/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

VĂN HỌC QUỐC TẾ

Đất và Người Baikal (P8)

Sự khác nhau rất đáng kể về nhiệt độ dưới nước và trong không khí là lý do quan trọng để hình thành nên sương mù

Đất và Người Baikal (P8)

 

Ngô Thạch (NuocNga.net) biên dịch
 
Phần 3 - Thời tiết Hồ Baikal

Sương mù trên Hồ Baikal

 
Sự khác nhau rất đáng kể về nhiệt độ dưới nước và trong không khí là lý do quan trọng để hình thành nên sương mù ở khu vực lòng Hồ. Vào mùa hè, lượng hơi ấm từ các vùng khô ráo tỏa xuống khắp các bề mặt nước lạnh của vùng hồ, vào cuối mùa thu và mùa đông nước bắt đầu bay hơi từ bề mặt. Trên thực tế hiện tượng sương mù được giải thích rằng, đó là toàn bộ lượng không khí mát từ các vùng khô ráo bao trùm lên thung lũng của vùng hồ. Sương mù bao phủ chủ yếu là ở trên các dải đất uốn cong ven bờ, trên các vũng, các vịnh và trên các cửa lạch của các dòng sông. Và khi đó chúng ta có thể được nhìn thấy "những hình ảnh thật kỳ diệu: lúc đó hiện lên là, một chiếc thuyền buồm với cánh buồm trắng như tuyết đang lao hết tốc độ đến đón bạn; lúc đó hiện lên là, một tòa lâu đài lộng lẫy thời Trung cổ đang lơ lửng một cách điềm đạm trên không trung, nó êm ả trôi xuống như thể tự mình thích nghi với những môi trường xung quanh; lúc đó hiện lên là, một đàn thiên nga chúng đang kiêu hãnh với những chiếc cổ cao trăm ngấn ngay trước mắt các bạn…" Khá nhiều chú giải và sự tưởng tượng được kết nối với những ảo ảnh Hồ Baikal. Nhìn từ quan điểm khoa học, thì chẳng có gì đặc biệt về sương mù trên Hồ Baikal cả. Sương mù Hồ Baikal cũng chỉ là sương mù Hồ Baikal mà thôi.

Sóng và gió Hồ Baikal

 
Một sự đáng chú ý đặc biệt về vùng Hồ Baikal là sự di chuyển của các luồng gió, gió mùa và gió Brizơ. Đây là chắc chắn là dấu hiệu của đới khí hậu miền duyên hải. Sự da dạng khác thường của các luồng gió trên vùng Hồ Baikal đã mang lại rất nhiều các tên gọi cho chúng. Nhiều những dấu hiệu cục bộ có liên quan tới các luồng gió. Nó được chú giải rằng, mỗi luồng gió chúng đều mang theo một thể loại rõ ràng của thời tiết.

"Verkhovik" là một luồng gió khô khan ở Verkhnyaya lưu vực sông Angara, đây là một luồng gió mạnh nhất và dai dẳng nhất trên Hồ Baikal. Verkhovik là một luồng gió bắc và đông bắc, nó thổi trên toàn bộ khu vực vùng hồ, thường vào mùa xuân và mùa hè. Tốc độ của nó có thể đạt đến 18 - 20 m/giây.

"Gorny" (Gora, Gornaya, Gornyak, Kharakhaikha) – đây là những cái tên được đặt cho luồng gió núi mạnh nhất, nó cũng là một luồng gió rất nguy hiểm cho ngành hàng hải. Luồng gió này thổi dọc theo các bờ phía tây của vùng hồ từ hướng tây, tây nam và từ các đỉnh núi trên những dãy núi Primorsky và Baikalsky. Các đợt gió thường xảy ra ngắn ngủi và hội thành bão lớn, tốc độ của nó đạt đến hơn 40m/giây. Nó có tính chất đột ngột, quỉ quyệt, không lượng trước được sức gió và sự dữ dội, đó là những nét đặc điểm của các luồng gió này.

 
"Sarma" là một luồng gió ở miền Olkhon, nó đặc biệt mạnh. Luổng gió này thường thổi giật từng cơn rất mạnh, nó có thể lật bay các nóc nhà, bê các loại tàu thuyền ném đi với khoảng cách khá xa. Trong từng cơn thổi giật của luồng gió này, nó có thể đạt tới vận tốc 40m/giây. Sóng nước có thể nổi lên cao 2 – 3 mét và vùng tâm hồ có thể đạt tới 5.5 mét mỗi khi có các đợt gió này xuất hiện.

"Shelonnik" (Selenga), thổi từ hướng đông nam. Vào mùa hè tốc độ của luồng gió này là vừa phải, nó chỉ đạt đến 10m/giây. Nó chỉ đạt được tốc độ tối đa khi thổi đến miệng sông Selenga và sau đó nhanh chóng suy yếu khi vào đến lưu vực phía nam Hồ Baikal. Luồng gió rất hiến khi trở nên giông bão ở vùng phía nam này và sóng nước ở đây cũng có lúc có thể nổi lên đến 2 mét. Luồng gió Shelonnik mang không khí từ Mông Cổ vượt qua dãy Khamar-Daban. Theo sau nó là sự băng tan và thời tiết trong lành.

