặng Hữu Lượng, người thôn Lác ở gần bến đò này. Tuy đã ngoài bảy mươi xuân, nhưng trí nhớ còn khá tuyệt. Ông có thể đọc hàng trăm bài thơ đông tây kim cổ không sai một từ. Ngồi nhấm nháp ly cà phê đen, rồi ông vanh vách kể: Đò Lác xã Giang Biên này, mà tên Hán Việt là Quý Xuyên độ (貴川渡) có từ thời thượng cổ. Còn theo bản đồ huyện Tiên Minh thời Đồng Khánh (1886) và bản đồ tỉnh Kiến An năm 1909, thì phía tả ngạn sông là An Hựu độ, tức đò An Hựu, tổng Ninh Duy, huyện Tiên Minh, vào thời vua Hàm Nghi thì đổi thành Tiên Lãng. Ngày 13 tháng 06 năm 1945, tự vệ tổng Ninh Duy, huyện Tiên Lãng kết hợp với tự vệ làng Mét, tổng An Bồ, huyện Vĩnh Bảo đánh chiếm các thuyền chở dầu của Nhật đem về bến An Dụ chia cho dân. Còn trong chín năm kháng chống Pháp (1946 – 1955), huyện Tiên Lãng có câu ca:
An Dụ đẫm máu thực dân
Cương Nha mìn nổ, Pháp lăn ra đường.
Thôn dân địa phương gọi bến đò này theo tên Nôm của làng là Rỗ, nay thuộc thực địa xã Tiên Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Đây là tuyến đường chính giao thương hàng hóa và đi lại của thôn dân hai tổng Ninh Duy huyện Tiên Lãng và An Bồ huyện Vĩnh Bảo. Trải qua gần một thiên niên kỷ hoạt động, tới thời cơ chế thị trường thì đò này đã chính thức ngừng hoạt động:
Đò Rỗ(1) chẳng thấy Rỗ đâu
Thấy Nghiện, Ái, Án, Vòng đầu Chàm, Giao
__________
(1): Những chữ viết đậm là tên các thôn của xã Tiên Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng thời nay.
Tiếp tục xuôi về phía hạ lưu sông một đoạn chừng ba cây số, ta gặp Tranh Nguyên độ (琤源渡), tức đò Tranh Nguyên, gọi tắt là đò Tranh bên hữu ngạn sông thuộc làng Tranh Nguyên, tổng An Bồ, nay thuộc thực địa xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo. Nơi đây là quê của Tiến sỹ Nho học năm Giáp Thìn (1604) Đặng Duy Minh, mà trang 73 sách “Tiến sỹ Nho học Hải Dương (1075 – 1919)” xuất bản năm 1999, cũng như Bia đá Tiến sỹ tại Văn Miếu Mao Điền, tỉnh Hải Dương dựng năm 2015 ghi ông là “…người làng Tranh Xuyên, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”. Hay những người viết sách cho Hải Phòng ở “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng” cũng bỏ quên Tiến sỹ Nho học Đặng Duy Minh này:
Ông quê ở huyện Tứ Kỳ
Sao ghi Vĩnh Lại cớ gì sách ơi
Cũng là con chữ cả thôi
Tranh Nguyên huyện nọ nhầm thời huyện kia
Nỗi buồn dằng dặc văn bia
Đất trời sùi sụt sẻ chia cùng Người?
Còn bên tả ngạn sông là bến đò Kim Đới thuộc làng Kim Đới, tổng Hà Đới, huyện Tiên Minh, nay thuộc thực địa xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Từ đầu thế kỷ XX, thì bến đò Tranh ở ngã ba sông Hóa và sông Luộc bắt đầu vào hoạt động. Để tránh sự nhầm lẫn trong một huyện có hai địa danh trùng nhau, nên Tranh Nguyên độ (琤源渡) đổi thành An Cầu độ (安求渡), tức đò An Cầu, gọi tắt là đò Cầu. Vì các thương nhân từ huyện Tiên Lãng qua đò Tranh tới chợ Cầu buôn bán. Lúc đó chợ Cầu họp ở giáp Cầu Thị gần đê, nay thuộc thôn Cầu Thụy, xã Vĩnh An cách đò Cầu chừng dăm trăm mét. Vì thế trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1955) có câu ca:
Ai về qua bến đò Cầu
Dừng chân đứng lại xem tàu chổng mông.
Con đò Cầu này đã gắn bó với anh em tôi một thời lúc còn là cựu học sinh phổ thông tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Vào những hôm vắng người lái đò, chúng tôi phải cho quần áo, sách vở vào túi nilon và bơi qua sông. Tới thời cơ chế thị trường, thì đò Cầu đã chính thức kết thúc vai trò chở khách và hàng hóa của mình.
Xuôi xuống hạ lưu sông ta gặp Đông Quất độ (东橘渡), tức đò Đông Quất thuộc làng Đông Quất (gọi tắt là Quất), tổng Hu Trì, nay thuộc thực địa xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo. Đây là quê hương của Thượng thư bộ Hình - Tiến sỹ Nho học năm Quý Sửu (1493) Nguyễn Minh Đạt, Tham chính - Tiến sỹ Nho học năm Mậu Thìn (1508) Nguyễn Đình Tộ và Tiến sỹ Nho học năm Nhâm Thìn (1592) Nguyễn Sư Khanh. Trong đó, trang 46 sách “Tiến sỹ Nho học Hải Dương (1075 – 1919)” xuất bản năm 1999, cũng như Bia Tiến sỹ Văn miếu Mao Điền, tỉnh Hải Dương dựng năm 2015 lại ghi: “Tiến sỹ Nho học thời Lê sơ (1508) Nguyễn Đình Tộ, người xã Hương Quất, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, nay là thôn Phương Quất, xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương…”.
Ông người Đông Quất – Tứ Kỳ
Bia ghi Phương Quất biết gì nói đây
Buồn trôi về phía chân mây
Rưng rưng nước mắt hao gầy giấc mơ?
