/Rượu suông đắng nỗi nhớ nhà. Ta ngồi uống với mình ta hững hờ/ Thơ QUANG HUY

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

NGUỒN GỐC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH VŨ

Làng Định Vũ thời phong kiến nằm ở vị trí khu vực khu Công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải II, quận Hải An ngày nay.

NGUỒN GỐC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH VŨ

 

        Gần chục năm trước, khi tham gia buổi “Lễ khai trương khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng”, thì một lãnh đạo có uy tín của Tổng Công ty này hỏi tôi:

  •  Bác tìm nguồn gốc bán đảo Đình Vũ hộ em với nhé?
  •  Được, để tôi xem? Chắc mất ít thời gian mới trả lời cho các anh, các chị được?

       Thế rồi, tôi cố gắng tìm kiếm các sách địa chí cổ, cũng như những ghi chép gì liên quan đến vùng đất sa bồi Hải Phòng này, nhưng đây là mảnh đất có rất ít tư liệu về chúng. Theo trang 33 sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội năm 1981 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm ghi: “Tổng Hạ Đoàn gồm 7 xã, thôn (làng, xóm): Hạ Đoàn, Đoàn Xá, Phú Xá, Vạn Mỹ, Vĩnh Lưu, Thượng Đoàn, thôn Định Vũ thuộc xã Vũ Yên”. Ngay phần ghi tổng này đã thiếu xã Vũ Yên?

Rồi liền mở xem bản đồ hành chính trên internet quận Hải An, huyện Cát Hải và huyện Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng ngày nay, có một điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là đảo Vũ Yên không có trong bản đồ 3 quận huyện trên. Khi hỏi trực tiếp qua điện thoại một cán bộ ở quận Hải An và được câu trả lời: “Đảo Vũ Yên thuộc phường Đông Hải I, quận Hải An, bác nhé”. Tiếp tục xem bản đồ hành chính phường này, thì cũng không thấy đảo Vũ Yên. Còn một điều đáng buồn nữa là dòng sông Bạch Đằng lịch sử, giờ bị thay tên bằng sông Đá Bạch. Không biết các quan quản lý Nhà nước có biết đơn vị nào vẽ bản đồ như vậy không?…

       Còn trang 128 sách “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải  Phòng” do các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia có đai đẳng về sử học, dư địa chí và Hán Nôm biên soạn ghi: “Đảo Định Vũ (thường gọi là Đình Vũ) thuộc huyện An Hải, tọa độ 200 4910”B, 1060430”Đ, phía Nam thành phố Hải Phòng, phía Bắc thị xã Đồ Sơn. Đảo hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông Cấm và sông Bạch Đằng... Rừng ngập mặn chiếm gần như toàn bộ đảo, chỉ có vài điểm dân cư thưa thớt (thôn Định Vũ ở cuối đảo, phía Nam; thôn Vũ Yên ở phía Nam kênh đào Định Vũ)...”. Và trang 129 sách này cũng ghi: “Định Vũ (thường gọi là Đình Vũ; Tên Nôm là Gio) là thôn thuộc xã Tràng Cát, huyện An Hải. Trước năm 1945 là xã Định Vũ thuộc tổng Trực Cát, huyện Hải An, tỉnh Kiến An. Theo hồ sơ thần tích, thời cổ, là thôn Định Vũ thuộc tổng Nam Triệu, huyện Thủy Đường. Ngạn ngữ địa phương tả địa thế huyện An Dương có câu: “Đầu… đuôi Gio, giữa gò Tam Quán” Nhiều sách địa chí cổ có nhắc đến cửa Gio hay Khôi Hải khẩu, chính nói đến sông Cấm đổ ra biển ở giang phận thôn Định Vũ. Dân Định Vũ sống bằng nghề đánh cá và làm muối…”. Hay trang 164 sách này ghi: “Cửa Do hay Gio, tên cổ là Khôi Hải Khẩu là tên khác của cửa sông Cấm hiện nay, thuộc địa phận thôn Định Vũ, huyện Cát Hải”. Theo quan điểm của chúng tôi, thì các tư liệu trên ở “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng” đưa ra chưa thật lô gíc và chưa có sức thuyết phục. Ví như, từ đầu thế kỷ XIX là giáp (xóm) Định Vũ thuộc xã Vũ Yên, tổng Hạ Đoàn đến thời Đồng Khánh là xã Định Vũ cũng thuộc tổng Hạ Đoàn và đến năm 1945 thì vẫn thuộc tổng Hạ Đoàn, huyện Hải An. Làng Định Vũ chưa bao giờ thuộc tổng Trực Cát, hay chưa bao giờ thuộc huyện Cát Hải, hoặc đoạn hạ lưu của sông Cấm đổ ra biển là cửa sông Cấm, chứ không bao giờ là cửa sông Do, hay cửa sông X nào đó.

