VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Văn xuôi
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC THẦN NAM HẢI, ĐÔNG HẢI VÀ TÂY HẢI
Trong quá trình nghiên cứu về các Thành hoàng làng được triều đình phong kiến Việt Nam phong tặng Thần sắc là các Thủy thần tại vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ,...SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC THẦN NAM HẢI, ĐÔNG HẢI VÀ TÂY HẢI
.
Trong quá trình nghiên cứu về các Thành hoàng làng được triều đình phong kiến Việt Nam phong tặng Thần sắc là các Thủy thần tại vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, đặc biệt là vùng đất ven biển Hải Phòng như Nam Hải Đại Vương, Đông Hải Đại Vương và Tây Hải Đại Vương. Ba Thần biển trên được gia tặng với các mỹ tự Trừng Trạm Tôn thần, hay Uông (Nông) Nhuận Trung Đẳng thần, hay Hoành Trị (Hợp) Thượng Đẳng thần. Ta có thể hiểu là 3 Thủy thần này ở 3 vùng biển khác nhau: Nam Hải (南海) nghĩa là vùng biển ở phía Nam. Đây là biển phía Nam của nước Việt cổ, tức phía Nam của tỉnh Quảng Đông – Quảng Tây, Trung Quốc thời nay.
Còn từ thời Đinh – Tiền Lê (968 – 1009) quốc gia Đại Cồ Việt ra đời, đặc biệt từ năm 1010 thủ đô di dời về Thăng Long, sau này được gọi là Đông Đô và thành nhà Hồ ở Thanh Hóa được gọi là Tây Đô. Vì thế vùng biển các tỉnh miền duyên hải phía Bắc nước ta (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) được coi là Đông Hải (東海), nghĩa là vùng biển ở phía Đông, gọi tắt là biển Đông. Còn vùng biển từ Thanh Hóa trở vào trong được gọi là Tây Hải (西海) nghĩa là vùng biển ở phía Tây, gọi tắt là biển Tây..
.
Qua các lý giải trên ta có thể thấy Thành hoàng làng mang tên Nam Hải Đại Vương Tôn thần, Nam Hải Tôn thần… là các vị thần có từ thời thời Đinh – Tiền Lê trở về trước (tức trước năm 968). Còn Đông Hải Đại Vương, hay Đông Hải Tôn thần, hay Đông Hải…, hay Tây Hải Đại Vương, hay Tây Hải Tôn thần… có từ thời Đinh – Tiền Lê (968) trở về sau. Và theo luật quy định, thì mỗi một vị Thành hoàng chỉ có một tên nhất định nào đó. Nếu được gia tặng, thì chỉ thêm những mỹ tự thôi, chứ không phải cùng một vị thần nào đó ở Thần sắc này là Nam Hải Đại Vương, còn ở Thần sắc khác lại là Đông Hải Đại Vương, hay Không Thành Đại Vương…
Có một điều đặc biệt nữa là tất cả những quan lại hoặc Hoàng thân quốc thích của 3 triều đại phong kiến Việt Nam là nhà Hồ (1400 – 1407), nhà Mạc (1527 – 1592) và nhà Tây Sơn (1788 – 1802), thì không bao giờ được triều đình phong kiến về sau phong Phúc thần. Vì 3 triều trên được coi là “nhuận triều”, hay “ngụy triều”, giống như những người từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, thì không bao giờ được Chính phủ Việt Nam thời nay vinh danh. Ví như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1586) từng phục vụ giúp cho 4 triều là nhà Mạc, nhà Lê – Trịnh và nhà Nguyễn và ông còn là người duy nhất được một đạo chính thống Cao Đài phong Thánh, nhưng cũng không có một Thần sắc nào. Còn ở tập "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cội nguồn & Khai sáng", chúng tôi đánh máy lại Thần sắc theo bản kê Thần tích Thần sắc do Lý trưởng làng Trung Am lập năm 1938. Các nhân vật trên như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Tử Nghi, Lê Ngọc Hân... được cư dân địa phương vinh danh, xây miếu, đền thờ cúng... vẫn diễn ra bình thường.
.
.
Trong đó trang 596 “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng” ghi các Thành hoàng như sau: Nam Hải, húy là Phạm Tử Nghi…; Nam Hải Đại Vương, húy là Phạm Tử Nghi; Nam Hải Đại Vương, tên tục Phạm Công Tử Nghi, tức Phạm Tử Nghi; Nam Hải Phạm Tử Nghi; Hay trang 589 ghi: Đông Hải (chính là Nam Hải) Tiết Chế Linh Ứng Đại Vương, tên húy Phạm Tử Nghi; Hay trang 606 ghi: Tứ Dương (Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi); Tứ Dương hầu tức Phạm Tử Nghi; Hay trang 602 ghi: Thần Chính Dực Bảo Trung Hưng, tức Phạm Tử Nghi.v.v và v.v.