Còn bên tả ngạn sông là làng Lũ Đăng, gọi tắt là Đăng, tổng Hán Nam, huyện Tiên Minh, nay thuộc thôn Bắc Phong, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Làng Đăng xưa có nghề dệt chiếu khá nổi tiếng:
Chiếu nào bằng chiếu Lũ Đăng
Rét đắp thì ấm, trải nằm thì sang
Hay:
Có tiền mua chiếu Lũ Đăng
Đừng mua chiếu Khuể(1) làm sàng làm rây
(Ca dao)
Đến cuối thế kỷ XX (1990), thì đò Quất - Đăng được thay thế bằng cầu phao. Và vào đầu năm 2018, thì cầu bê tông Đăng chính thức được khánh thành, chấm dứt một thời gian dài hoạt động của con đò ngang này.
_________
(1): Từ Khuể (頃) có nghĩa là đơn vị diện tích đất khoảng 100 mẫu, thuộc làng Dư Đông, tổng Phú Kê, nay thuộc thị trấn Tiên Lãng, Hải Phòng.
Từ khu vực đò Quất – Đăng đến cửa Kim Hải (nay là cửa Thái Bình) là ranh giới của huyện Vĩnh Lại cổ và huyện Tân Minh cổ, được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt tên vào văn chương của Người là sông Hàn (寒江), hay sông Tuyết (雪江), nghĩa là “dòng sông lạnh lẽo”. Chứ thực tế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể có chức năng đặt tên cho sông. Nhưng vì tên tuổi của Người quá nổi tiếng, nên tên sông “Mơ” đã lấn át tên sông “Thực”.
Tiếp tục di chuyển từ đò Đông Quất xuống dưới hạ lưu ta gặp Tiền Am độ (前庵渡), tức đò Tiền Am thuộc tổng Thượng Am. Theo bản đồ huyện Vĩnh Bảo và huyện Tiên Minh thời Đồng Khánh (1886), thì con đường từ huyện Tiên Minh chạy về phía Nam qua xã Trì Hào (sau là Thanh Trì) tổng Hán Nam, nay thuộc thực địa xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng và phía hữu ngạn sông Kim là xã Tiền Am, tổng Thượng Am, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc thực địa xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Bên hữu ngạn sông có đồn đường bộ mang tên Tiền Am. Còn bên tả ngạn sông là bến Thanh Trì, tổng Hán Nam, nay thuộc thực địa xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng. Vì tên tuổi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm quá nổi tiếng, nên con đò nối từ bến Tiền Am (hữu ngạn) sang bến Trì Hào (tả ngạn) được gọi chung là Hàn độ (寒渡), tức đò Hàn, nằm ở vị trí giữa khoảng cách từ cầu Hàn ngày nay và quán Trung Tân, nay thuộc thực địa xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Vào tháng 5 năm 2018 tại khu vực này, nhóm nghiên cứu độc lập tại Hà Nội do Phó Viện trưởng Viện phát triển Công nghệ và Giáo dục, Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh đứng đầu đã tìm thấy hai bia đá cổ có liên quan tới mộ vua Mạc Tuyên Tông và bài “Di ngôn chí” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm ở cánh đồng rươi thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Hay tại bia quán Trung Tân, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có ghi: “… Phía Bắc cúi xuống thấy dòng Tuyết Giang, xuôi xuống là chợ Hàn, bến Nguyệt, phải trái bao quanh. Con đường cái quan chạy ngang ở giữa, ngựa xe qua lại tấp nập theo nhau không biết mấy ngàn dặm”. Rồi trong quá trình “Con sông bên lở bên bồi” và nhiều lần nắn chỉnh quốc lộ từ Vĩnh Bảo sang Tiên Lãng đã làm vị trí bến đò cổ di dời xuống phía hạ lưu một đoạn như thời nay. Đến cuối thế kỷ XX (1980), thì cầu phao Hàn được lắp đặt và ứng với câu sấm Trạng:
Bao giờ Tiên Lãng chia đôi
Sông Hàn nối lại thì tôi mới về.
Vào đầu năm 2018, thì cầu bê tông mang tên Hàn được khánh thành và vai trò của đò (phà) Hàn chính thức kết thúc vai trò của mình với khoảng nửa thiên niên kỷ hoạt động.
Xuôi xuống hạ lưu sông Thái Bình một đoạn nữa, chúng tôi gặp ông Trần Đình Hùng là cán bộ văn hóa xã Trấn Dương, một người khá am hiểu về mảnh đất và con người nơi đây thời nay. Đây là vùng đất sa bồi, nên khu vực giáp sông có người đến định cư chưa lâu. Còn theo bản đồ thời Đồng Khánh (1886) huyện Tiên Minh và huyện Vĩnh Bảo, ta thấy có con đường bộ nối liền hai huyện ở làng Phương Đôi, tổng Diên Lão, huyện Tiên Minh và làng Ngải Am, tổng Ngải Am, huyện Vĩnh Bảo, ta gặp hai đồn đường thủy phía tả ngạn và phía hữu ngạn cửa Ngải Am, nay thuộc thực địa thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo. Ta liền gặp Ngải Am độ (艾庵渡), tức đò Ngải Am thuộc tổng Ngải Am, gọi tắt là đò Ngải (thời nay là Ngãi), nay thuộc thực địa xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo. Còn phía tả ngạn sông là Phương Đôi độ, tức đò Phương Đôi thuộc tổng Diên Lão, huyện Tiên Lãng, nay thuộc thực địa xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Những năm gần đây khi có tuyến đường bộ ven biển thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình, thì cầu bê tông mang tên Mới đã được xây dựng với chiều dài gần một ngàn mét tại khu vực gần ngã ba sông Thái Bình – Hóa. Nếu toàn bộ tuyến đường này hoàn thành, thì từ cầu Mới xã Trấn Dương tới Đồ Sơn với độ dài chừng chục cây số thôi. Và từ khi có cầu Mới đò Ngải Am (sau này là Trấn Nam) đã kết thúc vai trò hoạt động của mình sau hơn 100 năm hoạt động.
Muốn sang đồn tả đất Tiên
Phải qua đồn hữu bên triền nhớ mong
Đò ơi trôi giữa hai dòng
Nửa trong nửa đục phải lòng Ngải Am...?
