/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

LUÂN ĐÔN, TRÁI TIM CỦA CHÂU ÂU

Mùa thu nước Pháp như muốn níu chân nhóm học viên chúng tôi lưu lại Paris một thời gian nữa,
LUÂN ĐÔN, TRÁI TIM CỦA CHÂU ÂU
(Bút kí của TNT)
 
I- CÔNG TRÌNH THIÊN NIÊN KỈ
 
 
        Mùa thu nước Pháp như muốn níu chân nhóm học viên chúng tôi lưu lại Paris một thời gian nữa, nhưng khóa học nâng cao ngắn hạn tại Học viện CNAM đã kết thúc. Người thì sang Đức, người đi thành phố khác, còn nhóm chúng tôi về Anh Quốc bằng đường hầm qua eo biển Manche. Trước kia, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết sơ qua về công trình thiên niên kỉ này rồi, nhưng nay mới được tận mắt chứng kiến. Điều đặc biệt là tuyến đường hầm này lại nối liền hai Thủ đô hàng đầu châu Âu với nhau và việc xuất nhập cảnh cũng làm từ hai đầu thành phố. Vương quốc Anh là thành viên chính thức của Liên minh châu Âu từ khá lâu, nhưng vẫn chưa dùng đồng tiền chung Euro. Và, muốn vào quốc gia này phải xin thị thực, nhưng không hề đơn giản. Chính đường hầm xuyên qua eo biển Manche, gây không biết bao khó khăn cho Vương quốc Anh trong việc quản lí người nhập cư bất hợp pháp, rồi vấn đề hỏa hoạn, mất điện và cả khủng bố nữa, nên việc kiểm tra an ninh trước khi xuất cảnh cực kì nghiêm ngặt.
        Lúc chúng tôi vào nhà ga chờ tàu, đồng hồ đã báo gần 10 giờ và theo sơ đồ chỉ dẫn xuống tầng dưới để lên tàu về Anh Quốc. Nhà ga tại đây được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, không giống như ga tàu hỏa Paris. Còn tàu tốc hành Eurostar chạy trên tuyến đường này được sản xuất độc quyền tại Pháp, nhưng ngày nay đã có tàu sản xuất tại Đức, tốc độ trên 160km/giờ. Lượng khách hàng năm vào khoảng trên 16 triệu lượt người và trên 15 triệu tấn hàng hóa/năm. Tàu bắt đầu lăn bánh từ Parislúc 10 giờ 10 phút, sau một thời gian khá lâu mới đến thành phố Calais, điểm cuối cùng của Pháp và vào đường hầm xuyên qua eo biển Manche.  
        
 
Nhà văn Tô Ngọc Thạch (phải) và Mr. Vũ tại nhà ga Luân Đôn
.
 
        ...Chúng tôi đang trôi trong con đường hầm dưới eo biển Manche, chẳng khác nào hành khách đi tàu điện ngầm ở Paris hay Luân Đôn mà thôi. Khoảng mấy chục phút sau con tàu đã sang thành phố Folkestone, điểm đầu tiên đến của nước Anh và tiến về Luân Đôn. Kể từ lúc xuất hành, sau hơn 2 tiếng đồng hồ anh em chúng tôi đã có mặt tại Thủ đô Vương quốc Anh vào giữa trưa một ngày đẹp trời. Thông thường thì đoạn đường này vẫn thông đồng bén giọt, nhưng hi hữu cũng xảy ra trục trặc về sự cố kĩ thuật như mất điện, tàu hỏng hóc... làm cho hành khách phải chờ hàng mấy giờ liền. Hôm nay là ngày may mắn với chúng tôi, tàu đi một mạch tới nơi và thời tiết cực kì thuận lợi. Ngồi trên con tàu cao tốc nối liền hai thành phố kì vĩ nhất châu Âu, trong tôi bật lên mấy câu thơ gan ruột:
Ngọn heo may như tiềm thức vào cõi lạ phiêu du
Lòng biển mở ra phi thời gian ta không biết mình già hay trẻ
Con tàu điện đưa tôi về bến Mơ thiên niên kỷ
Paris bồng bềnh lùi dần phía hoàng hôn
Bánh tàu lăn như nuốt hết bóng đêm
Mang hơi ấm đất đai xuyên qua lòng biển cả
Giấc mơ xanh hòa tiếng nói chung như vâng như dạ
Nối liền Anh - Pháp vào nhau
Thu rắc vàng lên siêu thực thâm sâu
Chuông nhà thờ vọng vang từng nhịp
Thăm thẳm con đường như đi từ tiền kiếp
Đến hôm nay vẫn huyền thoại một công trình
Phía bên này bao hào hoa đài các dọc sông Sein
Tháp Epphen đứng vươn cao ngạo nghễ
Phía bên kia Cổ Thành bên dòng Thêm đon đả
Huyền ảo mờ sương dang cánh tay mời
Mênh mang nụ cười
Sóng vỗ giấc chiêm bao
Ngày vỡ tựa pha lê lấp lánh trong hồn du khách
Giọt thời gian tích hợp
Hết bất ngờ này, choáng ngợp bất ngờ kia...
 
(Còn nữa)