/Rượu suông đắng nỗi nhớ nhà. Ta ngồi uống với mình ta hững hờ/ Thơ QUANG HUY

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

NGUỒN GỐC SÔNG LẠCH TRAY HẢI PHÒNG

Còn những cái tên như sân vận động Lạch Tray, phố Lạch Tray và phường Lạch Tray… mới có từ năm 1957 đến năm 1990.

NGUỒN GỐC SÔNG LẠCH TRAY HẢI PHÒNG

.

     Trong quá trình tìm hiểu về sự ra đời cảng Hải Phòng (1874) và thành phố Hải Phòng (1888) gắn liền với việc đào mới các kênh rạch, sông ngòi để tăng cường hệ thống giao thông đường thủy và bảo vệ “khu phố Tây”, cũng như lấy đất cát san lấp những đầm hồ, sình lầy, vùng đất trũng để lập nên nội đô thành phố Hải Phòng.

      Trong tay tôi có 3 tấm bản đồ hành chính trước thời Đồng Khánh (1886) của phủ Kiến Thụy, huyện An Dương và huyện Nghi Dương (nay là Kiến Thụy), tỉnh Hải Dương, thì con sông nối từ ngã 3 Trạm Bạc, tổng Điều Yêu (nay thuộc xã Lê Lợi, huyện An Dương) qua Bến Đạt, tổng An Dương (nay thuộc phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân) rồi đổ ra cửa Lại Hải (). Theo tên Hán Việt, thì từ Lại () có nghĩa là “dòng nước cạn chảy xiết trên cát”. Tên Nôm từ Lại là Lạch, nên thường gọi là cửa Lạch Hải. Còn nhánh sông từ cửa Nam Triệu chảy về phía Nam (phía bên triền Đông sông này là các đảo Tiên Sa, nay là Đình Vũ) tới giang phận tổng Trực Cát và đổ ra biển, cửa này mang tên Do Hải (). Như vậy hai nhánh sông trên đều đổ ra cửa biển phía Đông Nam của huyện An Dương xưa, tức khu vực phía Đông Nam của tổng Trực Cát. Trong đó, nhiều sách xuất bản tại Hải Phòng, trong đó trang 129 “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng” ghi: “Nhiều sách địa chí cổ có nhắc đến cửa Gio hay Khôi Hải khẩu, chính là nói đến chỗ sông Cấm đổ ra biển ở giang phận thôn Định Vũ” là chưa có cơ sở vì vị trí cửa Do không ở phía Đông Bắc huyện An Dương xưa.

      Và sau khi thành lập thành phố Hải Phòng (1888) thì chính quyền Pháp mới cho đào đoạn kênh nối từ sông Lạch Tray vào sông Tam Bạc, rồi đổ ra sông Cấm. Con kênh này đã chia đôi xã Vĩnh Niệm, tổng An Dương. Rồi vào đầu thế kỷ XX, chính quyền Pháp cải tổ lại các đơn vị hành chính cấp tổng xã, thì phần đất phía Tây Bắc của xã Vĩnh Niệm xưa được cắt cho xã An Lạc và xã An Dương (nay thuộc xã An Đồng), còn phần phía Đông Nam cắt cho xã Niệm Nghĩa (nay là phường Niệm Nghĩa). Và cái tên Vĩnh Niệm từ đó bị xóa sổ, sau này vào thập niên 70 thế kỷ XX mới xuất hiện xã Vĩnh Niệm, nhưng  cách vị trí làng Vĩnh Niệm xưa vài cây số về phía Đông và nay là phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

      Quay lại bánh xe thời gian!

      Theo tục truyền, dòng sông Lạch Hải từ ngã 3 Trạm Bạc đổ ra cửa biển có nhiều động vật thân mềm hai mảnh vỏ, mà người dân miền Bắc gọi là trai, nên sông này được đổi tên từ Lạch Hải thành Lạch Trai. Trong đó từ Trai còn có nghĩa khác là “nam giới”, nên người ta gọi theo tên Nôm là Tray và cái tên Lạch Tray được ra đời là vậy.

      Trong tay tôi có một số bản đồ hành chính cảng, tỉnh và thành phố Hải Phòng thời Pháp thuộc, thì bản đồ phụ cận Cảng Hải Phòng do Pháp in năm 1880 chưa có kênh đào Lạch Tray. Còn bản đồ hành chính tỉnh Hải Phòng (1887) vẫn chưa có kênh đào Lạch Tray, nhưng có cửa biển Lạch Tray và sông Lạch Tray, mà trước đó là cửa Lạch Hải và sông Lạch Hải.

       Và bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng do Pháp in năm 1898, đoạn kênh đào từ sông Lạch Tray vào sông Tam Bạc mang tên Lạch Tray đã xuất hiện. Còn kênh đào kia từ sông Lạch Tray, nên mang tên Lạch Tray thôi, giống như đoạn sông đào qua làng Hạ Lý nối sông Tam Bạc với sông Cấm, được mang tên sông đào Hạ Lý, nay là khúc sông từ khu vực chợ Sắt qua khu Vinhome ra sông Cấm.

 

       Như vậy ta có thể khảng định cái tên Lạch Tray được ra đời vào khoảng thời gian từ năm 1881 đến năm 1887, chứ không phải như trang 241 “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng” ghi: “Nhiều người địa phương cho rằng tên gọi Lạch Tray là tên lạch lớn nối sông Cấm với sông Lạch Tray hiện nay. Lạch này có nhiều trai, hến nên gọi là Lạch Trai. Các hồ Tiên Nga, An Biên thuộc lạch ấy”.

      Còn những cái tên như sân vận động Lạch Tray, phố Lạch Tray và phường Lạch Tray… mới có từ năm 1957 đến năm 1990 mà thôi.

.

Có thể là hình ảnh về bản đồ

   Bản đồ nội đô Hải Phòng năm 1898  

     NGỌC TÔ 

.