/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

DANH SÁCH CÁC DI TÍCH “HÀNG HUYỆN” THỜI NGUYỄN CỦA HẢI PHÒNG

Hay tại huyện Yên Hưng thuộc tỉnh Quảng Yên xưa (nay là thị xã Quảng Yên) chưa thấy xuất hiện đền, miếu “hàng huyện” nào thờ Trần Hưng Đạo hay Vua Bà….

DANH SÁCH CÁC DI TÍCH “HÀNG HUYỆN” THỜI NGUYỄN CỦA HẢI PHÒNG

.

      Chúng tôi cung cấp cho độc giả về danh sách toàn bộ các di tích lịch sử, văn hóa “hàng huyện” của 15 quận huyện thuộc thành phố Hải Phòng. Các di tích đền miếu, mà chúng tôi gọi là “hàng huyện” giống như “Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố”ngày nay. Trong số này có cả những di tích, mà chúng tôi gọi là “hàng tỉnh” hay “hàng quốc gia”, giống như“Bằng xếp hạng di tích quốc gia” hay “Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt” ngày nay. Muốn biết được di tích nào thuộc “hàng tỉnh” hay “hàng quốc gia”, thì phải kiểm tra các  Sắc phong hay Lệnh chỉ được triều đình ban.

      Theo sách “Đồng Khánh địa dư chí” “Đại Nam nhất thống chí” cùng một số sách địa chí khác xuất bản từ thời Nguyễn. Và, đặc biệt là Bản đồ hành chính thời Đồng Khánh (1886) của tất cả các quận huyện thuộc thành phố Hải Phòng và một số huyện khác thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay gồm các huyện cổ sau: An Dương, Giáp Sơn, Vĩnh Bảo, Tiên Minh, An Lão, Nghi Dương, Thủy Đường, Đông Triều và phủ Ninh Giang, Nam Sách, Kiến Thụy, Kinh Môn của tỉnh Hải Dương cũng như các huyện Nghiêu Phong, Yên Hưng và phủ Sơn Định của tỉnh Quảng Yên.

       Đến hết thời Đồng Khánh (1888) thì trên toàn bộ thực địa vùng đất ven biển Hải Phòng này có trên 30 di tích đền, miếu “hàng huyện. Còn tất cả các đền miếu khác, mà thời cách mạng cấp “Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố”, hay “Bằng xếp hạng di tích quốc gia”, hay “Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt” không nằm trong số hơn 30 đền miếu trên, thì nó thuộc diện đền miếu “hàng xã” hoặc mới được dựng từ thời Thành Thái (1889 – 1907) trở lại đây. Đặc biệt từ thời “cơ chế thị trường” thì:

Miếu đền như nấm sau mưa

Với bao thần tích bất ngờ bủa vây.

      Sau đây là danh sách các di tích đền miếu đã được sử sách công nhận của toàn bộ các huyện nằm trong vùng đất Hải Phòng ngày nay và một số huyện khác của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hà Nam:

  1. Huyện An Dương và Giáp Sơn gồm 8 di tích:
  1. Văn Miếu huyện (Văn Từ) ở xã Hàng Kinh, tổng Đông

Khê, nay thuộc phường Hàng Kênh, quận Lê Chân.

  1. Đền thờ Ngô Vương (vua Ngô Quyền) ở xã Lương Xâm,

tổng Lương Xâm, huyện An Dương, nay thuộc phường Nam Hải, quận Hải An.

  1. Đền thờ Trần Hưng Đạo ở xã Phú Xá, tổng Hạ Đoàn,

huyện An Dương, nay thuộc phường Đông Hải I, quận Hải An.

  1. Đền thờ Liễu Hạnh thần nữ ở xã Thượng Đoàn, tổng Hạ

Đoàn, huyện An Dương, nay thuộc phường Đông Hải I, quận Hải An.

  1. Đền thờ thần Lôi Công ở xã Vân Tra, tổng Văn Cú, nay

thuộc xã An Đồng, huyện An Dương

  1. Đền thờ Phạm Tử Nghi ở xã Vĩnh Niệm và xã An Dương,

tổng An Dương, nay là các phường Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá, Vĩnh Niệm và An Dương, quận Lê Chân, cũng như làng An Dương, xã An Đồng, huyện An Dương.

  1. Đền thờ thần Cao Sơn ở xã Trí Yếu, tổng Điều Yêu, nay

thuộc xã Đặng Cương, huyện An Dương.

  1. Đền thờ Thượng thư Phạm Đình Trọng ở xã Khinh Dao,

tổng Vụ Nông, nay thuộc xã An Hưng, huyện An Dương.

  1. Huyện Vĩnh Bảo gồm 5 di tích:
  1. Đền thờ Hoàng Thái Hậu nhà Tống ở xã Ngải Am, tổng

Ngải Am, nay thuộc xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo.

  1. Đền thờ thần Cương Nghị và Bảo An thời Hùng Vương

ở xã Hà Hương, tổng Bắc Tạ, nay thuộc xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo.

  1. Đền thờ thần Đông Hải, húy là Đoàn Thượng tại xã Hà

Hương, tổng Bắc Tạ, nay thuộc xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo.

