/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

CHƯA TÌM THẤY SẮC PHONG NÀO CHO NỮ TƯỚNG LÊ CHÂN?

Câu hỏi này giành cho những nhà quản lý văn hóa của trung ương và địa phương???

CHƯA TÌM THẤY SẮC PHONG NÀO CHO NỮ TƯỚNG LÊ CHÂN?



     Mấy năm trước khi tìm hiểu về Nữ tướng Lê Chân, chúng tôi có tới thôn An Biên xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh để tìm hiểu về thần tích của làng An Biên này. Được biết tại khu vực tỉnh Quảng Ninh thì hầu hất các chữ An đều gọi là Yên (nghĩa chữ Hán hai từ này giống nhau) như Yên Tử, Quảng Yên, Yên Quảng, Tân Yên, Yên Định,… Còn từ thế kỷ XX trở về thế kỷ XIX thì xã Yên Biên thuộc tổng Vĩnh Đại, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Sang đầu thế kỷ XX thì làng An Biên được sát nhập với làng Vị Thủy thuộc tổng Đạm Thủy, huyện Đông Triều.

     Theo Thần tích – Thần sắc của xã An Biên, tổng Đạm Thủy, huyện Đông Triều do hương Chánh hương hội và Lý trưởng Nguyễn Viết Thám viết ngày 03 tháng 04 năm 1938 cùng sách “Di sản Hán Nôm tỉnh Quảng Ninh tập I” thì làng An Biên, tổng Đạm Thủy, huyện Đông Triều thờ năm vị thành hoàng sau:

-        Đương cảnh thành hoàng Cao Sơn trung cung đại vương (thời Hùng Vương)

-        Đương cảnh thành hoàng Đông Sơn đại vương (thời Hùng Vương)

-        Đương cảnh thành hoàng Hoàng Phi công chúa (thời Hùng Vương)

-        Đương cảnh thành hoàng Kỳ Trần thổ công

-        Đương cảnh thành hoàng Trần Quý Công, húy là Hiền Đức

     Trước năm 1938 xã An Biên, tổng Đạm Thủy, huyện Đông Triều còn giữ được ba sắc phong cho thần Cao Sơn thuộc các đời: Tự Đức thứ 33 (1880), Duy Tân nguyên niên (1907), một đạo cấp vào năm Thành Thái (chưa rõ năm). Và một đạo cho Đông Sơn chi thần vào năm Đồng Khánh thứ 2 (1887).

 
 
Có thể là hình ảnh về tượng đài và ngoài trời
 
 Tượng đồng Nữ tướng Lê Chân tại Hải Phòng


Không có mô tả ảnh.

    .

Không có mô tả ảnh.

Thần tích xã Lạt Sơn, tổng Quyển Sơn, huyện Kim Bảng

 
 
 
Không có mô tả ảnh.
 .
 Thần tích - Thần sắc xã An Biên, huyện Đông Triều
 

     Thời gian sau chúng tôi đến nơi Nữ tướng Lê Chân mất, nay là xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam để xem ba sắc phong, được người dân nơi đây cho là của Nữ tướng Lê Chân. Khi xem các sắc, thấy đây là sắc phong cho Thánh tổ Bồ tát, không phải tên thần của Nữ tướng Lê Chân.

     Tháng sau chúng tôi quay trở lại Viện Thông tịn Khoa học Xã hội Việt Nam để tìm Thần tích Thần sắc cho xã Lạt Sơn, tổng Quyển Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam do Phó Chánh hội và hương Lý ghi, có dấu tròn viết ngày 18 tháng 04 năm 1938 gồm: Tám vị dương thần và năm vị âm thần là thành hoàng làng này, nhưng không có vị thần nào mang tên thần của Nữ tướng Lê Chân.

Thời gian xa tít tắp

Chỉ còn truyền dân gian

Sử bia nào chép hết

Chuyện một thời xa xăm

     Sau này chúng tôi có các dữ liệu thần tích về ba địa phương có liên quan tới Nữ tướng Lê Chân tại thành phố Hải Phòng là xã An Biên, tổng Đông Khê, huyện An Dương (thuộc quận Lê Chân, Hồng Bàng ngày nay), xã An Biên, tổng Kê Sơn, phủ Vĩnh Bảo (tức làng An Biên, xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo ngày nay) và xã Khúc Giản tổng An Luận, huyện An Lão (nay là thôn Khúc Giản, xã An Tiến, huyện An Lão ngày nay, gần núi Voi). Ngoài ra chúng tôi tham khảo thêm qua cuốn “Từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng” xuất bản năm 1998 ta thấy:

