/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

Mối tình sét đánh (Love at fist sight)

Vào lúc 6 giờ sáng ngày giữa thu, tiết trời se se lạnh, chuyến tàu hoả Hà Nội - Hải Phòng từ từ chuyển bánh.
 

Mối tình sét đánh (Love at fist sight)

 

       Vào lúc 6 giờ sáng ngày giữa thu, tiết trời se se lạnh, chuyến tàu hoả Hà Nội - Hải Phòng từ từ chuyển bánh. Trên khoang có một nhà ngôn ngữ học người nước ngoài, bạn nhà văn Trung Trung Đỉnh, dáng vóc tầm thước, qua dáng vẻ toát lên là một người thông minh, thật thà và tốt bụng. Cùng đi trong toa tàu ấy có một cô gái Việt Nam, chợt nhìn qua ta có thể nhận ra đây là một cô nông dân chính hiệu 100% với dáng vóc nhỏ nhắn, da ngăm ngăm đen, tóc dài, lúc nào cũng mỉm cười, để lộ hàm răng trắng. Được biết cô gái tên là Thanh ở Quảng Xương - Thanh Hoá, hiện đang phụ bán hàng hoa quả ở siêu thị Ánh Dương, Hải Phòng, văn hoá mới học xong cấp II phổ thông vào thập niên 70 của thế kỉ trước, còn tiếng Anh chỉ võ vẽ biết 2 từ "có" và "không". Không biết bằng cách nào đó ông bạn "Tây" người Canađa tiếng Việt cũng chỉ biết có từ "cảm ơn" và "chào" mà hai người làm quen với nhau nhanh như vậy.

 

Các nhà văn từ phải qua: Tô Ngọc Thạch, Trung Trung Đỉnh, Thi Hoàng và Xuân Hiếu.

    Vì hôm nay tôi có công chuyện, nên phải nhờ cháu Khúc Thị Hệ, thông thạo tiếng Anh ra Ga đường sắt Hải phòng đón giúp. Con tàu 9 giờ vào ga, mọi hành khách đã ra hết, nhưng chưa thấy ông "Tây" đâu, Hệ bắt đầu lo lắng vì người khách này không có điện thoại, chưa biết mặt mũi ngang dọc ra sao. Thời gian từ từ trôi qua, rồi bỗng nhiên có một ông "Tây" và một cô gái nhỏ nhắn sánh vai nhau đi ra khỏi ga. Hệ tiến tới mạnh dạn hỏi bằng tiếng Anh:

- Có phải ông là Larry không?

- Vâng. Người đàn ông đáp

- Tôi là người được giao nhiệm vụ đón ông đây! Cô gái nói.

- Thế thì tốt quá. Cảm ơn cô! Larry trả lời.

Thế rồi 3 người họ về khách sạn trên đường Điện Biên Phủ, nơi tôi đã đặt phòng cho từ đêm hôm trước.

    Hôm nay phải về Vĩnh Bảo có việc riêng nên tôi mãi gần 3 giờ chiều mới gọi điện cho Larry được và ông ta hẹn sau 20 phút nữa sẽ gặp nhau. Tôi tự lái xe đến khách sạn và thấy Larry và Hệ đã chờ sẵn ở tầng 1. Có tiếng điện thoại réo vang ở Hệ, phía bên kia đầu dây là cô Thanh.

- Đón chị ở siêu thị Ánh Dương nhé! Thanh nói

- Vâng! Hệ trả lời.

Tôi nhớ nhầm ở một phố khác nên cho xe chạy tới gần ngã năm đường Đà Nẵng và máy điện thoại của Hệ vẫn reo vang:

- Chị ở siêu thị Ánh Dương, đường Trần Phú mà!