  1. Đền thờ Nam Hải tại xã Hà Hương, tổng Bắc Tạ, nay

thuộc xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. Qua kiểm tra sắc phong chúng tôi xác định đây là vị Thần biển (Thủy thần)

  1. Đền thờ thần sông Tranh ở ngã 3 Tranh, 2 xã Tranh Chử

và Tranh Xuyên cùng phụng thờ, bên triền tả (trái) sông Luộc, nay thuộc thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

  1. Quán cổ Trung Tân là một danh thắng tại xã Trung Am,

huyện Vĩnh Lại, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo.

  1. Huyện Tiên Minh gồm 7 di tích:
  1. Văn Miếu huyện (Văn Từ) ở xã Ninh Duy, tổng Ninh

Duy, nay thuộc xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng.

  1. Đền thờ vua Trần Nhân Tông ở xã Diên (Duyên) Lão,

tổng Diên Lão, nay thuộc xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng.

  1. Đền thờ Tông thất nhà Trần ở xã Hà Đới, tổng Hà Đới,

nay thuộc xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng.

  1. Đền thờ Ngô Thống lĩnh ở xã Cẩm Khê, tổng Cẩm Khê,

nay thuộc xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng.

  1. Đền thờ thần Kinh Sơn ở xã Vân Đôi, tổng Tử Đôi, nay

Thuộc xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng.

  1. Đền thờ thần Bạt Hải Long Vương ở xã Tử Đôi, tổng Tử

Đôi, nay thuộc xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng. Ngạn ngữ còn câu:

Lụt thì tháo nước cống Đôi

Hạ thì cầu đảo đầm Lôi đền Đàm.

      16- Đền thờ Trang Định Vương nhà Trần ở xã Để Xuyên, tổng Đại Công, nay thuộc xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng.

  1. Huyện An Lão gồm 3 di tích:
  1. Văn Miếu huyện (Văn Từ) ở xã Nguyệt Áng, tổng Phù

Lưu, nay thuộc xã Thái Sơn, huyện An Lão (Từ điển BKĐD Hải Phòng ghi nhầm là tổng Đại Hoàng).

  1. Đền thờ Phò mã Đô Úy Đại Vương, chồng Công chúa

Chiêu Hoa đời Trần ở xã Phù Liễn, tổng Phù Lưu, dưới chân núi Đào Lĩnh (nay là núi Thiên Văn) thuộc phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An.

  1. Đền Dụ Khánh ở xã Bách Phương, tổng An Luận, nay

thuộc xã An Thắng, huyện An Lão.

đ- Huyện Nghi Dương gồm 5 di tích:

  1. Văn Miếu huyện (Văn Từ) ở xã Xuân La, tổng Trà

Hương, nay thuộc xã Thanh Sơn, huyện Kiến Thụy.

  1. Đền thờ A Nàng Quỳnh Trân đời Trần ở xã Nghi Dương,

tổng Nghi Dương, nay thuộc xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy.

  1. Đền thờ thần Hùng trấn tước điểm, là đền thờ Thủy thần

Đồ Sơn (núi Tháp), nay thuộc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn.

  1. Đền thờ Ngô Quản lĩnh, thường gọi là miếu quan Chánh

ở thôn Đông Tác, tổng Đại Lộc, nay thuộc xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy.

  1. Đền thờ hai thần Đông Hải và Nam Hải ở 2 xã Cao Bộ,

tổng Cổ Trai, nay thuộc xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy và và Tiểu Trà, tổng Tiểu Trà, nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy.

e- Huyện Thủy Đường gồm 5 di tích:

  1. Văn miếu huyện (Văn Từ) ở xã An Lư (tên Nôm là Sưa),

tổng Thủy Tú, nay thuộc xã An Lư, huyện Thủy Nguyên.

  1. Đền thờ Trần Hưng Đạo ở xã Thụ Khê, tổng Trúc Động,

nay thuộc xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.

  1. Đền thờ Hoàng tôn nhà Trần (các cháu vua Trần đã hy

sinh trận chiến trên sông Bạch Đằng) ở xã Tràng Kinh, nay thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên.

  1. Đền thờ Hiển linh thần (con trai thứ 4 của Trần Hưng

Đạo) ở xã Chung Mỹ, tổng Kinh Triều, nay thuộc xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên.

  1. Đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc ở xã Thanh Lãng,

tổng Phù Lưu, nay thuộc xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên.

g- Huyện Đông Triều gồm 3 di tích:

      + Văn miếu huyện (Văn Từ) ở xã Yên Lâm, tổng Mễ Sơn, nay thuộc phường Đức Chính, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

      + Đền thờ vua Trần Thái Tông ở xã Yên Sinh, tổng Mễ Sơn,

nay thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

      + Đền thờ vua Trần Nhân Tông ở xã Yên Sinh, tổng Mễ Sơn,

nay thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

      (Các vua Trần sau khi mất phần lớn đều được đưa về quê an táng tại làng Yên Sinh, tổng Mễ Sơn, nên có miếu, đền thờ ở Yên Sinh là vậy)

  1. Huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên:

Chùa núi Lôi Âm ở núi Lôi Âm (danh thắng) thuộc địa

phận thôn Yên Cư, dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 16 (1720) triều Lê trung hưng, nay thuộc phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

  1. Huyện Nghiêu Phong, nay là Cát Hải:

       Chưa có đền miếu nào được ghi.