.
Bản đồ tỉnh Hải Dương năm 1947 do người Pháp in, phần huyên Vĩnh Bảo ở phía dưới không in màu.
4-
Trời ngả chiều, miền đất ngã ba sông Hóa và Thái Bình còn hăng mùi phù sa mới. Đất trời trong tiết thu mang đến cho ta bao nỗi khắc khoải trở trăn, bâng khuâng nhung nhớ. Mới năm nào nơi đây là cánh đồng cói bạt ngàn. Và mảnh đất nơi đây từng có nông trường cói mang tên Trấn Dương đầy kiêu hãnh. Tôi đã từng nhiều lần về nông trường này để theo một lời hẹn xù xì thô ráp, nhưng cũng đầy ngọt ngào thi vị. Bao năm qua, người dân nơi đây đã quen với mùi phù sa khi nắng lửa, mùi cói lúc đã cao ngang tầm với…Và mùi của mùa vụ bội thu, mà chủ nhân của nó mới thực sự cảm nhận được. Mảnh đất ngã ba sông nơi đây với tôi đầy duyên nợ và bao hoài niệm khó phai.
Theo triền đê sông Hóa ngược lên phía thượng nguồn sông một đoạn, ta gặp con đò đầu tiên là Dương Am độ (陽庵渡), tức đò Dương Am thuộc tổng Ngải Am, nay thuộc thực địa xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo. Vào thời cách mạng là thôn Bầu, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, nên đò này mang tên Bầu. Còn bến phía hữu ngạn sông thuộc tổng Quảng Nạp, huyện Thụy Anh, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc thực địa xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tới thời điểm hiện tại, thì đò Bầu hay đò Thụy Tân đã kết thúc vai trò hoạt động của mình sau chừng một thế kỷ hoạt động:
Tới bến đò Bầu chẳng có bầu đâu
Thấy tình cũ nát nhàu trong ký ức
Dòng Hóa Giang lặng trầm xoáy xiết
Thuyền sang sông… Tôi hiu quạnh một mình?
Tiếp tục hành trình về phía thượng lưu sông ta gặp Bào Am độ (袍庵渡), tức đò Bào Am, gọi tắt là đò Bào thuộc tổng Ngải Am, nay thuộc thực địa xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Bảo. Thời nay lãnh đạo xã Vĩnh Tiến huyện Vĩnh Bảo đã học tập cách đặt tên mới theo xã Liên Am là bỏ tên Hậu Am và thay vào các tên khác là Hậu Chùa, Hậu Đông. Vì thế mà đã bỏ hai cái tên do Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt cách nay gần nửa thiên niên kỷ là Tiên Am và Bào Am, rồi thay thế những cái tên mới lạ hoắc theo số thứ tự là Một, Hai, Ba, Bốn và Năm. Phần đất phía Nam giáp sông Hóa, nay là thôn Năm, nên đò Bào Am xưa nay gọi là đò thôn Năm, hay đò Vĩnh Tiến.
Tên Am cụ Trạng đặt cho
Cớ sao lại bỏ… ai ngờ Vĩnh ơi?
Nếu như lãnh đạo hai xã Liên Am và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Bảo đặt tên là Hậu Am Một, Hậu Am Hai, hay Tiên Am Một, Tiên Am Hai, Bào Am Một, Bào Am Hai và Bào Am Ba chẳng hạn, thì chẳng còn việc gì phải tốn thời gian bàn luận và không bị hậu duệ đời sau chê cười. Mong rằng vào thời gian tới việc sát nhập các xã trong huyện Vĩnh Bảo đừng để xảy ra tình trạng xã Vĩnh Hải thì lại không giáp về phía biển, xã Vĩnh Nam thì lại ở phía Bắc, xã Vĩnh Bắc thì lại ở phía Nam, xã Vĩnh Đông thì lại ở phía Tây, còn xã Vĩnh Tây lại ở phía Đông của huyện, hay thôn Một lại ở phía Nam, thôn Bảy lại ở phía Bắc, thôn Sáu lại ở phía Tây, thôn Hai lại ở phía Đông.v.v
Còn bên hữu ngạn sông thuộc tổng Quảng Nạp (ở tổng này có làng Vạn Đồn khá nổi tiếng với nghề vó lưới), huyện Thụy Anh, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc thực địa xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đò Bào hay Thụy Dũng hiện còn đang hoạt động theo dạng phà kéo tay:
Hẹn nhau cùng chuyến đò Bào
Cho duyên hai đứa xé rào sang nhau?
Ngược lên phía thượng lưu sông ta gặp Cổ Am độ (古庵渡), tức đò Cổ Am thuộc tổng Đông Am, nay thuộc thực địa xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo. Mảnh đất nơi đây với câu ca cổ khá nổi tiếng “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện”. Đây là quê hương của: Tiến sỹ năm Giáp Thìn (1664) Tả Thị lang bộ Binh Trần Lương Bật; Tiến sỹ năm Quý Sửu (1733) Đông Các Đại học sỹ Trần Công Hân; Tri phủ - Phó bảng năm Mậu Thân (1848) Lê Huy Thái. Nơi này cũng là quê hương của hai anh em nhà văn nhóm “Tự Lực Văn Đoàn” là Khái Hưng (Trần Khánh Giư) và Trần Tiêu. Vì đò này nằm ở khu vực chùa Bến, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, nên còn được gọi theo tên khác nữa là đò Bến, còn bên hữu ngạn sông thuộc xã Thọ Cách, tổng An Bài, huyện Thụy Anh, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc thực địa xã Hồng Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Vào cuối năm 2019, thì cầu sông Hóa chính thức được khánh thành và đò Bến hay đò Thọ Cách chính thức kết thúc vai trò hoạt động của mình.
Tôi về đò Bến năm nao
Vớt câu ca cổ ngọt ngào tình duyên?
