VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Văn xuôi
NGUỒN GỐC SÔNG HÓA?
Tục truyền dòng sông này tự hóa ra, nên gọi là sông Hóa. Thực tế tất cả các sông đều đều do tự nhiên tạo ra và sông Hóa là khúc sông nối tiếp của sông Luộc mà thôi.NGUỒN GỐC SÔNG HÓA?
.
Tục truyền dòng sông này tự hóa ra, nên gọi là sông Hóa. Thực tế tất cả các sông đều đều do tự nhiên tạo ra và sông Hóa là khúc sông nối tiếp của sông Luộc mà thôi. Từ thời Đồng Khánh (1886 – 1888) trở về trước, đoạn thượng lưu sông được mang tên Tranh, vì nó bắt nguồn từ xã Tranh Xuyên, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại, nay là thị xã Ninh Giang và làng Chanh Chử, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo.
Theo thời gian, đất đai được bồi đắp, biển mỗi ngày một lùi xa và nối tiếp sông Tranh là sông Tô. Giang phận sông Tô bên hữu ngạn từ ấp Tô Xuyên (蘇川) (tên Nôm là Tò, có giống gà tiến vua nổi tiếng), nay thuộc xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, còn bên tả ngạn là ấp An Lạc, huyện Đồng Lợi (nay thuộc xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) kéo dài về phía hạ lưu. Vào thời nhà Nguyễn thì sông Tô nối dài tới sông Ngải Am (sau này là sông Thái Bình). Đứng trước dòng sông này, bao cảm xúc trong tôi trào dâng và mấy vần lục bát mang tên “Sông Tô” được ra đời:
Ngập ngừng qua bến Tô Xuyên
Bần thần năm tháng con thuyền dạt trôi
Khúc sông bên lở bên bồi
Bờ em vun nắng bờ tôi mưa rào
Giá đời cho một chiêm bao
Sợi dây duyên phận buộc vào cổ tay…
Trời ngâu khoác áo mây bay
Tình xưa xa tít lòng đầy đáu đau
Bây giờ ngăn cách sông sâu
Hồn tôi mắc cạn đục ngầu sông Tô.
Bến phà Tranh
.
Bến Tượng (Voi) bên hữu ngạn sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, Quỳnh Phụ, Thái Bình
.
Trong tay chúng tôi có bản đồ hành chính trước thời Đồng Khánh (1886) của huyện Vĩnh Bảo, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương và huyện Thụy Anh, huyện Phụ Dực (phân phủ Thái Bình), tỉnh Nam Định, thì cái tên Hóa chưa xuất hiện. Còn bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình do Pháp in năm 1891 thì mới xuất hiện cái tên sông Hóa.
Tại sao sông này sau này được mang tên Hóa bởi lời thề diệt giặc Nguyên Mông nổi tiếng của Trần Hưng Đạo khi voi chiến của ông bị sa lầy ở bến Hóa, bên cạnh đền A Sào. Còn theo Doãn Cảnh Tinh (bản chép tay) thì: “Năm Quý Hợi (1443) mới tháng 2 có rồng đỏ vào cửa biển Đại Toàn (vùng giáp Vĩnh Bảo và Thụy Anh), thì tháng 4 rồng lại hiện ở bến Hóa, huyện Đồng Lại (Vĩnh Bảo và Phụ Dực)”. Ngày nay bến sông này còn có tên khác là bến Tượng bên hữu ngạn sông Hóa thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, còn bên tả ngạn sông là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
Sau này tại 6 tỉnh là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình và Quảng Nam đều có sông Tranh (do tật nói ngọng hoặc do Nôm hóa, nên một số tỉnh gọi là sông Chanh), vì vậy sông Tranh và sông Tô này được đổi thành sông Hóa vào cuối thế kỷ XIX theo cách đặt tên mới. Vì thế một số bài viết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại bến Tượng, khu di tích A Sào ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, bên hữu ngạn sông Hóa ngày nay với “Lời thề sông Hóa” là chưa chuẩn xác, mà phải là “Lời thề bến Hóa” hay “Lời thề sông Tranh”.
NGỌC TÔ
.
Các tin khác
-
NGUỒN GỐC HỌ TÔ NỘI TẠ
-
BẾN QUÊ NỘI TẠ (PHẦN I)
-
“HÀ CẦU, HẠ HỒNG – SƠN ĐỒNG, QUỐC OAI”
-
NAM TƯỚNG LÊ CHÂN
-
SÔNG “KINH THẦY” CÓ TỪ BAO GIỜ?
-
ĐỒN SƠN CHU DU KÝ
-
CÁC BẾN ĐÒ NGANG - DỌC HUYỆN AN DƯƠNG CỔ
-
BẾN GÓT – CÁI VIỀNG HUYỆN CÁT HẢI (HẢI PHÒNG)
-
ĐÒ DỌC HUYỆN NGHI DƯƠNG (KIẾN THỤY – HẢI PHÒNG)
-
SẮC PHONG CHO THỔ THẦN LẠI BIẾN THÀNH NHÂN THẦN TRẦN QUỐC BẢO