1- Đình và miếu An Biên (tên Nôm chữ Biên là Vẻn) tổng Kê Sơn, phủ Vĩnh Bảo thờ 5 vị thành Hoàng:

a-    Lý Quốc Sự Viên Quang Phổ Độ đại vương (thời nhà Lý)

b-    Dực Phù Quốc Chủ Sát Hải đại vương

c-    Thiên Quan đại vương

d-    Bạch Hổ tôn thần

e-    Huyền Phù tôn thần

2- Đình xã Khúc Giản, tổng An Luận, huyện An Lão (gần núi Voi) thờ các vị thành hoàng:

a-    Nam Hải, tên húy là Phán (Thục An Dương Vương)

b-    Hoàng Bà Long Hội tôn thần thời Hùng Vương

c-    Đang Cầu tôn thần

d-    Đài Đô

e-    Nghiêm Tín

3- Xã An Biên, tổng Đông Khê, huyện An Dương:

a-    Miếu cổ An Biên nơi thờ Lê Chân

b-    Đình An Biên (còn gọi là đình Đông An) thờ Lê Chân, được xây dựng

năm 1929.

     Chúng tôi không thấy tên thần của Nữ tướng Lê Chân và không thấy ghi sắc phong nào cho bà? Sau đó chúng tôi tìm được Bản kê thần tích số TSHN 3614 của xã An Biên, tổng Đông Khê được ghi bằng chữ Hán vào năm Bính Tý tức 1936 (ghi sai niên hiệu Bảo Đại thứ 10, đúng phải là niên hiệu Bảo Đại thứ 11), không có chữ ký, tên người khai, không có dấu. Trong đó có đoạn ghi: Sắc cho công chúa Thánh Chân đại vương tôn thần vào các năm:

-        Thành Thái nguyên niên (1889) với mỹ tự là Dực Bảo Trung Hưng

-        Thành Thái thứ 14 (1903) với mỹ tự là Trai Phục Linh Phù

-        Duy Tân thứ 3 (1909) với mỹ tự là Trai Phục Linh Phù Dực Bảo Trung

Hưng

-        Duy Tân thứ 5 (1911) với mỹ tự là Dực Bảo Trung Hưng

-        Khải Định thứ 9 (1924) với mỹ tự là Trang Huy Thượng đẳng thần

     Sau đó chúng tôi tới nghè Lê Chân (người Hải Phòng gọi là đền Nghè, mặc dù bà không phải là Tiến sỹ) do sở Văn hóa Thể thao & Du lịch quản lý, xem qua tấm bia đá thần tích được đặt trong nhà bia, có ghi một số sắc phong gần giống như trên, nhưng do chữ quá mờ và đông khách, nên năm dựng bia chưa xác định được, chứ không phải như một số sách xuất bản tại Hải Phòng ghi năm 1924 dựng bia. Từ đó tới nay do dịch covid đền đóng cửa, nên chúng tôi chưa đến kiểm tra lại được, nhưng chắc chắn thời gian dựng bia sẽ rơi vào từ năm 1925 đến năm 1945. Một số sách đã in ghi rằng sắc phong cho Nữ tướng Lê Chân để ở nghè Lê Chân, nhưng chúng tôi hỏi những người coi đền và được biết chưa ai nhìn thấy sắc phong? Còn tại đình An Biên do làng An Biên quản lý thì không còn bất kỳ bia đá cổ hay sắc phong nào?

     Vài tháng sau, nhân có việc tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi tìm được ba vị thành hoàng làng (nam giới) thời Tiền Lê (thế kỷ thứ IX) trong đó có phúc thần là Lê Chân (nam thần) được thờ ở xã Triều Đông, tổng Triều Đông, huyện Thượng Phúc (nay là ngoại thành Hà Nội) cùng với Lê Hồng, Lê Tuấn. Thành hoàng làng Lê Chân này kém Nữ tướng Lê Chân tới gần một thiên niên kỷ. Như vậy cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa phát hiện ra sắc phong nào cho Nữ tướng Lê Chân?

     Qua các dữ liệu trên ta có thể khảng định Nữ tướng Lê Chân được các địa phương trên vinh danh là thành hoàng làng từ thời Nguyễn trở lại đây, nhưng chưa được chính quyền phong kiến Việt Nam công nhận vì ngay tại quê bà hay nơi bà hy sinh còn chưa có sắc phong nào, huống hồ làng An Biên, tổng Đông Khê, huyện An Dương (nay thuộc quận Lê Chân, Hồng Bàng) mới có vài trăm năm rất khó có được? Câu hỏi này giành cho những nhà quản lý văn hóa của trung ương và địa phương???

                                    THI NGỌC