/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

KÊ KHAI TÀI SẢN?

Như vậy là để xem đồng tiền của người làm ra có là “tiền sạch” hay không, tất cả đều nhìn vào tiền nộp thuế là biết…

KÊ KHAI TÀI SẢN?

.

       Cách đây mấy năm, tại một hôi nghị ở khách sạn Daewoo tôi có gặp một doanh nhân có tiếng người Hà Nội. Tôi nói đùa:

-         Chú là người giàu nhất thủ đô? 

Một bạn đứng bên nói:

-         Đúng với góc độ doanh nhân thôi bác ạ.

       Sau này qua báo chí và thực tế tôi thấy hiện nay ở nước ta có rất nhiều triệu phú và có cả tỷ phú nữa (tiền đô la Mỹ). Rồi việc giải thích số tài sản mà họ đang sở hữu cũng đủ kiểu. Người nói, có cái biệt thự như thế này là do tôi chạy xem ôm cả ngày lẫn đêm, người thì bảo do tôi nuôi lợn…  Còn ông cán bộ Q nói: “Đây còn là kết quả của cả một quá trình tôi lam lũ đi làm từ thời trẻ, nỗ lực vươn lên làm đủ thứ nghề. Thời thanh niên, tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội bán, có những lúc tôi lạc phải ngủ trong rừng. Năm thứ 3 đại học, tôi cùng bạn mở xưởng đóng giày ở Ngã Tư Sở. Mọi người đừng nhìn ở hình ảnh ngày hôm nay mà nên tìm hiểu cả quá trình” v.v.

       Để đánh giá như thế nào cho đúng về việc thu nhập (kê khai tài sản) là một việc quá dễ vì mọi công dân đều phải sống và làm việc theo pháp luật, nhưng các cơ quan thanh tra, phòng chống tham nhũng từ địa phương tới trung ương lại bị vướng như “gà mắc tóc”. Ai cũng biết trên đời này có hai loại thu nhập: Tiền thu nhập chính đáng được gọi là “tiền sạch” và tiền từ trên trời rơi xuống mà có thường được gọi là “tiền bẩn”.

       Gần đây việc phòng chống tham nhũng được trung ương quan tâm, nhiều người quá giàu xuất hiện, nhiều vụ tiêu cực được bới ra. Nếu là doanh nhân thì đỡ bị soi mói hơn, nhưng nếu là “đày tớ của dân” thì dễ bị báo chí phanh phui, dư luận ì xèo. Theo tôi thì công dân Việt Nam nào giàu cũng đều tốt cả, chỉ cần đồng tiền đó “sạch sẽ” là được.

ợc. 

.

 Ảnh theo internet

       Thí dụ, một công dân D muốn cho con đi du học Canada chẳng hạn, trước khi được phỏng vấn để cấp thị thực (visa) thì công dân này phải chứng minh thu nhập của cả gia đình nhà mình. Lương của từng thành viên gia đình là bao nhiêu? Nếu hiện nay khai quá ngưỡng 9.000.000đ/người thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân, lương càng cao thì thuế thu nhập cá nhân càng lớn. Hoặc công dân D kia có nhà cho thuê thì nhà đó lấy ở đâu ra và nộp thuế như thế nào, hóa đơn đỏ đâu? Giá cho thuê càng cao thì thuế nộp càng lớn…vì nó dính vào thuế thu nhập cá nhân… Còn nếu công dân D kia khai đi làm ở 2 cơ quan, thì nó lại dính vào luật công đoàn. Nôm na như vậy, công dân D phải chứng minh được có đủ “tiền sạch” cho con đi du học thì Đại sứ quán Canada mới cấp visa.

       Hay một doanh nghiệp dăm năm trước với vốn đăng ký là 10 tỷ đồng chẳng hạn, đến nay doanh nghiệp này tăng lên 200 tỷ đồng, thì 190 tỷ kia phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ít nhất là 20%. Hoặc một công chức mấy năm trước có 2 tỷ đồng nay tăng lên 50 tỷ đồng thì 48 tỷ đồng kia phải chịu thuế thu nhập cá nhân chí ít là 35%....

      Ngay một số nhà văn sau hàng chục năm trời nát óc viết được cuốn tiểu thuyết, chẳng may được một giải thưởng nào đó với 15 triệu đồng, thì cũng đều phải nộp thuế hoặc bị trừ tiền thuế ngay vào số tiền thưởng 15 triệu đồng trên, chứ không thể làm gì khác được… 

      Như vậy là để xem đồng tiền của người làm ra có là “tiền sạch” hay không, tất cả chỉ cần nhìn vào tiền nộp thuế là biết… 

Ngọc Tô


 

     .