/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

NGƯỜI THỦ ĐÔ CẦN PHẢI GƯƠNG MẪU?

Thấy măng để trong một cái thùng nhựa và ghi giá tiền một chục. Gọi mãi cũng chẳng có ai thưa, tôi liền bỏ tiền vào đó và lấy măng?

NGƯỜI THỦ ĐÔ CẦN PHẢI GƯƠNG MẪU?
.

       Thời gian gần đây ở thủ đô xảy ra khá nhiều chuyện điển hình phức tạp như: Chém giết lẫn nhau, con lừa đảo cha mẹ, vợ chồng lừa đảo nhau, quan dân đều tham, thực phẩm bẩn bảo sạch, ý thức người tham gia giao thông kém, không khí bị ô nhiễm thứ 2 trên thế giới…tất cả cũng đều do dân mình cả thôi. Để Hà Nội trở thành tấm gương sáng cho các tỉnh khác học tập, hay chính người thủ đô chúng ta phải đi học tập người vùng sâu vùng xa hoặc người khuyết tật, đây là một chủ đề còn đang gây nhiều tranh cãi?
       Cũng giống như nhà tôi cả bên nội, ngoại đều là ngành út, nên mỗi khi về chạp tổ mọi người đều phải tuân theo ngành trưởng, nhưng thực tình hai bên trưởng họ đều “yếu” về nhiều mặt. Tôi có nói vui: “Làm anh khó lắm. Đâu phải chuyện đùa…”, còn bằng không các bác ngành trưởng làm đơn xin xuống làm ngành thứ để ngành hai lên thay. Nghe thấy vậy các bác ngành trưởng phản đối kịch liệt… Cũng chính vì vậy nên thủ đô luôn phải là tấm gương sáng để các tỉnh noi theo.

       Hôm trước ra chợ KL (ở quận Đống Đa) mua ít trái cây để thăm ông bạn ốm. Người phụ nữ bán hàng nói bao nhiêu, chúng tôi trả đủ. Khi tới nhà bạn, thì vợ bạn tính khá cẩn thận mới hỏi: 
- Các anh mua mấy cân đây? 
- 3 ký? Tôi trả lời.
Vợ bạn tôi cân lại được hơn 2 ký thôi và bảo chúng tôi bị hố rồi. Tôi bảo: Cung cách bán hàng của người thủ đô ta là vậy?
Ngồi nhâm nhi ly nước mát tôi liền kể cho cả nhà biết về những điều tai nghe mắt thấy ở vùng xa xôi hẻo lánh:

       Mấy năm trước tôi có việc phải đi huyện vùng dân tộc thuộc tỉnh Hòa Bình, đến lúc quay về định mua một ít măng cho người nhà. Thấy măng để trong một cái thùng nhựa và ghi giá tiền một chục. Gọi mãi cũng chẳng có ai thưa, tôi liền bỏ tiền vào đó và lấy măng? Đi một đoạn xa rồi vẫn còn run vì sợ người ta đuổi theo thì phiền lắm. Lúc vào thành phố Hòa Bình hỏi ra mới biết người dân tộc khá thật thà và tin người, nên cách kinh doanh của họ là vậy. Tôi thì cho là họ có tấm lòng thật cao thượng: Nếu khách hàng nào đó mà không trả tiền thì họ cũng đã làm được một việc thiện, cũng giống như thời chúng tôi sống ở Liên Xô thập kỷ 60 - 70 thế kỷ trước. 

Tới hè năm ngoái, tôi lại có chuyến đi tham quan Sapa (Lào Cai) và thành phố Hà Khẩu. Riêng chuyện mua ngô bắp ở ven quốc lộ gần Sapa thì cũng tựa như chuyện mua măng ở Hòa Bình. Còn sang bên kia sông Nậm Thi là thành phố Hà Khẩu, thuộc Châu tự trị dân tộc Cáp Nê – Vân Nam – TQ). Lúc tới thăm khu thương mại của người Việt (cách Hà Khẩu hơn chục cây số) thì mua cái gì cũng có: Từ vũ khí nóng, đến sex và các công cụ kích dục…mà chỉ có riêng người Việt kinh doanh thôi. 

Còn ở Hà Khẩu thì không bao giờ có chuyện ăn cắp như ở Hà Nội, Hải Phòng hay Hồ Chí Minh... Từ nhà cửa đến hè phố cũng đều thẳng hàng tăm tắp, sạch sẽ, rất khó tìm được mẩu rác ở nơi này. Dân khá lành, chấp hành tốt mọi quy định của pháp luật....

Đến chiều chúng tôi trở lại thành phố Lao Cai và tới nhà người quen chơi, được biết: Ngay ở Lao Cai cũng rất hãn hữu có chuyện ăn cắp xảy ra. Xe máy để ở trước cửa nhà cả đêm chẳng sao. Tôi có đùa với chủ nhà: Ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc và bị ảnh hưởng của văn hóa dân tộc thiểu số? Anh bạn tôi liền giải thích: Chúng em từ xuôi lên đây gần 30 năm rồi và “nhập gia phải tùy tục” thôi mà các bác, chứ ở Lao Cai chủ yếu là người Kinh, còn người dân tộc ít lắm.

Rồi chuyện hàng ngày tôi hay đi tẩm quất ở hội người mù, thấy người mù khá thật thà. Họ đi bán chổi, bán các thứ hàng dân dụng khác nữa, nhưng không ai lấy của ai bao giờ. Một ông bạn nói: 
- Họ có nhìn thấy gì đâu là lấy? 
- Khi người mắt sáng để quên điện thoại ở phòng tẩm quất mà người mù nhặt được thì chắc chắn được trả lại, còn người mù mà để quên mà người sáng mắt nhặt được thì chắc chắn là mất. Tôi khảng định. 

Rồi lần trước khi nói chuyện với một cán bộ VIP ở QH về chuyên đề phòng chống tham nhũng ở nước ta. Tôi bảo nếu buổi sáng họp QH rải 500 tờ 500.000đ ra hội trường mà chiều thu về đủ thì Nghị quyết mới đi vào cuộc sống, còn thu không đủ 500 tờ thì họp bàn cũng bằng không mà thôi?

       Cũng từ những chuyện nhỏ nhặn vậy, người Kinh, đặc biệt là dân “thủ đô ngàn năm văn hiến” nên học tập ngay những người dân tộc thiểu số hay người mù tàn tật, chứ chẳng cần phải đi học ở đâu xa nữa?
.
Ngọc Tô