VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Văn xuôi
THẺ CĂN CƯỚC - TÍT MÙ NÓ LẠI VÒNG QUANH
Tôi tin chắc rằng sẽ không có chuyện thẻ Căn cước lại “tít mù nó lại vòng quanh” nữa.THẺ CĂN CƯỚC - TÍT MÙ NÓ LẠI VÒNG QUANH
.
Tôi nhớ, cách nay chừng trên 60 năm, khi hỏi vợ cho anh tôi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Lúc họ nhà trai tới nơi, bị chú ruột người yêu anh tôi là Trưởng công an xã hỏi:
- Các bác có mang giấy tờ tùy thân gì theo không?
- Mình tôi có “Thẻ Căn cước” từ thời Pháp thuộc thôi và một Giấy đi đường của Phòng Giáo dục huyện cấp, nơi đến là Phú Thọ. Bố tôi trả lời.
Sau khi xem xong, ông chú người yêu anh tôi nói là không phù hợp và giải thích vòng vo là giấy này chỉ đến thị xã Phú Thọ thôi và mời tất cả các vị lên Ủy ban xã để giải quyết. Ngay sau đó, các cụ họ nhà trai tự ái và liền cuốc bộ ra ga xe lửa Phú Thọ về Hà Nội ngay, mặc dù họ nhà gái đã cử người ra tận ga tàu hỏa tha thiết mời mọi người quay lại…
.
Giấy chưng sminh nhân dân
.
.Chưng sminh nhân dân
.Căn cước công dân
.
Tôi kể câu chuyện trên để chứng minh “Thẻ Căn cước” có từ lâu (trước 1945) và việc làm quan liêu của công an địa phương. Rồi năm 1957 là Giấy chứng minh và năm 1964 Chính phủ ban hành Nghị định mới về cấp Giấy chứng minh. Những người từ 14 đến 17 tuổi, thì được cấp Giấy chứng nhận căn cước. Năm 1976 đổi thành Giấy chứng minh thư loại 9 số do Công an tỉnh, thành cấp. Năm 1999 lại đổi mẫu mã của Giấy chứng minh thư. Năm 2012 đổi thành thẻ Chứng minh nhân dân loại 12 số (thẻ nhựa). Năm 2016, thẻ Căn cước công dân thay cho Chứng minh thư (lúc là “Giấy chứng minh nhân dân”, lúc là “Chứng minh nhân dân”). Tháng 9/2020, cấp đổi thẻ căn cước công dân từ thẻ từ sang thẻ gắn chip điện tử. Chuẩn bị (2024) lại đổi thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước, giống như Thẻ căn cước thời Việt nam Cộng hòa.
Qua 7 lần đổi giấy “Căn cước” (1964, 1976, 1999, 2012, 2016, 2020, 2024) lại quay về với cái tên “Căn cước”. Chẳng khác nào mấy chục năm qua Bộ Giáo dục cải tiến chữ viết, gây tốn kém không biết bao nhiêu tiền của của dân, làm hỏng chữ viết của nhiều thế hệ học sinh, cuối cùng lại trở lại chữ viết cũ.
Còn nhớ, thời đi du học ở Liên Xô, tôi thấy tất cả công dân nước bạn đều được cấp hộ chiếu dùng suốt đời với một mã số nhất định và cứ tới thời gian quy định 15 năm, thì phải đăng ký lại ảnh mới, bởi vì ảnh lúc trẻ, hay lúc trung niên, hay lúc về già có khác nhau để Cơ quan chức năng không bị nhầm lẫn.
Vì quốc gia của họ rộng, nên tất cả mọi công dân khi tới nơi cư trú mới (kể cả đi thăm thú người thân) đều phải ra đồn công an nơi tạm trú trình báo, giống như đăng ký tạm trú tạm vắng tại Việt Nam. Nếu các “thành phần lang thang” bị công an tóm được, sẽ bị “đi tù lao động công ích” đúng 10 ngày không thiếu một giây. Nếu “tù nhân” đi xúc tuyết, đào đất… thì mới được ăn súp, còn không lao động trực tiếp, thì khẩu phần ăn chỉ có 2 mẩu bánh mỳ và cốc nước chè nhạt đường mà thôi. Sau tròn 10 ngày còn phải trả tiền nằm ở “khách sạn cao cấp không sao” với giá quy định hơi bị cao, chí ít bằng nửa tháng lương.
Hay những người trong độ tuổi lao động (từ 18 – 60 tuổi) không có giấy phép về sức khỏe của Hội đồng Giám định Y khoa, mà không đi làm bị ghép vào “giai cấp bóc lột” và đều phải “đi tù”. Ở đây ta có thể hiểu là bóc lột vợ con, người thân trong gia đình mình… Như vậy họ mới quản lý được những người lang thang, trộm cắp, hay bóc lột sức lao động người khác.
Tất cả việc so sánh với quốc gia khác đều là khập khiễng. Không biết, Bộ Công an Việt Nam có cần phải đổi thẻ Căn cước thành hộ chiếu, hay thẻ gì khác nữa không sau đây một thời gian. Tất cả các việc cải cách thủ tục hành chính hay phát minh, sáng chế ngày nay chỉ “hành dân là chính” mà thôi. Nếu cơ quan phát minh ra những sáng chế trên tự bỏ túi tiền mình ra mà làm cho dân. Tôi tin chắc rằng sẽ không có chuyện thẻ Căn cước lại “tít mù nó lại vòng quanh” nữa.
NGỌC TÔ
Các tin khác
-
SẮC PHONG CHO THỔ THẦN LẠI BIẾN THÀNH NHÂN THẦN TRẦN QUỐC BẢO
-
PHU NHÂN CỤ TỔ HỌ TÔ NỘI TẠ - VĨNH BẢO
-
QUÁ TRÌNH THI CÔNG SÔNG CHANH DƯƠNG - VĨNH BẢO
-
VĨNH BẢO ĐÒ ƠI!
-
CÁI TÊN A SÀO – THÁI BÌNH CÓ TỪ BAO GIỜ
-
DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA BẢNG QUÊ HUYỆN AN DƯƠNG
-
NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG VỚI CÁCH ĐẶT TÊN THẬT KỲ LẠ
-
NHỮNG SỸ TỬ CAO TUỔI NHẤT TRONG LỊCH SỬ KHOA BẢNG THỜI PHONG KIẾN VIỆT NAM
-
THƯỢNG THƯ – HẢI QUẬN CÔNG – TS. PHẠM ĐÌNH TRỌNG
-
NGUỒN GỐC SÔNG ĐA ĐỘ Ở HẢI PHÒNG