VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Văn xuôi
LÀNG KÊNH HỮU - TỔNG BẮC TẠ - HUYỆN VĨNH BẢO
Thôn Kênh Hữu, xã An Hòa, từ năm 2025 là xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Trước năm 1945 là xã Kinh Hữu, tổng Bắc Tạ, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương.LÀNG KÊNH HỮU - TỔNG BẮC TẠ - HUYỆN VĨNH BẢO
.
Thôn Kênh Hữu, xã An Hòa, từ năm 2025 là xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Trước năm 1945 là xã Kinh Hữu, tổng Bắc Tạ, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Tên Nôm làng này là Chìa. Thời cổ giáp này là một xóm chìa ra của Tạ Xá, giống như giáp Dư của làng Hàng Kênh huyện An Dương, hay giáp Thừa của làng Trung Am, Vĩnh Bảo. Trước năm 1838 là xã Kinh Hữu, tổng Bắc Tạ, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng. Làng này nằm ở hạ lưu bên hữu ngạn kênh Tranh Giếc, nên mang tên Kinh Hữu (có nghĩa là bên phải của kênh nước) là vậy.
Đình và nghè Kênh Hữu thờ hai vị Thành hoàng: Đông Hải Đại Vương, tên húy là Đoàn Thượng, sinh năm 1181 mất năm 1228, vị tướng cuối thời nhà Lý đời Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông được thờ bằng ngai và bài vị ở đình. Còn Hạp Sở Phu Nhân Chi thần, chưa rõ tích, được thờ bằng hoa giấy ở nghè. Trước năm 1938 xã Kênh Hữu còn giữ được 6 sắc phong thuộc các đời: Tự Đức thứ 6 (1853), Đồng Khánh thứ 2 (1887), Thành Thái thứ 1 (1889), Duy Tân thứ 3 (1909), Khải Định thứ 9 (1924). Ngày tế lễ hàng năm: 11, 12, 13/11, ngoài ra còn tế thượng điền (12/07), kỳ an (lễ cầu an, lễ Thành hoàng lớn nhất trong năm).
Thần sắc cho Đông Hải Tôn thần niên hiệu Thành Thái thứ 1 (1889)
Nguyên văn chữ Hán (Vũ Hoàng):
Phiên âm (Vũ Hoàng):
Sắc Hải Dương tỉnh, Tứ Kỳ huyện, Kinh Hữu xã phụng sự Đông Hải Tôn thần, Hộ quốc tý dân, nhẫm trứ linh ứng, hướng lai vị mông ban cấp sắc văn, tứ kim phi thừa. Cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi Huệ Trạch Hoằng Hợp Quảng Nhuận Trác Vỹ Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng thần. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, thần kỳ tương hữu, bảo ngã lê dân.
Khâm tai!
Thành Thái nguyên niên thập nhất nguyệt, thập bát nguyệt.
Dịch nghĩa (Vũ Hoàng):
Sắc cho xã Kinh Hữu, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, nơi thờ thần Đông Hải Tôn thần Hộ quốc tý dân nhưng chưa được ban cấp sắc phong, lâu nay linh ứng đã rõ.
Nay vâng theo mệnh trời, xa nhớ tới công lao che chở của thần, phong cho thần là Huệ Trạch Hoằng Hợp Quảng Nhuận Trác Vỹ Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng thần.
Đặc chuẩn cho dân làng được thờ phụng như trước, mong thần hãy che chở cho dân lành của Trẫm.
Hãy tuân theo sắc lệnh này!
Ngày 18 tháng 11 năm Thành Thái thứ 1 (1889)
Trong quá trình tìm hiểu về miếu thờ Nam Hải Tướng Quân Tôn thần, gọi tắt là miếu Lác, hay một số đền thờ khác ở Hải Dương và Bắc Giang, chúng tôi phát hiện ra một Thần sắc khá cũ cho Hưng Đạo Đại Vương Tôn thần niên hiệu Tự Đức thứ 6 của xã Kinh Hữu tổng Bắc Tạ, huyện Tứ Kỳ, từ 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Chúng tôi xin đánh máy lại như sau:
Nguyên văn chữ Hán (Vũ Hoàng):
Phiên âm (Vũ Hoàng):
Hưng Đạo Tôn thần hộ quốc tý dân hiển hữu công đức. Kinh Hữu xã dân phụng sự, ngã Thế Tổ Cao Hoàng Đế Thống Nhất Hải Tự Độ Bị Thần Nhân, khả gia tặng Chí Trung Đại Nghĩa Hồng Huân Thượng Đẳng thần nhưng chuẩn Chí Linh huyện Lạc Sơn xã, Phượng Nhãn huyện, Vạn An xã cựu đồng phụng sự thần kỳ tương hữu bảo ngã lê dân.
Khâm tai!
Tự Đức lục niên chính nguyệt thập tứ nhật.
Dịch nghĩa (Vũ Hoàng):
Hưng Đạo Tôn thần hộ quốc tý dân hiển hữu công đức cho dân xã Kinh Hữu được thờ cúng. Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta đã ca ngợi “Hải tự độ bị” (đức tốt bao trùm bốn bể). Còn gia tặng Chí Trung Đại Nghĩa Hồng Huân Thượng Đẳng thần.
Chuẩn cho xã Vạn An, huyện Phượng Nhãn, xã Lạc Sơn, huyện Chí Linh cùng xã Kinh Hữu được thờ cúng như trước. Mong thần hãy che chở cho dân lành của trẫm.
Hãy tuân theo sắc lệnh này!
Ngày 14 tháng 01 năm Tự Đức thứ 6 (1853).
Qua Thần sắc này ta có thể khảng định nhóm thôn dân đầu tiên đến Kênh Hữu, tổng Bắc Tạ có liên quan tới làng Vạn An, tổng Kham Điền, huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang) và làng Lạc Sơn, tổng Đông Đôi, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương.
NGỌC TÔ
Các tin khác
-
GÃ KHỜ HAY THẰNG NGỐC VIỆT NAM CÒN SÓT LẠI Ở ĐẦU THẾ KỶ 21 NÀY?
-
MỘT SỐ “SẠN” TRONG CÁC TÊN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
-
104 PHƯỜNG XÃ CỦA HUYỆN VĨNH BẢO ĐẦU THẾ KỶ XX
-
NGUỒN GỐC HỌ TÔ NỘI TẠ
-
BẾN QUÊ NỘI TẠ (PHẦN I)
-
“HÀ CẦU, HẠ HỒNG – SƠN ĐỒNG, QUỐC OAI”
-
NAM TƯỚNG LÊ CHÂN
-
SÔNG “KINH THẦY” CÓ TỪ BAO GIỜ?
-
ĐỒN SƠN CHU DU KÝ
-
CÁC BẾN ĐÒ NGANG - DỌC HUYỆN AN DƯƠNG CỔ