/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

CHU DU MIỀN ĐẤT VĨNH - TIÊN - AN

Sau đó chúng tôi chu du về đảo Bầu, huyện An Lão, một địa chỉ du lịch lý tưởng, đặc biệt tổ chức ngày thơ ở đây thì tuyệt?
CHU DU MIỀN ĐẤT VĨNH - TIÊN - AN
.
       Nhận lời mời của tân khoa Phạm Trung Tín, quê Vĩnh Bảo, hiện sinh sống và viết tại tp. Hồ Chí Minh, mấy anh em chúng tôi từ Hải Phòng về mảnh đất “Bảo vệ vĩnh viễn”. Xe đang bon bon trên quốc lộ 10 thì bên kia đầu dây Nguyễn Đình Minh ới:
- Các bác xuống thẳng chỗ đền cụ Trạng nhé?
- Được, Kim Chuông trả lời.
      Tôi liền giải thích cho mấy anh em trên xe biết thêm về mảnh đất Trung Am này. Trước năm 1543 thì quê Trạng Trình là thôn Trình Tuyền, trang Kẻ Am, sau là trang Cổ Am, chính vì vậy mà vua Mạc đã phong tước cho Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trình Tuyền hầu. Đây cũng là một tước khá cao (từ trên xuống gồm: Công, hầu, bá, tử, nam). Cái tên Trình Tuyền gắn liền với quê quán, còn hầu là tước.
       Sau khi cụ về trí sỹ (khoảng năm 1543 – 1567) thì cái tên Trung Am xuất hiện, thay thế tên Trình Tuyền. Đặng Hữu hỏi tôi:
- Ông dựa vào căn cứ nào?
- Chúng tôi đã khảo cứu 3 tấm bia đá ở 3 chùa thuộc huyện Thái Thụy, Phụ Dực và Quỳnh Côi tỉnh Thái Bình, trên bia có ghi: Tiến sỹ cập đệ Đệ nhất danh Trình Quốc công trí sỹ, Vĩnh Lại, Trung Am Hanh Phủ. Qua đây ta còn thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong Trình Quốc công khi cụ Trạng đang còn sống, chứ không phải lúc cụ qua đời như một số sách báo ghi. Và chúng tôi còn phát hiện ra thêm một bí danh của cụ khi về hưu là Độn Tẩu (nghĩa là ông già về ở ẩn). Tôi trả lời.
- Thế ông có biết ông nội cụ Trạng tên gì không? Đặng Hữu tiếp tục hỏi?
- Có, tên bố cụ Trạng là cụ Nguyễn Văn Định, còn ông nội của cụ Trạng là cụ Nguyễn Văn Tĩnh. Tôi trả lời?
       Một lúc sau chúng tôi đã có mặt tại khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã thấy nhóm của Nguyễn Đình Minh đang chờ. Chúng tôi vào nhà Sắp Lễ uống nước, Phạm Trung Tín đã chuẩn bị lễ và mọi người vào đền dâng hương.
       Cũng như các lần trước, đoàn sau đó đi tham quan di tích toàn bộ thắng cảnh khu di tích này. Tại đây tôi có hỏi một người lớn tuổi trong ban quản lý khu di tích này là người gốc thôn Trung Am, hiện sinh sống cách khu di tích đền Trạng hơn trăm mét. Tôi liền hỏi:
- Bác thấy khách đến đây thì từ địa phương nào nhiều nhất?
- Từ nội thành Hải Phòng và sau đó từ tỉnh Thái Bình? Cụ V trả lời?
- Thế người dân Trung Am, Lý Học có đến xin cụ Trạng ban lộc không? Tôi hỏi.
- Hãn hữu lắm chú ạ. Cụ V trả lời
- Thảo nào, thôn Trung Am hơn 400 năm nay chẳng có một tiến sỹ nào là phải. Ngay cả một Chánh tổng thời phong kiến cũng hãn hữu, còn thời cộng sản cũng chẳng có một phó chủ tịch huyện, hay một thượng tá… Tôi đáp
- Chú nói đúng quá. Người làm quan to nhất thời cộng sản là người họ Tô với chức vụ cao nhất là Trưởng phòng Sở Lao động? Cụ V trả lời.
       Ngay sau đó anh em chúng tôi trở về nhà hàng Âu Lạc gặp gỡ, ăn trưa. Có mấy chú từ thành phố Hồ Chí Minh về, nên bầu không khí vui vẻ khác hẳn. Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc kết thúc, mọi người từ biệt nhau và mấy anh em tôi tới chùa Đót Sơn, huyện Tiên Lãng để thăm cây bồ đề 1.000 năm tuổi. Có người nói là bồ đề cổ thụ có tuổi đời khoảng 1.500 năm, người nói có từ thời xây dựng chùa Đót Sơn (thời nhà Lý) tức gần một thiên niên kỷ. Vì không phải là người rành về lâm nghiệp, nên chính xác cổ thụ này bao nhiêu tuổi thì phải nhờ tới các chuyên gia. Nhưng dẫu sao đây cũng là bồ đề cổ thụ có tuổi đời khá cao.
       Sau đó chúng tôi chu du về đảo Bầu, huyện An Lão, một địa chỉ du lịch lý tưởng, đặc biệt tổ chức ngày thơ ở đây thì tuyệt?
.


Ngọc Tô bên cây bồ đề ngàn tuổi
.



Đoàn vào dâng hương cụ Trạng
.


Đoàn du ngoạn quanh đảo Bầu
.
                                                                          Ngọc Tô