VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Văn xuôi
IV- THEO DÒNG THỜI GIAN
Thời còn Liên Xô người Việt sinh sống tại Taskent chủ yếu là sinh viên tại các trường đại học Bách khoa, Tổng hợp, Y khoa, Nông nghiệp…IV- THEO DÒNG THỜI GIAN
Thời còn Liên Xô người Việt sinh sống tại Taskent chủ yếu là sinh viên tại các trường đại học Bách khoa, Tổng hợp, Y khoa, Nông nghiệp… Một vài trường cao đẳng kỹ thuật, trung cấp nghề 57, 31. Ngoài ra có trường kỹ thuật quân sự ở thị trấn Trirchic cách thành phố mấy chục cây số. Sau hiệp định về lao động giữa hai Chính phủ được kí kết có thêm người lao động nữa, nhưng số lượng không nhiều. Suốt từ những năm 1983 đến hết năm 1989, đang học ở Xibia, tôi nhiều lần quay lại Uzbekixtan, lúc bằng đường hàng không, lúc bằng tàu hỏa để tìm lại những kí ức xưa. Lúc thăm thày cô giáo cũ, những người quen dân bản địa. Lúc thăm mấy anh bạn từ Việt Nam sang công tác. Lúc thăm mấy chú đồng hương học ở TASGU, TASPI, kết hợp mua ít chậu nhôm, nồi áp suất gửi về gia đình... Năm tháng ấy người Uzbek thật đôn hậu, tốt bụng. Mảnh đất nơi đây vẫn đầm ấm nồng hậu đón chúng tôi như những ngày đầu mới đến.
Nền giáo dục của Taskent rất phát triển với 21 trường đại học. Có lẽ Trường Đại học Tổng hợp (TASGU), Bách khoa (TASPI), Nông nghiệp là nổi tiếng hơn cả. Xứ sở này đào tạo cho Việt Nam lớp đại học luật lòng cốt. Đây là nguồn cung cấp chính cho các cơ quan luật pháp Việt Nam và Đại học luật Hà Nội. Những người thành danh tại thành phố này nhiều, tôi chỉ biết mấy người như TSKH nông nghiệp Nguyễn Văn Giản, có gần 20 năm học tập làm việc ở đây, nói tiếng U như tiếng Nga, nhiều người hoạt động trong lĩnh vực truyền hình như Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan… Những người trở thành giáo sư, tiến sĩ thì không kể hết, như GS.TS Vũ Dũng, PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế và nhiều người trở thành những nhân vật quan trọng trong bộ máy chính quyền Nhà nước…
Cầu GUM
.
Quảng trường các dân tộc
Tháng 09 năm 2007, đoàn cựu sinh viên Việt Nam do tiến sĩ Vũ Xuân Hồng, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Hữu nghị Việt Nam làm trưởng đoàn, được Bộ Giáo dục Liên bang Nga mời sang dự hội nghị quốc tế những người tốt nghiệp đại học, cao học tại Nga và Liên Xô cũ. Đại diện gần 150 quốc tới dự. Những cựu sinh viên đều có những sở thích chung: Ẩm thực Nga, nói với nhau bằng tiếng Nga, yêu văn hóa Nga... Các cuộc họp phiên chính thức tại Nhà Liên bang (dom xaiuzov) Matxcơva và hội thảo tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia mang tên Lômônôxôp (MGU) và Học viện Puskin. Tôi làm quen với Viện sĩ Thông tấn Uzbekistan, Mukimov Kamil Mukimovich, chủ nhiệm khoa công nghệ Nano Đại học Tổng hợp Uzbekixtan và GS.TSKH Xaidov Mukhamadali Khakimovich, Phó Giám đốc Trung tâm cao học thuộc Viện Hàn lâm xã hội Xây dựng bộ máy Nhà nước Uzbekixtan được hiểu thêm về tình tình kinh tế, chính trị, xã hội và sự phát triển giáo dục của Uzbekixtan. Ngoài ra ở đây còn có các trung tâm nghiên cứu nổi tiếng như: Viện thông tấn Vật lý, Viện Vật lý hạt nhân, Viện năng lượng…
Rạp xiếc
.
