/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

GÓC VUI

Hậu trường văn nghệ:

Xe ôm không phải bia ôm/ Anh đây đứng đắn còn hơn khối người/Đệm sau em cứ việc ngồi/ Đường xa dù có lên trời cũng đi…

Hậu trường văn nghệ:

Thơ… xe ôm

 Xe ôm không phải bia ôm/ Anh đây đứng đắn còn hơn khối người/Đệm sau em cứ việc ngồi/Đường xa dù có lên trời cũng đi… đó là vài câu trong bài thơ về xe ôm của một thi sĩ. Chưa hết, một bài thơ cũng có thể thức như khi… đi xe ôm.

Cường, bạn tôi, làm nghe dạy học ở một bản Mông tận huyện Si Ma Cai tỉnh Lao Cai về Hà Nội thăm tôi. Sau hai ngày ở nhà tôi, anh chia tay tôi về quê Nam Định. Tôi hỏi:

- Cảm tưởng với Hà Nội có gì lạ?

Cường cười:

- Khoái nhất là anh xe ôm.

- Sao? Anh xe ôm?

- Đúng thế! Không có anh ta, biết lần mò ra sao mà đi. Kể ông nghe. Tôi nghe Hà Nội có phố Hàng Trống, tưởng ở đó bán trống, bèn lên đó, định bụng mua một chiếc vác lên trường để thay chiếc kẻng sắt đã rỉ! Hoá ra... ngố tầu quá. Ngố nữa là không nhớ đường về nhà ông. May mà có anh xe ôm. Liếc qua tờ địa chỉ mình đưa, anh ta bảo: “Đệm sau bố cứ việc ngồi. Đường xa dù có lên trời em cũng xin đi!”.

Xe ôm! Xe ôm Việt Nam! Kato Sakae là cô giáo người Nhật dạy Đại học Tokyo sang Việt Nam, đưa sinh viên đi thực tập. Cô bảo ở nước Nhật chúng tôi có ta xi, có tầu điện ngầm… nhưng không có xe ôm. Xe ôm Việt Nam tiện ích lắm! Muốn lên chợ Đồng Xuân. Muốn biết nơi có bún chả ngon. Muốn đến phố bán sách. Muốn đến chùa Bà Đá. Thậm chí muốn tham khảo giá cả một món quà lưu niệm... Gặp anh xe ôm, anh bảo: Thôi cô đừng ngại đồng tiền/Chỉ xin cho được cái duyên đưa đường.

Kato Sakae kết luận:

- Xe ôm là hướng dẫn viên du lịch, là người phiên dịch, là người tư vấn... đa năng miễn phí tuyệt hảo!

Xe ôm, anh ta đấy! Thì nhân thân trần trụi anh ta vốn chỉ là chiếc Dream, chiếc Honda, chiếc Yamaha, chiếc Future... đã quá quen thuộc. Hoặc giả, xoàng xĩnh hơn còn là chiếc xe Tầu nhái các hãng trên. Nhưng cuối cùng thì anh chàng đã nhận được một phép biến hoá tài tình, nảy thêm những kỳ duyên mới! Và điều đó thì cũng giống như tất cả mọi sự vật ở trên đời này.

Giống như thơ. Thơ có thơ cách luật. Có thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn. Có thơ tứ tuyệt. Lại có cả thơ tự do, không vần, với kiểu cấu trúc linh động, kết dính bởi mạch liên tưởng phóng túng, đầy yếu tố ngẫu hứng, mở rộng, khơi gợi suy tư, cảm hội đa chiều cho người đọc.

Bạn hẳn đã có lần đi máy bay, đã đi tầu hoả, đã đi ô tô. Và bây giờ là ngồi trên yên một chiếc xe ôm.

Côn phanh tôi đã sẵn sàng

 

Ngồi lên anh nhớ ôm ngang

 

                                                            lưng này

 

Chiều tà gió cũng hây hây

 

Bánh xe cuốn gió chân mây

 

                                                             cuối trời...

Thơ của thi sĩ kiêm họa sĩ Trần Nhương đấy. Toàn văn bài đó như sau:

 

Xe ôm không phải bia ôm

 

Anh đây đứng đắn còn hơn

 

khối người

 

Đệm sau em cứ việc ngồi

 

Đường xa dù có lên trời cũng đi

 

Giữa đường gặp gỡ mấy khi

 

Biết đâu rồi nữa lại về rước dâu

 

Bây giờ ta mới biết nhau

 

Như cầu có móng để sau nhịp liền

 

Thôi em đừng ngại đồng tiền

 

Cho anh được một chút duyên

 

đưa đường

 

Ngựa ô anh thẳng dây cương

 

Sim sơn chiến mã coi thường

 

nắng mưa

 

Nào ai đi sớm về trưa

 

Anh đưa em đến ngày xưa

 

mơ màng

 

Côn phanh anh đã sẵn sàng

 

Ngồi lên em nhớ ôm

 

ngang lưng này

 

Chiều ta gió cũng hây hây

 

Bánh xe cuốn với chân mây

 

cuối trời

 

Ước gì đi chẳng tới nơi

 

Để anh đèo mãi một người sau xe

 

Sao em chẳng nói năng chi

 

Hay là nghe hết thầm thì

 

lòng anh

Chà! Đi xe ôm bạn có thích không! Có thấy bánh xe nó cuốn gió không? Có thấy giống như đang thưởng thức một bài thơ được chế tác theo thể tự do, nghĩa là vô lề luật, luôn biến hoá bất ngờ, vụt cái có thể lên cao trào cảm hứng, khiến bạn không thể lơ là việc quan trọng là ôm ngang lưng người cầm lái đưa đường không?

Hoàng Tuyên
Hội Nhà Văn VN