Lúc này tôi mới nhớ ra và cho xe quay lại. Khi xe chạy đến ngã 4 đường Phạm Ngũ Lão, siêu thị Ánh Dương thì Thanh vẫn gọi lại cho Hệ, qua dáng bộ tôi nhận ra cô gái mặc áo phông trắng đứng góc bên kia đường chính là người đang gọi điện thoại. Tôi nháy đèn, bóp còi và thò tay qua cửa kính vẫy, nhưng vẫn vô tác dụng. Nhanh như sóc, ông bạn Larry ra khỏi xe, đứng trên vỉa hè giơ tay làm hiệu có vẻ rất chuyên nghiệp. Sau một vài cái vẫy họ nhận ra nhau và cô gái tắt qua đường tiến về phía Larry. Họ cầm tay nhau rất hồ hởi phấn khởi như bao năm xa cách giờ mới gặp. Tôi bảo Hệ lên ghế trên còn ghế sau nhường cho hai người. Qua ánh mắt trìu mến của họ tôi có cảm nhận họ quen nhau từ rất lâu rồi thì phải?

Tôi hỏi:

- Ông quen Thanh từ bao giờ?

- Một điều bí mật. Larry đáp!

Đây là lần thứ 3 Larry đến Việt Nam, nhưng là lần đầu tiên đến Hải Phòng, nên tôi muốn giới thiệu Hải Phòng, về mảnh đất và con người cho ông bạn "Tây"...

Trên đường đi xuống Đồ Sơn tôi có nói nghĩa của mấy câu thơ:

Không đi không biết Đồ Sơn

Đi rồi mới thấy chẳng hơn đồ nhà

Đồ nhà tuy có hơi nhà

Nhưng là đồ thật hơn là Đồ Sơn!

***

Quê ông vốn ở Đồ Sơn

Mấy thằng nhăng cuội so hơn so bằng

Đồ Sơn trẻ đẹp, ga lăng

Hút hồn con mắt bằng trăm đồ nhà.

 

Tô Ngọc Thạch (trái) và Larry J. Fisk tại Bến Nghiêng Đồ Sơn

Mọi người phá lên cười và trên đường đi tôi giới thiệu về các địa danh Hải Phòng, mặc dầu tiếng Anh của tôi rất hạn chế nhưng ông bạn Larry đều hiểu cả. Khi đến bến Nghiêng trên biển có ghi: Nơi đây 13.05.1955 tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng thì Larry bảo xuống chụp ảnh. Đi lòng vòng một hồi hết Đồ Sơn rồi chúng tôi trở về Hải Phòng, quán 22 đường Văn Cao ăn cơm tối.

Tôi nói với Larry:

- Văn Cao là nhà thơ, nhạc sĩ danh tiếng của Việt Nam, người sinh ra tại Hải Phòng, ông còn là cha đẻ của Quốc ca Việt Nam!

Mối tình sét đánh giữa cô gái Việt và một công dân Canada

Larry rất lấy làm thú vị. Trứơc khi vào bữa ăn chiều thì cháu Hệ mới khoe hết những gì xảy ra từ khi đón Larry đến lúc gặp tôi. Khi bữa ăn trưa có 3 người, Larry nói: Đây là một gia đình, Larry là bố, Thanh là mẹ còn Hệ là con gái. Không biết quen nhau từ bao giờ nhưng tôi có cảm giác họ có tình cảm với nhau thật sự. Bữa ăn tối nay thì Thanh và Larry ngồi sát nhau, người này gắp thức ăn cho người kia, họ nhìn nhau bằng con mắt rất thân thiện, trìu mến. Trong bữa ăn chúng tôi có nhiều chuyện để nói, nhưng chủ đề chính vẫn là về tình yêu và hai người họ nói với nhau thông qua hành động và phiên dịch. Tôi có nói: Hôm nay tôi đãi ông, còn hôm nao đám cưới ông thì tôi và Trung Trung Đỉnh sẽ đến Canađa dự, cả nhóm lại được phen cười vỡ bụng...

Trên đường trở về khách sạn qua "Nhà sách Tiền Phong" tôi bảo Hệ vào mua cho Larry quyển sách học tiếng Anh đơn giản nhất và quyển từ điển Anh Việt bỏ túi để Larry có thể dạy bạn gái tiếng Anh và bạn gái dạy lại tiếng Việt cho Larry. Đêm nay là Tết Trung thu nên đường phố ngợp tràn người, xe cộ, tôi phải căng hết mắt và nhích từng mét lái xe bò về khách sạn, dòng người trên phố vẫn hối hả mỗi lúc một đông...

                                                              Đêm Trung thu 2009

                                                                   Tô Ngọc Thạch