Ta có thể khảng định một vị Thành hoàng làng không thể có nhiều tên như trên và kiểm tra qua các sắc phong ở các nơi cho là Phạm Tử Nghi, chúng tôi xác định vị Thành hoàng Nam Hải là một Thủy thần (có từ năm 968 trở về trước), không phải là Dương thần. Và tác giả làm “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng” viết sai hoàn toàn tên húy (tức tên khai sinh) của Tướng quân thời nhà Mạc này? Vì ông mang họ Phạm, húy là Thành, còn tên chữ là Tử Nghi, giống như Trạng Trình ở Vĩnh Bảo, tên chữ là Bỉnh Khiêm, còn tên húy là Văn Đạt.
Hay thần Đông Hải được ghi ở “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng” và trang website của họ Đoàn Việt Nam hầu hết đều cho là Tướng quân nhà Hậu Lý Đoàn Thượng, nhưng khi xem các Thần sắc ở nhiều địa phương khác nhau cùng năm Khải Định thứ 9 (1924), chúng tôi thấy tên thần không hoàn toàn giống nhau. Điều này chứng tỏ không phải cùng một vị thần. Ví như, tại làng Quý Cao, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, thì tên thần của vị này là Huệ Trạch Hoằng Hợp Quảng Nhuận Trác Vỹ Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng thần. Hay tại thôn Đông, xã Hà Hương (nay là làng Hà Phương, xã Thắng Thủy), huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, thì tên thần là Huệ Trạch Hoằng Thâm Quảng Nhuận Hoằng Trị Dực Bảo Trung Hưng Đông Hải Đoàn Thượng Đẳng thần. Hay tại xã Thiên Lộc, huyện Nghiêu Phong (nay là Gia Lộc, h. Cát Hải, Hải Phòng) và xã Nghi Dương, huyện Nghi Dương (sau 1945 là thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng), thì tên thần là Dũng Quyết Hoằng Thi Quảng Tế Hàm Chương Bỉnh Chính Trác Vỹ Thượng Đẳng thần.
Còn tại huyện Gia Lộc (Hải Dương), quê hương của Tướng quân Đoàn Thượng ở xã Lạc Thị, tổng Lạc Thị, hay xã Phương Duy, tổng Phương Duy kế bên đều có Thần sắc năm Khải Định thứ 9 (1924), thì tên thần là Kiến Nghĩa Bỉnh Trung Phù Chính Phi Anh Hiển Liệt Trác Vỹ Dực Bảo Trung Hưng Đông Hải Thượng Đẳng thần. Hay một đại quan nhà Lê sơ là Hoàng giáp Nguyễn Phục, còn gọi là Phục Công, hiệu là Tùng Giang tiên sinh, người xã Đoàn Tùng (Lâm), huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Sau khi mất, tục truyền được nhà vua phong Phúc thần và ban cho tước hiệu là Đông Hải Đại Vương, được thờ ở nhiều làng xã… Chính vì vậy, có khá nhiều thần Đông Hải, chứ không chỉ riêng có Tướng quân Đoàn Thượng nhà Hậu Lý. Tới thời điểm hiện tại chúng tôi cũng chưa biết chính xác tên thần của Tướng quân nhà Hậu Lý Đoàn Thượng. Trong đó, một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên, nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của các giảng viên cao cấp tại một số trường Đại học ở Hải Phòng và ở các tỉnh thành khác đều chủ quan khẳng định là: “Hầu hết thần Đông Hải đều là Tướng quân Đoàn Thượng thời Hậu Lý”?
NGỌC TÔ
Các tin khác
-
NGUỒN GỐC HỌ TÔ NỘI TẠ
-
BẾN QUÊ NỘI TẠ (PHẦN I)
-
“HÀ CẦU, HẠ HỒNG – SƠN ĐỒNG, QUỐC OAI”
-
NAM TƯỚNG LÊ CHÂN
-
SÔNG “KINH THẦY” CÓ TỪ BAO GIỜ?
-
ĐỒN SƠN CHU DU KÝ
-
CÁC BẾN ĐÒ NGANG - DỌC HUYỆN AN DƯƠNG CỔ
-
BẾN GÓT – CÁI VIỀNG HUYỆN CÁT HẢI (HẢI PHÒNG)
-
ĐÒ DỌC HUYỆN NGHI DƯƠNG (KIẾN THỤY – HẢI PHÒNG)
-
SẮC PHONG CHO THỔ THẦN LẠI BIẾN THÀNH NHÂN THẦN TRẦN QUỐC BẢO