 

Tập "Hải Phòng những trầm tích thời gian" vừa mới được xuất bản

 

       Còn trong xã (làng) Định Vũ có giáp (xóm) chính mang tên Do (), nên làng này còn gọi là làng Do, từ Do () là tên Hán Việt, không phải tên Nôm. Giống như làng Da Viên có giáp (xóm) chính mang tên Cấm (), nên làng này còn gọi là làng Cấm, từ Cấm () là tên Hán Việt, không phải tên Nôm. Và vị trí làng Định Vũ từ khi bắt đầu lập ấp đến năm 1945 đều ở vị trí phía Đông Bắc huyện An Dương thời phong kiến, nay thuộc khu vực Công ty Cổ phần DAP, Khu Công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải I, quận Hải An, Hải Phòng. Chính vì vậy, mà khúc sông chảy từ phía Đông Bắc về phía Đông Nam, tức từ cửa Nam Triệu đến cửa Do dài 12 dặm, rộng 110 trượng, sâu 2 trượng là Do Giang (猶江) tức sông Do, còn đoạn hạ lưu đổ ra biển phía Đông tổng Trực Cát là cửa Do (猶海口), nay là cửa Lạch Tray. Từ khi nước ta chuyển sang dùng chữ Latinh, thì từ Do được chuyển thành Gio và từ Da được chuyển thành Gia, nên mới có cửa Gio và làng Gia Viên là vậy.

     Thời gian trôi bồng bềnh

     Trên dòng đời lặng lẽ!

     Theo bản đồ huyện An Dương thời Đồng Khánh (1886) và sách “Đồng Khánh địa dư chí”, thì giáp (xóm) Định Vũ đã trở thành đơn vị hành chính cấp xã (làng) thuộc tổng Hạ Đoàn, huyện An Dương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Hải Dương. Hay cũng theo bản đồ thời Đồng Khánh của huyện này ta thấy: Cửa Do ở phía Đông khu vực tổng Trực Cát (nay là phường Tràng Cát, quận Hải An), chứ không phải ở khu vực cửa Nam Triệu như “Từ điển Bách khoa Địa danh Hải Phòng” ghi. Còn nếu tính từ cửa Do sang tới cửa Bạch Đằng, tức từ phía Đông Nam sang phía Đông Bắc của huyện An Dương xưa với độ dài 12 dặm. Đó là các bãi B1, B2 và B3 ghi tên Tiên Sa (), nghĩa của hai từ Tiên Sa là “bãi cát cạn”, hay là “đảo cát nhỏ”, trong đó bãi Vũ Yên (B3) là lớn nhất. Còn B4 Định Vũ () là “bãi cát cạn” chính, nhưng diện tích nhỏ hơn so với bãi Vũ Yên, nằm bên tả ngạn cửa Nam Triệu…

     Do biển ngày một lùi xa, diện tích đất liền của huyện An Dương được nới rộng thêm và việc đánh bắt cá phải ra biển xa hơn. Đến thời Đồng Khánh (1886 - 1888), thì Vũ Yên trở thành hòn đảo bị lùi vào trong nội địa, vì đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng kế bên đã được bồi sát đến đảo Cát Hải. Trong đó, diện tích các “đảo cát cạn” bên hữu ngạn sông Cấm, sông Bạch Đằng và bên tả ngạn sông Lạch Tray được mở rộng thêm về diện tích về phía biển.

     Từ lúc Hoàng Đế thứ 12 của Triều Nguyễn là vua Khải Định trị vì (1916 - 1925), thì cái tên Định Vũ được gọi chệch đi là Đình Vũ, vì phải kiêng tên húy (khai sinh) của vua. Còn trong văn viết vẫn ghi Định Vũ (), giống như trường hợp huyện Cẩm Giang, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. Từ thời vị chúa Trịnh thứ 6 là Trịnh Giang nắm quyền (1729 - 1740), thì gọi chệch là Cẩm Giàng, còn trong văn viết vẫn ghi là Cẩm Giang ()....

 

(Còn nữa)

NGỌC TÔ