/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

NHỮNG GIẢI ĐÁP VỀ QUÊ GỐC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Cảm ơn nhà văn Ngọc Tô qua cuộc trò chuyện ngày hôm nay!

NHỮNG HỎI ĐÁP VỀ QUÊ GỐC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

.

Nhà báo Huyền Phong:

      Khi tìm được quê gốc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì tấm bia đá tại Quèn Ma, Tam Điệp, người ta cho rằng đó là của Đông Sơn hầu (thời nhà Lê) Mạc Quyết và Từ Quận công có thể là tướng công Vũ Hộ, hai người đều ở huyện Nghi Dương (nay là Kiến Thụy) thời nhà Mạc hay không?

Nhà văn Ngọc Tô:

          Thưa nhà báo Huyền Phong, tôi có thể trả lời cụ thể như sau: Việc tình cờ phát hiện ra quê gốc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Ninh Bình là sự ngẫu nhiên trong quá trình nghiên cứu về vỹ nhân này và cộng thêm sự may mắn nữa. Mỗi một người sinh ra đều có quê gốc (nguyên quán) của mình và điều này càng đúng đối với những cư dân tại vùng đất ven biển non trẻ ở lục tổng khu dưới Vĩnh Bảo?

      Chuyện tấm bia công đức tại Quèn Ma, thành phố Tam Điệp được khắc vào ngày 26 tháng 03 năm thứ 7 đời vua Thuận Bình (1554), tương đương với niên hiệu Quang Bảo nguyên niên (1554) đời vua Mạc Tuyên Tông nằm tại khu vực Bắc triều do nhà Mạc quản lý, gần sát với khu vực ranh giới Nam triều do nhà Lê quản lý. Nếu công trình này do Đông Sơn hầu Mạc Quyết làm công đức thì ông được ban đất tại xã Đông Sơn, tổng Yên Lãng, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Nhưng từ khi nhà Mạc lên nắm quyền (1527), ông là em Mạc Đăng Dung, nên được phong tước Tín vương, rồi sau là Uy Tín vương. Trong khi ấy Tướng công Vũ Hộ có con trai lấy em gái Mạc Đăng Dung được gia phong làm Thiếu bảo Phụng triều thỉnh vào đầu năm 1528 và mất vào năm 1531. Ta có thể khẳng định hai nhân vật nhà Mạc này khi làm công đức thì họ đã mất từ lâu, không bao giờ hậu duệ của họ chấp nhận ghi niên hiệu nhà Lê (Thuận Bình thứ 7) và cũng chưa tìm ra nguyên nhân hai đại quan trên làm công đức tại miền quê hẻo lánh này?
.

Có thể là hình ảnh về Thuong Gia và To Ngoc Thach, mọi người đang đứng, cây và ngoài trời
Nhà văn Ngọc Tô (phải) và lãnh đạo phường Tân Bình, Tam Điệp bên bia công đức tại Quèn Ma, Tam Điệp, Ninh Bình.

Nhà báo Huyền Phong:

      Nếu là ông nội Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì vào thời điểm khắc bia ông Nguyễn Văn Tĩnh đã mất từ lâu và tại sao nhà văn vẫn khảng định Thiếu Bảo Từ quận công Nguyễn Văn Tĩnh tài trợ?

Nhà văn Ngọc Tô:

      Thực ra vào năm 1554, thì cả bố mẹ Trạng Trình cũng đã mất, chứ nói gì đến ông bà nội. Lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước cao nhất của nhà Mạc là Trình  Quốc công thì nhị đại (hai đời) cùng các con trai đều được ấm phong tước hầu và ông nội Nguyễn Văn Tĩnh được truy phong ấm với chức Thiếu Bảo Từ Quận công cùng với tước Đông Sơn hầu. Tôi nhấn mạnh lại đây là tước hầu của nhà Mạc và ông được cấp đất tại thôn Đông Sơn, tổng Bát Tràng, châu Vạn Ninh, phủ Hải Đông (nay là Quảng Ninh).

      Thông thường việc truy phong ấm cho người đã mất thường là tiền bạc hay đất đai, chính vì vậy mà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lấy số tiền này dùng vào việc làm công đức tại quê, nơi ông nội Nguyễn Văn Tĩnh sinh ra.

 Nhà báo Huyền Phong:

      Tại sao văn bia kia lại lấy niên hiệu nhà Lê mặc dù nó nằm trên đất nhà Mạc và lại đặt ở một vị trí bí hiểm được khắc trên một tảng đá lớn?

Nhà văn Ngọc Tô:

      Có lẽ chuyện này chỉ có thể là “Nhà Tiên tri” làm mà thôi vì chủ nhân của tấm bia đó đoán được thời thế, vận mệnh của quốc gia, nhất định nhà Lê sẽ thắng và cũng không khắc tên húy người làm từ thiện, lại nằm ở vị trí bí hiểm cũng như khắc trên một tảng đá lớn để tồn tại lâu dài nhằm đề phòng những chuyện không hay đối với dòng tộc. Hơn nữa, đây là việc làm công đức, nên ở bất cứ triều đại nào cũng được vinh danh. Do vậy gần năm trăm năm qua, tấm bia vẫn trường tồn cùng thời gian mà không bị phá hủy.

Nhà báo Huyền Phong:

      Tại sao gần năm trăm qua chưa có ai nhận ra đây là quê gốc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Nhà văn Ngọc Tô:

      Tôi có thể khảng định rằng, chắc chắn hậu duệ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và họ hàng của ông biết, ngay vào những năm 40 của thế kỷ XVIII hay Tiến sỹ Vũ Khâm Lân cũng đã biết được quê gốc của ông qua lời kể của hậu duệ đời thứ sáu Giang Thời Đương, nhưng vì nhà Lê vẫn đang tồn tại, nên ông chỉ ghi chung chung: “Quê gốc của Tiên sinh là nơi có sông, có núi, sơn thủy bao quanh rất hợp với phong thủy đắc địa của học thuyết Cao Vương xưa (tức Cao Biền là nhà phong thủy nổi tiếng đời Đường)”.

Nhà báo Huyền Phong:

      Lý do gì ông lại khảng định chắc chắn là quê gốc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là xã Quang Liệt, huyện Yên Mô, nay là thôn Quang Hiển, phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp?

Nhà văn Ngọc Tô:

      Có nhiều lý do như giải thích ở trên và đặc biệt là những gợi mở của Tiến sỹ Vũ Khâm Lân thời Lê trung hưng cũng phần nào hé lộ quê gốc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chúng tôi có nhiều năm nghiên cứu về tất cả các làng xã thuộc huyện Vĩnh Bảo, cũng như nguồn gốc các dòng họ thuộc vùng này, mới có thể khảng định quê gốc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôi nói lại quê gốc thôi, chứ theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt:

      Quê quán là nơi cha sinh (khai sinh theo họ cha), là nơi mẹ sinh ( khai sinh theo họ mẹ), còn nguyên quán (quê gốc) là nơi ông nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha), là nơi ông (bà) ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ). Như vậy Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm quê tại ấp Trình, trang Úm Mạt, huyện Đồng Lại, nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, còn nguyên quán mới tại Ninh Bình?

Nhà báo Huyền Phong:

      Cảm ơn nhà văn Ngọc Tô qua cuộc trò chuyện ngày hôm nay!

                                              NGỌC TÔ