Dịch lên phía thượng lưu một đoạn ta gặp Liễu Điện độ (柳甸渡), tức đò Liễu Điện thuộc tổng Đông Am, gọi tắt là đò Liễu, nay thuộc thực địa xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo. Còn bên hữu ngạn sông thuộc tổng An Bài, huyện Thụy Anh, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc thực địa xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đò Liễu hay Thụy Quỳnh đã kết thúc vai trò hoạt động của mình vào cuối thế kỷ XX.
Tiếp tục hành trình về phía thượng nguồn ta gặp Hội Am độ (會庵渡), tức đò Hội Am thuộc tổng Đông Am, nay thuộc thực địa xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo. Vì tên Nôm của làng Hội Am là Cõi, nên thường được gọi là đò Cõi. Đây là làng văn hiến, quê hương của bốn Tiến sỹ Nho học gồm đủ ba giáp: Hoàng giáp năm Mậu Thìn (1448) - Tả Thị lang Phạm Đức Khản; Hoàng giáp năm Mậu Thìn (1448) - Thượng thư bộ Hình Nguyễn Mậu; Tiến sỹ Nho học năm Mậu Tuất (1478) - Tự Khanh Nguyễn Cối; Bảng nhãn năm Tân Sửu (1661) - Hữu Thị lang bộ Lại Đào Công Chính. Còn phía bên hữu ngạn sông là tổng Cao Dương, huyện Thụy Anh, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc thực địa xã Thụy Việt, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Từ khi cầu sông Hóa chính thức vào hoạt động (2019), thì vai trò của đò Cõi hay đò Thụy Việt này cũng kết thúc hoạt động.
Tình tôi như chuyến đò ngang
Chậm chân, em đã sang Nam(1) lấy chồng
Sông giờ xuôi ngược đôi dòng
Để thuyền độc mộc trôi bồng bềnh trôi?
__________
(1): Bên bờ Bắc sông thuộc đất Vĩnh Bảo, còn bên bờ Nam là đất Thái Bình, nên mới có câu ca cổ “Thập bát trang Am sang Nam mất một” là vậy. Cũng vì khái niệm Nam Bắc trên, mà chàng thanh niên quê tôi là Tô Văn Thiềng xin phép mẹ vào Nam chiến đấu. Bà mẹ tưởng con mình sang bên Thái Bình, nên đã đồng ý. Mấy năm sau nhận được giấy báo tử, thật bất ngờ bà ta mới gào thét khóc lóc thảm thiết và bảo con trai và cán bộ đơn vị lừa dối mình?
Ngược lên phía thượng lưu ta gặp Hà Dương độ (河陽渡), tức đò Hà Dương thuộc tổng Hạ Am, nay thuộc thực địa xã Cộng Hiền huyện Vĩnh Bảo, quê hương của Nhạc phụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tiến sỹ Nho học năm Quý Mùi (1463) - Hữu Thị lang bộ Hình, tước Dương Xuyên hầu Dương Đức Nhan (húy là Dương Tiến Đức). Theo bản đồ huyện Vĩnh Bảo thời Nguyễn ta thấy có con đường bộ liên tỉnh từ huyện Tiên Minh (sau là Tiên Lãng) qua bến Hàn kéo qua tổng Đông Am tới tổng Hạ Am và qua đò Hà Dương sang bên làng Thu Cúc, tổng Cao Dương, huyện Thụy Anh, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc thực địa thôn Thu Cúc, xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Vào thời Trần (1225 – 1400), thì biển lúc ấy đã ở tổng Hạ Am và Cống Hiền ở gần mép biển. Và vào thời Hậu Lê (1428 – 1788) thì nhánh Dương Xuyên (陽川) tức sông Dương (sau là Bạch Đà) nối từ sông Tô (từ 1891 là sông Hóa) thuộc thực địa xã Hà Dương, tổng Hạ Am tới xã Hậu Am (nay là Bích Động), tổng Thượng Am ra sông Kim (từ 1891 là sông Thái Bình) đã có tiểu cảng Cống Hiền khá nổi tiếng kéo dài từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Còn thời nay đò Hà Dương - Thu Cúc vẫn hoạt động theo phương thức phà kéo tay.
Gặp em trên chuyến đò Hà
Lòng như rơm rạ quê nhà rối tung?
Dịch lên phía trên, ta gặp Quán Khái độ (灌溉渡), tức đò Quán Khái thuộc tổng An Lạc, nay thuộc thực địa xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo. Còn bên hữu ngạn sông là thực địa xã Hồng Cương (tên Nôm là Hệ), tổng Ninh Nha, huyện Thụy Anh, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với câu ca cổ về nghề chăn nuôi bò khá nổi tiếng “Quan làng Tò nhiều như bò làng Hệ”. Thời nay đò Quán Khái hay đò Hệ vẫn còn hoạt động theo phương thức phà kéo tay.
Tiếp tục hành trình về phía thượng lưu, ta gặp Phần Thượng độ (汾上渡), tức đò Phần Thượng, gọi tắt là Phần, vì nó thuộc xã Phần Thượng, tổng An Lạc, nay thuộc thực địa thôn Phần, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo. Còn bên hữu ngạn sông là làng Vân Cù, tổng Ninh Nha, huyện Thụy Anh, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc thực địa thôn Vân, xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Vì vậy đò này còn gọi là đò Vân. Thời nay đò Phần hay đò Vân vẫn hoạt động theo phương thức phà kéo tay.
Ngược lên phía thượng nguồn ta gặp An Lạc độ (安楽渡), tức đò An Lạc, mà tên Nôm của làng này là Lác, nên thường gọi là đò Lác thuộc xã An Lạc, tổng An Lạc, nay thuộc thực địa xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo. Bên hữu ngạn sông là làng Tô Xuyên (tên Nôm là Tò), từ đầu thời Nguyễn phần đất giáp sông được tách ra là Tô Đê, tổng Tô Xuyên, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, trấn Nam Sơn Hạ. Tô Xuyên là một làng khoa bảng khá nổi tiếng ở Thái Bình. Còn câu ca khác được người dân hai bên sông Hóa thuộc làu làu là “Gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn, L. Cổ Am(1)”, nay thuộc thực địa xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Thời nay đò Lác, hay đò Tô Đê vẫn hoạt động theo phương thức phà kéo tay.