  1. Huyện Duy Tiên – Kim Bảng, tỉnh Hà Nội:

       Chưa có đền miếu nào được ghi.

Với hơn 30 di tích đền miếu trên, nếu so với các tỉnh thành khác trong cả nước, kể cả những nơi có bề dày văn hóa như các tỉnh Hà Nội hay Bắc Ninh xưa... thì số lượng đền miếu của Hải Phòng vẫn nằm trong tốp đầu quốc gia. Những di tích này góp phần làm nên tên gọi “vùng đất địa linh nhân kiệt xứ Đông, mà Hải Phòng là một phần trong đó.

Trong quá trình nghiên cứu và tiếp cận với các Bia đá Thần tích – Thần sắc, Sắc phong, Lệnh chỉ... chúng tôi thấy nhiều đền miếu được phong sắc, thì một số người dịch hiểu nhầm là sắc phong thần cho cá nhân Thành hoàng làng.

      Ví như, sắc phong năm Tự Đức thứ 6 (1853) cho lục tổng huyện An Dương (Lương Xâm, Trung Hành, Trực Cát, Hạ Đoàn, Đông Khê, Gia Viên), tỉnh Hải Dương. Hay sắc phong năm Tự Đức thứ 6 (1853) và năm Tự Đức thứ 33 (1880) cho 17 xã (Đông Khê, Phụng Pháp, Hàng Kênh, Dư Hàng, An Biên, Vĩnh Lưu, Hạ Đoàn, Đoàn Xá, Vạn Mỹ, Trực Cát, Đồng Xá, Cát Bi, Da Viên, Lạc Viên, Thượng Lý, Hạ Lý, An Chân) huyện An Dương, tỉnh Hải Dương cho đền thờ Ngô Vương (vua Ngô Quyền). Ở đoạn cuối sắc đều ghi: “Nay nối thừa mệnh lớn tiếp phê chuẩn cho được thờ phụng như cũ để tỏ lòng tôn kính Đức Ngài”.

      Như vậy ta có thể hiểu rằng đền thờ chính Tiền Ngô Vương (tức Ngô Quyền) ở xã Lương Xâm, huyện An Dương xưa được công nhận là di tích đền, miếu cấp “hàng tỉnh vào thời Tự Đức, giống như “Bằng xếp hạng di tích quốc gia” ngày nay. Còn 17 làng trên và 6 tổng phía Đông Nam huyện An Dương xưa được thờ Ngô Quyền ở đình làng mình, nhưng bắt buộc tham gia thờ phụng ở đền chính nữa.

      Hay khi tiếp xúc với 2 bia đá, còn được lưu giữ tại đền Hoàng Tôn nhà Trần tại thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên có liên quan tới Lệnh chỉ của Thanh Đô vương Trịnh Tráng vào năm Vĩnh Tộ thứ 8 (1626) thời Lê trung hưng, lệnh cho quan viên huyện Thủy Đường và xã Tràng Kinh (Kênh) tu tạo lại đền Hoàng Tôn. Trong đó có ghi: “Thượng Đẳng thần từ, minh hiển Thiên tử Hoàng Tôn”(上等神祠明顯天子皇孫), có nghĩa là “Làm rạng rỡ công đức các cháu của vua, cấp Thượng Đẳng thần cho đền”.  Và, 4 từ “Thiên tử Hoàng Tôn” chẳng phải là “các cháu của nhà vua” đó sao. Đây là Công lệnh cho đền thờ các cháu nội vua Trần Thái Tông (hậu duệ ngang hàng với vua Trần Nhân Tông), chứ không phải cho riêng cá nhân Tướng quân nào cả, mà sau này người đời lại cho là cá nhân Tướng quân Trần Quốc Bảo. Lệnh này giống như như “Bằng di tích cấp quốc gia đặc biệt” ngày nay cho khu di tích này.v.v.

      Qua các di tích đền miếu “hàng huyện” trên, ta thấy tại huyện Đông Triều, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc tỉnh Hải Dương xưa, hay tại huyện Duy Tiên – Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nội xưa chưa thấy xuất hiện đền miếu “hàng huyện” cho Nữ Thánh Lê Chân.  

       Hay tại huyện Yên Hưng thuộc tỉnh Quảng Yên xưa (nay là thị xã Quảng Yên) chưa thấy xuất hiện đền, miếu “hàng huyện” nào thờ Trần Hưng Đạo hay Vua Bà…., mà tất cả các di tích lịch sử liên quan tới cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông từ cuối thế kỷ XIII cho tới hết thời Đồng Khánh (1888) đều nằm trên thực địa huyện Thủy Đường (sau là Thủy Nguyên), thành phố Hải Phòng.

 

NGỌC TÔ