Công viên mùa tuyết rơi
.
Hơn 30 năm đã trôi qua, những kí ức đã in sâu vào tâm trí. Trong thời kì nghỉ đông, ngày 03 tháng 01 năm 1977, nhà trường tổ chức thăm quan thành phố Camarcand. Năm ấy thời tiết tương đối lạnh Tà áo bạc dần thành tuyết trắng lao xao. Chúng tôi ra ga xe lửa về với Kinh đô cổ. Sau một đêm lênh đênh trên tàu, sớm hôm sau chúng tôi đã có mặt. Cảm nhận đầu tiên của tôi là các công trình văn hóa tuy bị thiên nhiên tàn phá nhưng con người nơi đây họ biết giữ gìn, bảo vệ và phục hưng những giá trị nghệ thuật từ ngàn xưa để lại. Người dân mến khách và lịch thiệp. Ai đã đọc “ngàn lẻ một đêm” hoặc tìm hiểu về “con đường tơ lụa” xưa kia, xem những lăng mộ cổ kính ở Trung Đông, có thể mường tượng ra được thành phố này. Xamarkand có lịch sử 700 năm trước công nguyên. Dân số 366.000 người chủ yếu là người Uzbek, Tadjik, người Nga và Do Thái. Trước đây công xã của Xamarkand đã từng có tại New-York, Los - Angiơlet, Ieruxalem, Tel - Aviv, Matxcơva, Beclin. Xamarkand nằm ở trung tâm “con đường tơ lụa vĩ đại” với độ cao 702 m so với mực nước biển...
Bách hóa Tổng hợp XUM
...Nhiều năm từng qua một số thành phố vùng đất Trung Á. Từ Khutgiand, Dusanbe (thủ đô Tadikistan), Chimken, Alma Alta, Astana (Thủ đô Kazakistan) đến Bacu (Thủ đô Azerbaizan), Askhabat (Thủ đô Turkmenistan)… Mỗi xứ sở tôi qua, mỗi địa danh tôi đến đều có những cảm xúc riêng, những hoài ức đặc biệt về cảnh quan, về miền đất và con người. Nhưng Taskent vẫn là thành phố thân thương, có nhiều kỷ niệm đẹp ăn đã sâu vào máu thịt tôi…
Tạm biệt vùng Trung Á. Tạm biệt Uzobekixtan. Tạm biệt Taskent, mảnh đất đầy tiềm năng và bí ẩn. Tạm biệt những con người đôn hậu, hiếu khách. Bao kỉ niệm không thể nào quên lại hiện về trong kí ức. Ngày nào đó có dịp gặp lại nơi đây để ghi thêm những gì mà tôi chưa cảm nhận và khám phá hết!
TH.A
Các tin khác
-
NGUỒN GỐC HỌ TÔ NỘI TẠ
-
BẾN QUÊ NỘI TẠ (PHẦN I)
-
“HÀ CẦU, HẠ HỒNG – SƠN ĐỒNG, QUỐC OAI”
-
NAM TƯỚNG LÊ CHÂN
-
SÔNG “KINH THẦY” CÓ TỪ BAO GIỜ?
-
ĐỒN SƠN CHU DU KÝ
-
CÁC BẾN ĐÒ NGANG - DỌC HUYỆN AN DƯƠNG CỔ
-
BẾN GÓT – CÁI VIỀNG HUYỆN CÁT HẢI (HẢI PHÒNG)
-
ĐÒ DỌC HUYỆN NGHI DƯƠNG (KIẾN THỤY – HẢI PHÒNG)
-
SẮC PHONG CHO THỔ THẦN LẠI BIẾN THÀNH NHÂN THẦN TRẦN QUỐC BẢO