__________
(1):Làng Tó, nay là thôn Lễ Văn, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Còn làng Vạn Đồn nay thuộc xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Dịch lên phía thượng lưu một đoạn ta gặp Sâm Động độ (琛洞渡), tức đò Sâm Động, hay còn gọi là đò Gốc Ruối, thuộc làng Sâm Động, tổng An Lạc, nay thuộc thực địa thôn Thâm Động, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo. Còn bên hữu ngạn sông là xã Thanh Mai, tổng Địa Linh, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc thực địa thôn Đông, xã An Thanh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vì vậy bên hữu ngạn sông là bến Đông. Thời nay đò Thâm Động (Gốc Ruối) hay đò Đông vẫn hoạt động theo phương thức phà kéo tay.
Thu về đò Ruối rối bời
Hóa Giang nước chảy bèo trôi ngập ngừng
Ven đê đắng đót cải ngồng
Một màu vàng úa nhói lòng tình xưa?
Tiếp tục hành trình về phía thượng nguồn ta gặp Đông Địa Linh độ (东地靈渡), tức đò Đông Địa Linh, gọi tắt là đò Địa Linh thuộc tổng Địa Linh, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, từ năm 1890 là tỉnh Thái Bình, nay thuộc thực địa thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vì tên Nôm của làng này là Nghìn, nên đò này thường gọi là đò Nghìn. Vào thập niên ba mươi thế kỷ XX người Pháp xây dựng quốc lộ Mười nối cảng Hải Phòng với các tỉnh Thái Bình, Nam Định. Sau đó đò Nghìn được thay bằng phà sát vị trí cầu Nghìn ngày nay. Còn bên tả ngạn sông phía Vĩnh Bảo từ đê Bối (Quai) cho tới mép sông Hóa, được tính từ làng Vẻn, xã Hưng Nhân tới cống Tè, xã An Hòa với chiều dài chừng ba cây số, nay vẫn là thực địa của thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vào những năm 40 thế kỷ XX các nhà thiết kế cầu đường đã chọn vị trí sông hẹp nhất ranh giới giữa làng Động Linh và làng Lý Xá, tổng Động Linh để làm cầu Nghìn. Trong thời gian chiến tranh chống Pháp (1946 – 1954), thì ở hai bên đầu cầu đều có bốt canh. Vào những năm 1966 - 1967, cầu đã bị không quân Hoa Kỳ oanh tạc phá hỏng hoàn toàn và sau đó làm lại. Kể từ khi cầu được xây dựng, thì đò (phà) Nghìn kết thúc vai trò hoạt động của mình với khoảng tám trăm năm hoạt động.
Tình ta như đất làng Nghìn
Kẻ Nam người Bắc biết tìm nơi nao?
Ngược lên phía thượng lưu ta gặp Tạ Xá độ (謝舍渡), tức đò Tạ Xá. Tên Nôm của làng này là Tè, nên đò Tạ Xá thường được gọi là đò Tè thuộc Tạ Xá cổ, tổng Bắc Tạ, nay thuộc thực địa xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Chúng tôi đã đến khá nhiều nơi có tên Hán Việt là Tạ Xá, còn tên Nôm là Tè để minh chứng cho tên làng quê nơi đây. Ví như: Xã Tạ Xá, tổng Cao Đôi, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương, nay là thôn Tạ Xá (Tè), xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, đây là nơi thành lập Ban Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Hải Dương năm 1940; Xã Tạ Xá (Tè), tổng Xích Bích, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; Xã Tạ Xá (Tè), tổng Tạ Xá, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng, nay thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.v.v.
Còn xã Tạ Xá (Tè), tổng Bắc Tạ, huyện Tứ Kỳ, từ năm 1838 là huyện Vĩnh Bảo, nay thuộc xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, quê hương của hai Tiến sỹ Nho học: Hoàng giáp năm Nhâm Tuất (1502) Nguyễn Bá Tùng. Tại Bia đá Tiến sỹ Mao Điền tỉnh Hải Dương lập năm 2015 ghi: “Nguyễn Bá Tùng, xã Tạ Xá, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, nay là thôn La Xá, xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, đỗ Hoàng giáp năm Nhâm Tuất (1502)…”. Còn tại xóm Tường Vân, thôn Phương Tường, xã Hùng Tiến cùng huyện Vĩnh Bảo, thời nay lại có đền thờ Hoàng giáp Nguyễn Bá Tùng (Tòng) và bia công đức về việc xây dựng đền Hoàng giáp này thế mới lạ. Trong đó, Hoàng giáp Nguyễn Bá Tùng quê ở Tạ Xá (tên Nôm là Tè) huyện Tứ Kỳ, nay là thôn Tạ Ngoại và Nội Tạ, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo.
Quê ông sao ở ba nơi
Chỗ ghi La Xá, chỗ thời Tường Vân
Làng Tè là chốn nương thân
Nỗi buồn dằng dặc đau rần rật đau?
Còn Tiến sỹ năm Ất Mùi (1535) - Thừa Chính sứ Nguyễn Duy Tinh, người cùng làng với Hoàng giáp Nguyễn Bá Tùng, tức làng Tạ Xá (tên Nôm là Tè) huyện Tứ Kỳ, nay là thôn Tạ Ngoại và Nội Tạ, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Trong đó, Bia đá Tiến sỹ tại Mao Điền lập năm 2015 số thứ tự 337 ghi: “Nguyễn Duy Tinh, xã La Xá, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, nay thuộc xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, đỗ đệ tam giáp khoa Ất Mùi, năm Đại Chính 6 (1535), làm quan tới Thừa Chính sứ”. Hay cũng tại Bia đá Tiến sỹ này số thứ tự 396 còn ghi:“Nguyễn Duy Tinh, xã La Xá, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, nay thuộc xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, đỗ đệ tam giáp khoa Nhâm Tuất (1562), năm Quang Bảo 9… ”. Nếu ở cùng một thôn La Xá đã có Thừa Chính sứ đỗ Đại khoa năm Ất Mùi (1535) rồi, thì không bao giờ hậu duệ đời tiếp theo cùng họ Nguyễn lại dám đặt tên và tên đệm trùng với bậc cha chú thế hệ ngay trước. Còn sách Lịch sử xuất bản tại Hải Phòng, Nhà Xuất bản Hải Phòng năm 2018 ghi: “Nguyễn Duy Tinh, người sở Tây Tạ, nay là thôn Thượng Đồng và Hạ Đồng xã An Hòa, Tiến sỹ khoa Ất Mùi (1535), có đi sứ”.