"Barguzin", thổi từ hướng đông bắc xuống thung lũng Barguzin. Đặc thù của loại gió này là thổi vào mùa thu và mùa đông. Ở ngoài biển vận tốc của luồng gió đạt 18 – 20 m/giây. Luồng gió Barguzin thường mang theo bão tố và sóng nước theo đó nổi lên cao từ 3.5 đến 4 mét dọc theo khu bờ tây của hồ ở vùng Olkhon và Goloustnaya.

"Kultuk" (nizovik) Luồng gió này thổi theo hướng tây nam dọc theo toàn bộ chiều dài vùng hồ. Vận tốc của nó có thể đạt 18 – 20 m/giây. Khi luồng gió này thổi qua, toàn bộ vùng hồ bị xáo động, các đợt sóng thường nổi lên cao không dưới hai mét. Trong những vùng cơn gió đi qua khi nó đạt được vận tốc cao nhất, các đợt sóng có thể đánh cao hơn 3 mét. Sóng nước do Kultuk tạo nên thường xảy ra rất lâu mới được lắng xuống.

Các luồng gió kinh khủng nhất ở vùng Hồ Baikal là Barguzin, Kultuk và Sarma. Chúng rất dữ dội từ các thung lũng sông và chúng có thể làm vô cùng rối loạn trật tự vùng hồ. Những người đánh cá trên Hồ Baikal thường than vãn; "Này hỡi Barguzin, sao mày làm náo động cả sóng cồn", chế theo một điệu của bài hát dân ca

Vận tốc cực điểm của một đợt gió (lưu vực sông Sarma) - lên đến 50m/giây

Các nét đặc trưng của sóng nước mặt hồ

Từ tháng 6 – tháng 7 (Các đợt sóng thấp hơn 0.5m) – 80%
Từ 15 tháng 8 đến tháng 9: Trong các đợt bão mùa hè, sóng đánh cao đến 1.5m – 80%
Sóng đánh cao hơn 2m – 17%
Sóng đánh cao hơn 3m – 3%
Vào mùa thu đỉnh sóng có thể đạt đến 5m (hiếm gặp)

Phạm vi hoạt động của các luồng gió:
Các đợt gió thổi cắt ngang mặt hồ theo hướng tây bắc, đông đông nam (lên đến 40m/giây) (đỉnh sóng cao ước tính – 5.5m, chu kỳ 6.5giây) = 50 – 90km
Các đợt gió thổi dọc theo mặt hồ (theo hướng đông bắc, tây nam) = 400 – 600km


Các luồng gió:
Vận tộc của các luồng gió gần bề mặt – 1.4m/giây
Vận tốc lưu thông của các luồng gió tại các vực thẳm:
50 m - 56 cm/s
250 m - 30 cm/s
675 m - 12 cm/s
1000 m - 8 cm/s
1200 m - 6 cm/s

Trạng thái băng đóng trên mặt Hồ

 

Hầu như trong vòng 5 tháng trong một năm, mặt Hồ Baikal bị bao phủ toàn bộ bởi các lớp băng. Trong giai đoạn này, các lớp băng đóng một vai trò rất đặc biệt trong sự sinh tồn của nó. Tính chất riêng biệt đáng kể nhất của chế độ đóng băng trên Hồ Baikal là giai đoạn băng giá xảy ra muộn và chỉ vào giữa mùa đông (thường là vào1 tháng giêng hàng năm), tình trạng này xảy ra rất lâu sau khi mùa đông giá ở Siberi đã bắt đầu. Khi đó, các dòng sông và các hồ khác đóng băng đã từ lâu trong năm, Baikal vẫn còn kháng cự lại được trước sự kiềm chế của băng đóng.
Mặt hồ được thoát khỏi sự giam cầm của bắng đóng vào khoảng tháng năm – tháng sáu. Hiện tượng đóng băng muộn (đóng băng và tan chảy) là do một phạm vi nhỏ nhiệt độ bị thay đổi trong một khối lượng nước khổng lồ.

Thời gian băng đóng bao phủ mặt hồ: 4 – 5 tháng
Thời gian băng giá trên các vịnh trước khi đóng băng: trước từ 10 – 30 ngày
Bề dày trong các khu vực gò băng: từ 40 – 70cm đến 2m hoặc hơn
Tốc độ băng đông kết: từ 1 đến 5cm/ngày
Bề dày mặt băng: từ 40 – 1.2m

 

Thời gian băng tan hoàn toàn
Ở phía nam: 12 – 16 tháng năm
Ở phía bắc: 9 – 12 tháng 6
Giới hạn sớm nhất và muộn nhất của thời kỳ băng giá: 14/12/1877; 6/2/1959
Trung bình giai đoạn băng giá: 9 tháng giêng
Giới hạn sớm nhất và muộn nhất của thời kỳ băng tan: 17/4/1923; 26/5/1879
Trung bình giai đoạn băng tan: 5 tháng 5

Chu kỳ trong nhiều năm
Băng tan: 2 - 8 năm
Băng giá: 10 – 15 năm.

Nguon theo nuocnga.net