/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

TIN TỨC

CÁC NHÀ VĂN QUÊ VĨNH BẢO (1930 – 2020).

Có 15 nhà văn. Chúng tôi đùa nhau có thể thành lập Chi hội nhà văn Việt nam tại Vĩnh Bảo được rồi?

CÁC NHÀ VĂN QUÊ VĨNH BẢO (1930 – 2020).

.

1-    Khái Hưng (1896 – 1947), tên khai sinh là Trần Khánh Giư, con trai Tuần phủ Trần Mỹ. Quê xã Cổ Am. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư, bút hiệu khác là Nhị Linh. Là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn. Đã xuất bản 23 đầu sách về văn xuôi và kịch.

2-    Trần Tiêu (1900 – 1954), quê xã Cổ Am là em ruột của nhà văn Khái Hưng, ông là nhà văn viết về đề tài nông thôn rất nổi tiếng. Đã xuất bản 6 đầu sách.

3-    GS. NSND Trần Bảng, sinh năm 1926, quê xã Cổ Am là con trai của nhà văn Trần Tiêu. Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2017. Ông được mệnh danh là “Trùm chèo” và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam với hơn chục tác phẩm đã xuất bản chủ yếu viết về chèo. Vợ ông là NSUT Trần Thị Xuân, con trai là NSUT Trần Lực.

4-    Thi Hoàng, quê Vĩnh Tiến, tên khai sinh là Hoàng Văn Bộ nhưng thực tế là tộc Vũ. Quê xã Vĩnh Tiến, là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Thi Hoàng được coi là một trong số ít những nhà cách tân của thơ ca đương đại Việt Nam thuộc thế hệ thơ tìm tòi sau Đổi mới và đã gặt hái được nhiều thành công trong những sáng tác của mình. Ông đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007) do có những đóng góp nổi bật cho nền thơ ca đương đại Việt Nam.

5-    Đại tá Trung Trung Đỉnh, tên khai sinh là Phạm Trung Đỉnh. Quê xã Vĩnh Long. Đã xuất bản gần hai chục đầu sách. Tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với mảnh đất Tây Nguyên. Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007), Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2012 do có những đóng góp nổi bật cho nền văn học Việt Nam.

6-    Nguyễn Thụy Kha. Quê xã Hòa Bình. Đã xuất bản trên một chục tập thơ cũng như văn xuôi, một tập nhạc. Viết mười hai kịch bản phim chân dung, hai mươi lời bình cho các nhiều phim khác nhau với nhiều giải thưởng văn học và âm nhạc, đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

7-    Kim Chuông, tên khai sinh là Nguyễn Kim Chuông. Bút danh: Kim Phủ Vĩnh, Kiều Vọng Quỳ, quê xã Giang Biên. Đã xuất bản trên 30 tập sách về thơ, văn xuôi và lý luận phê bình văn học. Có nhiều giải thưởng về văn học của trung ương và địa phương.

8-    TS. Tô Ngọc Thạch. Bút danh: Thi An, Ngọc Tô. Quê xã An Hòa. Đã xuất bản 15 tập sách, trong đó có 9 tập thơ, 4 tập văn xuôi và 1 tập thơ dịch. Có 5 giải thưởng văn học của trung ương và địa phương. Đặc biệt có 2 tập bút ký viết về Vĩnh Bảo: Nguyễn Văn Ngọ - Bình minh của mảnh đất quê hương và Bến quê.

9-    Nguyễn Xuân Hải, Đại tá công an nhân dân. Quê xã Thanh Lương. Bút danh: Thanh Lương, Mai Hiền, Hiền Mai. Đã xuất bản 4 tập thơ, 3 tập truyện ngắn và tác giả kịch bản của nhiều bộ phim. Có nhiều giải thưởng về văn thơ và điện ảnh.

10-                        Đào Hữu Phương, quê xã Cổ Am. Đã xuất bản 11 tập sách chủ yếu về đề tài thiếu nhi. Có một số giải thưởng văn học trung ương và xứ Thanh.

11-                        Nguyễn Thị Thúy Ngoan. Quê xã An Hòa. Bút danh khác: Thúy Ngoan. Đã xuất bản 8 tập sách. Được một số giải thưởng về văn học của trung ương và địa phương về thơ.

12-                        GS.TS, dịch giả Tạ Phương. Tên khai sinh là Tạ Hòa Phương, quê xã Dũng Tiến. Đã xuất bản trên 20 đầu sách văn học với tư cách là tác giả, dịch giả hoặc đồng tác giả, đồng dịch giả của những tập thơ, tập thơ dịch, tiểu thuyết dịch. Có một số giải thưởng về thơ và dịch thơ của Trung ương và địa phương.

13-                        Nguyễn Đình Minh. Quê xã Hùng Tiến. Bút danh khác: Hải Huyền Phong, Long Hải. Đã xuất bản 7 tập sách. Có một số giải thưởng về văn học của trung ương và địa phương.

14-                        Dương Thị Nhụn. Quê xã Cộng Hiền. Đã xuất bản 5 tập sách. có 6 giải thưởng về văn học của trung ương và địa phương.

15-                        Phạm Trung Tín (tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam). Quê xã Hiệp Hòa. Đã xuất bản 4 tập thơ. Hiện sống và viết tại thành phố Hồ Chí Minh.

 Ngọc Tô