Ông quê Tạ Xá chính tông
Bia chép La Xá lòng vòng xa sau
Sách ghi Tây Tạ bởi đâu
Một người ba chốn đớn đau nhói lòng?
Còn bên hữu ngạn sông là xã Lương Xá, tổng Lương Xá, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay là làng Lường Cả, xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Dịch lên phía thượng nguồn một đoạn ta gặp Nội Tạ độ (内謝渡), tức đò Nội Tạ, gọi tắt là đò Nội. Danh từ Nội Tạ, được tách ra từ Tạ Xá vào thời Lê sơ (1428 – 1527) có nghĩa là bên trong của Tạ Xá, nay thuộc thực địa phía Tây Bắc xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Những cái tên của chiều dưới, đồng trên như: Đầm Bến, Ao Sa, Chái Cửa, Chái Quan, Chái Bầu, Chân Chùa, Đống Nàn, Đống Trắng, Tám Mẫu, Gốc Sộp, Cao Thiên, Sào Đâu, Thùng Sen, Thùng Ông Kênh, Cống Gạo, Cống Tè, Mả Vua, Mả Kễu, Đống Đồng Quân, Đống Cầu, Đống Miễu, Đống Sừng, Đồng Cao, Đống Đồng Dung, Đống Củ, Đống Trúc,... Và đò Tè cùng đò Nội gắn bó với tôi một thời ấu thơ không bao giờ phai nhòa khi đêm đêm vào những kỳ nghỉ hè phải qua đò sang bên kia sông vì “miếng cơm, manh áo”.
Còn bên hữu ngạn sông đối diện với đò Nội là xã Lương Xá, tổng Lương Xá, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Tới cuối thế kỷ XX, thì đò Tè và đò Nội hay đò Lương Xá kết thúc vai trò chuyên chở người và hàng hóa qua sông. Trong bài thơ “Gọi đò” của mình viết vào cuối thế kỷ XX tôi có câu kết:
Gọi đò chẳng thấy đò xuôi
Gọi em mãi… ngỡ rằng tôi gọi mình.
Tiếp tục hành trình về phía thượng lưu chừng gần một cây số, ta gặp An Bảo độ (安保渡), tức đò An Bảo. Tên Nôm của giáp này là Gạo, nên thường gọi là đò Gạo thuộc xã Oai Nỗ, tổng Bắc Tạ, từ cuối thế kỷ XIX thuộc tổng Oai Nỗ, nay thuộc thuộc thực địa xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Còn bên kia sông là giáp Đống, xã Lương Xá, tổng Lương Xá, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Đinh, nay thuộc thực địa xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vào thời bao cấp đò Gạo hay Đống cũng đã kết thúc vai trò chở khách và hàng hóa của mình:
Tới bến đò Gạo chẳng thấy gạo đâu
Thấy bóng ngâu nằm sâu trong góc nhớ
Tôi kĩu kịt gánh mối tình duyên nợ
Chuyến đò chiều dang dở đã sang sông?
Ngược lên phía thượng nguồn một đoạn không xa, ta gặp Oai (Uy) Nỗ độ (威弩渡), tức đò Oai Nỗ. Vì tên Nôm của địa danh này là Nả, nên thường gọi là đò Nả, thuộc xã Oai Nỗ, tổng Bắc Tạ, từ cuối thế kỷ XIX thuộc tổng Oai Nỗ, nay thuộc thực địa xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Trong đó “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng” lại ghi chưa chính xác tên Nôm của làng này là Lả. Có lẽ làng Oai Nỗ này thuộc tốp đầu của thành phố có năm giáp (xóm) mang tên Nôm là: Nả (thôn Oai Nỗ), Giông (thôn Đa Phong), Gạo (thôn An Bảo), Bi (thôn Lê Lợi) và Mòi (thôn Đại Nỗ), được trải dài trên một diện tích khá rộng. Từ sau thời Đồng Khánh (1886 – 1888), thì các giáp trên lần lượt trở thành đơn vị hành chính cấp xã (làng có 25 hộ dân). Ví như những thửa ruộng lúa nước của làng Mòi ở tận mãi khu vực Phú Voi giáp với đê đò Giông, hay ở tận khu đồng Mây sát với làng Áng Ngoại, xã Trung Lập, hay ở khu vực đống Hóp (Trúc Hiệp, xã Hiệp Hòa)… khá xa xôi, mà trước đây chưa xe cộ hay phương tiện máy móc, ta có thể hiểu đời sống của thôn dân nơi đây vất vả như thế nào. Tại địa phương này thời nay vẫn còn câu ca cổ để đời:
Lên Giông xuống Nả, chớ ngả về Mòi
Lượm ba bó bẩy gánh nòi xương hom?
Còn đò Nả ngày xưa, nay là đò Giông thuộc xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Còn bên hữu ngạn sông là An Hiệp độ, tức đò An Hiệp thuộc trại An Hiệp, tổng Đào Xá, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay là đò A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vào sau ngày hòa bình (1954), thì lãnh đạo địa phương nơi đây đặt tên thôn này là A Sào theo tích của thời Tam Quốc là nơi chứa lương thực của quân đội Viên Thiệu. Và vào thế kỷ XIII thời nhà Trần, địa danh nơi đây là khu hậu cứ của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông rất nổi tiếng. Như vậy phần lớn thực địa làng A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ ngày nay thuộc tổng Lương Xá và một phần tổng Đào Xá, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định. Chỗ sát mép sông Tranh (từ cuối thế kỷ XIX là sông Hóa) của làng A Sào là bến Tượng, trước năm 1949 thuộc trại An Hiệp, tổng Đào Xá, huyện Phụ Dực. Tục truyền, đây là nơi voi chiến của Tướng quân Trần Quốc Tuấn bị sa lầy không lên được và lúc chia tay “người bạn thủy chung”, ông đã chỉ gươm xuống sông Tranh thề rằng: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề sẽ không trở lại bến sông này nữa?”:
Chia tay người bạn thủy chung
Giọt lòng đắng đót rưng rưng nghĩa tình
Người đi ai thắt tim mình
Kẻ đau chìm dưới sình lầy Tranh Giang
Buồn thương nước mắt loang loang
Câu thơ nhỏ máu bên hoàng hôn buông?
