/Rượu suông đắng nỗi nhớ nhà. Ta ngồi uống với mình ta hững hờ/ Thơ QUANG HUY

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

NHÀ THỜ CHÍNH TÒA HẢI PHÒNG CÓ TỪ BAO GIỜ?  

Còn công trình Nhà thờ Chính Tòa, mà cư dân Hải Phòng gọi tắt là Nhà thờ Lớn Hải Phòng có tuổi đời tới nay là 135 năm (1877 – 2023).

NHÀ THỜ CHÍNH TÒA HẢI PHÒNG CÓ TỪ BAO GIỜ?  

.

       Mặc dù Thiên chúa giáo đã thâm nhập vào Việt Nam từ khá lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của người dân ở vùng đất ven biển Hải Phòng. Song rất nhiều sách báo chính thống thời nay lại ghi: Nhà thờ Chính Tòa số 46 phố Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ XIX, buộc chúng tôi phải tìm ra lời giải đáp.

       Trước khi tỉnh Hải Phòng được thành lập (11/09/1887), thì vị trí Nhà thờ Chính Tòa trên thuộc thực địa xã (làng) Da Viên, tổng Da Viên, huyện An Dương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Hải Dương. Trong đó, trang 153 sách “Đồng Khánh địa dư chí” viết về phong tục huyện An Dương như sau: “…Theo Thiên chúa giáo gián tòng có 10 xã là Đồng Giới, Tri Yếu, Hàng Kênh, Phụng Pháp, Điều Sơn, Thư Trung, Lang Thâm, Lương Phụ, Trực Cát và Cát Bi”. Như vậy tới thời điểm thành lập tỉnh Hải Phòng (1887), thì toàn bộ các địa danh xưa nằm ở quận Hồng Bàng và quận Lê Chân thời nay, chưa có làng nào theo đạo Thiên chúa giáo. Và trong tay tôi có Bản đồ hành chính phụ cận Cảng Hải Phòng do người Pháp in năm 1874 cũng chưa thấy xuất hiện Nhà thờ công giáo nào ở các làng Da Viên, An Biên (ấp Vẻn), An Dương, Vĩnh Niệm, Trang Quan, Vĩnh Khê, Hạ Lý, Thượng Lý cùng An Chân.

       Vào thời điểm trước năm 1874, thì vùng Cửa Cấm - Ninh Hải đã là cửa khẩu đón tàu thuyền của nhiều quốc gia ra vào buôn bán, đặc biệt là từ năm 1876 trở đi Cảng Hải Phòng đón lượng tàu thủy ngoại quốc với mật độ dày hơn. Nắm bắt cơ hội này, Giáo hội Công giáo (xứ) Đông đã chỉ đạo xây dựng nhà thờ Thiên chúa giáo tại vùng phụ cận cảng Hải Phòng, nhằm phục vụ khách quốc tế và người Việt theo Thiên chúa giáo khi tới kinh doanh hay làm việc tại mảnh đất này.

 

Có thể là hình ảnh về đền thờ và tượng đài

       Một sự kiện đặc biệt được diễn ra đối với giới Thiên chúa giáo vùng ven biển nơi đây là vào năm 1877, thì Cha chính Masso Tế đã đứng ra hưng công công trình nhà thờ Thiên chúa giáo tại làng Da Viên, tổng Da Viên, huyện An Dương, tỉnh Hải Dương. Sau khi thành phố Hải Phòng được thành lập (1888), thì nhà thờ này được ghi bằng tiếng Pháp là Mission Catholique, nghĩa nôm na là “Trụ sở truyền giáo Thiên chúa”, nằm trên phố Mission (nay là phố Phạm Bá Trực) và phố Boulevard Courbet (nay là phố Hoàng Văn Thụ), ngày nay thuộc phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Còn bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng do Pháp in năm 1890 và năm 1898 đều thể hiện rõ “Mission Catholique”. Rồi sau này, nhà thờ Thiên chúa giáo nơi đây được mang tên Nhà thờ Chính Tòa hay gọi theo dân gian là Nhà thờ Lớn Hải Phòng.