Thời nay đò Giông, hay đò Hiệp Hòa, hay đò A Sào vẫn hoạt động theo dạng phà kéo tay.
Dịch lên phía thượng nguồn ta gặp Lô Đông độ (爐東渡), tức đò Lô Đông, tổng Bắc Tạ, từ cuối thế kỷ XIX là tổng Oai Nỗ, nay thuộc thực địa xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo. Vì tên Nôm của làng này là Sưa, nên thường gọi là đò Sưa. Còn bên hữu ngạn sông là giáp Đồng Trượng thuộc xã (làng) Lô Đông, nay là khu dân cư số 5, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Các mặt Đông Bắc và Tây Bắc của giáp Đồng Trượng, xã Lô Đông này là xã Đào Xá, tổng Đào Xá, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định, nay thuộc xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Một làng đất ở hai nơi
An Khê(1) bên hữu, tả thời Vĩnh Long?
__________
(1): Xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình bao quanh 3 mặt xóm Đồng Trượng,xã Vĩnh Long.
Vào đầu thế kỷ XXI, có người lái đò Trần Văn Khương được một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về “tấm gương người tốt việc tốt”. Hình ảnh người đàn ông gầy gò, mảnh khảnh, nhưng nhanh nhẹn, cởi mở và đôn hậu. Bao nhiêu năm đã gắn bó, lăn lộn với bến sông Sưa, lặng lẽ “ăn cơm nhà thổi tù và cho hàng tổng” đã trở nên thân thuộc cùng thôn dân địa phương.
Đò ai cập bến xửa xưa
Như trong cổ tích giấc mơ lạ lùng.
Vào ngày 04 tháng 5 năm 2024 cầu Sưa chính thức được khánh thành, thì đò Sưa cũng kết thúc vai trò hoạt động của mình trong việc chở khách và hàng hóa qua sông.
Tiếp tục ngược lên phía thượng lưu sông ta gặp Tranh Chử độ (琤渚渡), tức đò Tranh Chử, gọi tắt là đò Tranh thuộc tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc thực địa thôn Chanh Chử, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. Từ đầu thế kỷ XX đò Tranh qua sông Luộc bắt đầu hoạt động, thì đò Tranh qua sông Hóa, được gọi tên theo đò bên hữu ngạn sông là Lộng Khê độ (弄溪渡), tức đò Lộng Khê thuộc tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Dực, phân phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định. Tên Nôm của làng này là Nhống, nên đò này được gọi là Nhống, nay thuộc thực địa xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Còn giáp (xóm) Nhảy sát với giáp Nhống về phía hạ nguồn, nên thôn dân địa phương thường gọi là đò Nhống Nhảy là vậy. Địa danh nơi đây với câu ca khá nổi tiếng là “Trai Đào Động, gái Lộng Khê”, tức con trai Đào Động (nay thuộc xã An Lễ) và con gái Lộng Khê (nay thuộc xã An Khê) cùng huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là những người cừ khôi, trai tài gái sắc. Từ thời bao cấp đò này đã kết thúc vai trò chở người và hàng hóa qua sông. Theo nghiên cứu của chúng tôi đây là con đò ngang có tuổi đời trên một thiên niên kỷ, đạt kỷ lục vào tốp lâu đời nhất của huyện Vĩnh Bảo.
Đò quê ngày đợi tháng chờ
Chênh chao nỗi nhớ xanh bờ tình duyên…
Ngoài ba con sông chính bao bọc mảnh đất “bảo vệ vĩnh viễn”, đồng thời nó còn là ranh giới của huyện Vĩnh Bảo với 5 huyện khác ra, ta còn thấy hệ thống sông nhỏ, sông nhánh, kênh mương khác từ phía Tây Bắc chảy về phía Đông Nam, tức chảy từ vị trí cao về vị trí thấp, mà tên Hán Việt gọi là xuyên (川), hay đà (沱), hay trinh (湞), hay kênh (涇),… như: Tranh Dương xuyên (琤陽川), nghĩa là sông con Tranh Dương, thời cách mạng đổi là Chanh Dương; Bạch Đà, nghĩa là con kênh mang tên Bạch; Vĩnh Trinh, con mương mang tên Vĩnh; Tranh Giếc kênh, nghĩa là con kênh mang tên Tranh Giếc, sau đổi thành Chanh Giếc. Theo bản đồ tỉnh Hải Dương và tỉnh Thái Bình thì kênh Chanh Giếc được nối từ sông Luộc thuộc xã Đông Lôi, tổng Viên Lang long vòng qua Cung Chúc, Áng Dương, Áng Ngoại vòng qua Kinh Hữu (An Hòa) và vòng về Nhân Mục, rồi Lễ Hợp ra sông Thái Bình. Một nhánh nữa bắt đầu từ cống Tây - An Bồ ngoằn ngoèo qua Tấm Thượng rồi uốn lượn qua Cao Hải - Lễ Hợp nối vào kênh Chanh Giếc. Tại thời điểm này (1909) chưa thấy đoạn sông Chanh Dương từ cầu Liễn Thâm tới Tranh Chử, như vậy đoạn sông Chanh Dương chia làm hai giai đoạn thi công. Đoạn từ làng Nhân Mục tới Dương Am ra sông Hóa được thi công từ 1901 tới 1904, còn đoạn từ Chanh Chử tới kênh Chanh Giếc làng Liễn Thâm được thi công sau năm 1909. Các nhánh sông trên cũng đều có đò ngang, nhưng số lượng người và hàng hóa qua lại không nhiều. Những đò này phần lớn là tự phát do cá nhân quản lý và phương tiện đều nhỏ cả về quy mô lẫn kích thước. Ví như ở kênh Chanh Giếc ta gặp đò ông Bồng,nay thuộc xã Trung Lập, đò Liễn Thâm, đò Gừng, đò Gia Phong…hay ở Bạch Đà có đò Đòng, đò An Quý… Và vào thời cách mạng thì việc xây dựng cầu thay đò ngang được phổ biến và các đò ngang ở các sông nhỏ cũng dần dần biến mất theo thời gian.
Nếu ở một góc nhìn tổng thể, ta thấy những đò chính có quy mô lớn tại huyện Vĩnh Bảo là: Đông Lôi – Hới; Mét – An Thổ; Lác - Quý Cao; Hàn; Ngải Am - Phương Đôi; Hà Dương - Thu Cúc; Nghìn. Còn lại các đò ngang khác đều có quy mô trung bình và nhỏ. Tới thời điểm hiện tại vẫn còn khá nhiều đò ngang đang hoạt động, ta càng có căn cứ khảng định nhu cầu về việc đi lại của người dân và giao thương hàng hóa qua sông vẫn còn nhu cầu lớn. Và những nét văn hóa về đò vẫn mãi trường tồn với cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng…
5-
Có câu ca dao khá dung dị, nhưng cũng thật ngọt ngào đằm sâu, dí dỏm và đầy day trở của người xưa khi viết về đò dọc và đò ngang gây ấn tượng với độc giả:
“Đò dọc rồi lại đò ngang
Có đi anh đợi có sang anh chờ
Đây là đò “Thực” không phải đò “Mơ”. Cái tên đò dọc hay đò ngang này, nó thể hiện sự tinh tế trong cảm xúc bởi con thuyền chở khách theo hành trình dọc dài có giới hạn nào đó, hoặc chỉ từ hữu ngạn sang tả ngạn sông hồ và ngược lại. Theo nghiên cứu của chúng tôi, thì hầu hết các xã (làng) cổ ven sông chính bao bọc huyện Vĩnh Bảo đều có đò ngang và qua năm tháng trong quá trình phát triển kinh tế, hay mở mang thực địa của từng địa phương, một số đò ngang bị triệt tiêu, hay sát nhập với các đò ngang làng tổng kế bên.
Còn lịch sử đò dọc được ra đời sau đò ngang một thời gian ngắn. Theo nghiên cứu của chúng tôi, thì toàn huyện Vĩnh Bảo có ba bến đò dọc chính: Thứ nhất là Đông Lôi – Hới, từ đầu thế kỷ XX chuyển về bến Tranh nằm ở bên tả ngạn sông Luộc, nay thuộc thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Bến thứ hai là Mét – An Thổ, vì từ khi huyện Vĩnh Bảo được thành lập (1838), huyện lỵ đóng tại tổng An Bồ nên nhu cầu đi lại của người dân và quan lại là rất cần thiết. Vào những năm ba mươi của thế kỷ XX khi quốc lộ Mười bắt đầu hoạt động, thì bến đò dọc ở Mét – An Thổ được di dời một đoạn chừng gần hai cây số về bến Lác - Quý Cao. Và bến thứ ba là Cống Hiền thuộc vụng cửa biển, sau là sông Dương, tiếp theo đổi thành Bạch Đà, nay thuộc địa phận xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Theo “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng”, thì từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII, nơi đây từng là tiểu cảng thương mại sầm uất, có nhiều người Hoa sinh sống và kinh doanh. Nhiều người làm sử ngày nay đã nhầm tiểu Cảng Cống Hiền, tổng Hạ Am, huyện Vĩnh Lại thành tiểu cảng Ngải Am, tổng Ngải Am. Còn thực tế, thực địa xã Ngải Am trước thời nhà Mạc vẫn còn là biển cả. Tuy bến đò dọc Cống Hiền này đã không còn hoạt động cách nay mấy trăm năm, nhưng nó vẫn in đậm dấu ấn một thời về miền đất cửa biển Vĩnh Bảo…
Không một công dân nào tại vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ lại không in sâu trong tâm trí về những bến sông, con đò và dòng sông quê hương. Đặc biệt với vùng đất đồng bằng châu thổ Vĩnh Bảo, thì những dấu ấn về sông nước không thể mờ phai trong tâm hồn từng người con quê hương. Dù có phiêu bạt ở góc bể chân trời nào, làm đến chức vụ gì chăng nữa, thì những con đò và dòng sông quê là những thi liệu ngồn ngộn trong cảm xúc để mỗi một công dân Vĩnh Bảo chúng ta có thể gửi gắm, thể hiện tình cảm của mình vào trong cuộc sống, trong niềm tin, trong tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương “Vĩnh Bảo yêu thương. Vĩnh Bảo quê mình”…
Hải Phòng, ngày 16 tháng 05 năm 2024
NG.T
Các tin khác
-
SẮC PHONG CHO THỔ THẦN LẠI BIẾN THÀNH NHÂN THẦN TRẦN QUỐC BẢO
-
PHU NHÂN CỤ TỔ HỌ TÔ NỘI TẠ - VĨNH BẢO
-
QUÁ TRÌNH THI CÔNG SÔNG CHANH DƯƠNG - VĨNH BẢO
-
CÁI TÊN A SÀO – THÁI BÌNH CÓ TỪ BAO GIỜ
-
DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA BẢNG QUÊ HUYỆN AN DƯƠNG
-
NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG VỚI CÁCH ĐẶT TÊN THẬT KỲ LẠ
-
NHỮNG SỸ TỬ CAO TUỔI NHẤT TRONG LỊCH SỬ KHOA BẢNG THỜI PHONG KIẾN VIỆT NAM
-
THƯỢNG THƯ – HẢI QUẬN CÔNG – TS. PHẠM ĐÌNH TRỌNG
-
NGUỒN GỐC SÔNG ĐA ĐỘ Ở HẢI PHÒNG
-
CÁT BI - HẢI PHÒNG CÓ TỪ BAO GIỜ?