          Trước ngày 11 tháng 09 năm 1887, thì tỉnh Hải Dương và tỉnh Quảng Yên (nay gồm Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh) do Giáo phận Đông coi sóc và đứng đầu là Giám mục Jose Terres. Vào năm 1890 Giám mục Jose Terres dời Tòa Giám mục từ tỉnh Hải Dương ra tỉnh Hải Phòng. Còn cơ sở Tổng đại diện chính chuyển sang Liễu Dinh một thời gian, rồi đưa về Kẻ Sặt. Sau đó tới năm 1924, thì Tòa Giám mục mới chuyển từ tỉnh Hải Dương ra Hải Phòng và đổi thành Giáo phận Hải Phòng. Thời nay Giáo phận Hải Phòng bao gồm toàn bộ thành phố Hải Phòng, toàn bộ tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và một phần tỉnh Hưng Yên. Tính đến năm 2021, Giáo phận Hải Phòng với 81 Linh mục trông coi 99 giáo xứ được phân chia theo 6 giáo hạt sau: Chính Tòa, Nam Am, Hải Dương, Kẻ Sặt, Hòn Gai, Mạo Khê.

          Để độc giả hiểu thêm về lịch sử những làng xã theo Thiên chúa giáo của vùng đất Hải Phòng, chúng tôi cung cấp cho độc giả toàn bộ 47 xã (làng) thôn theo Thiên chúa giáo, mà sách “Đồng Khánh dư địa chí” đã ghi: Ngoài 10 xã (làng) ở huyện An Dương ghi ở trên, thì hai huyện Thủy Nguyên và Nghi Dương (sau 1945 là huyện Kiến Thụy) chưa có làng nào theo Thiên chúa giáo. Còn tại huyện Vĩnh Bảo có 17 xã thôn là Bắc Tạ, Trung Tạ (nay là Tạ Ngoại), Hạ Đồng (nay thuộc xã Cộng Hiền), Ngải Am, Tiên Am, Dương Am, Lôi Trạch, Cổ Am, Vạn Hoạch, Hội Am, Lãng Am, Liêm Khê, An Cầu, Thiết Tranh và An Quý, Cống Hiền và Cựu Điện. Ở huyện Tiên Lãng theo toàn tòng có 4 xã là Đông Côn, Xuân Quang, Thúy Niểu, Đông Xuyên, còn gián toàn tòng có 8 xã là Xuân Lai, Diên Lão, Tiên Đôi Ngoại, Đốc Hậu, Bình Đông, Mỹ Lộc, Dương Úc, Lao Chử. Ở huyện An Lão có 7 xã là Liễu Doanh, Khúc Giản, Xuân Áng, Côn Lĩnh, Kim Côn, Cốc Tràng và Văn Khê. Cuối cùng là huyện Nghiêu Phong (tức Cát Hải) có một xã (làng) theo Thiên chúa giáo gián tòng là Đôn Lương.

       Ngoài 47 làng xã theo Thiên chúa giáo trên, thì các làng xã khác thời nay theo Thiên chúa giáo đều được ra đời từ thời Đồng Khánh trở lại nay (1888 – 2022). Còn công trình Nhà thờ Chính Tòa, mà cư dân Hải Phòng gọi tắt là Nhà thờ Lớn Hải Phòng có tuổi đời tới nay là 135 năm (1877 – 2023). Công trình nhà thờ này đã nhiều lần tu sửa và xây dựng theo kiểu kiến trúc Gothique với chiều dài 47 mét, rộng 17 mét. Tháp chuông hình vuông nhà thờ cao 28 mét. Ngoài ra còn có các phòng khác là nơi ở của các giáo sỹ, nhà khách và nhà làm việc.v.v.

NGỌC TÔ