/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Tin trong Nước

VUI CÙNG NHÀ HÁN NÔM HOÀNG PHAN

Đến đây thì Phan mới ngớ ra câu định nghĩa “Thế nào là mù chữ“ của LHQ ???

VUI CÙNG NHÀ HÁN NÔM HOÀNG PHAN  

.
       Khi viết cuốn sách về nhà cách mạng tiền bối Nguyễn Văn Ngọ, quê thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng thì mới vỡ ra nhiều vấn đề về mảnh đất này. Dòng tộc nhà ông Nguyễn Văn Ngọ có liên quan mật thiết với tộc Nguyễn ở Thượng Đồng (An Hòa), bởi mảnh đất Hạ Đồng cách nay hơn 3 thế kỷ vẫn còn hoang hóa, một nhóm cư dân đứng đầu là ông Thuận  tộc Nguyễn từ Thượng Đồng (thuộc sở Tây Tạ) tới đây để khai khẩn. Thấy nơi đây đất đai trù phú, màu mỡ , nên ông về động viện dòng tộc và bà con xóm làng tới để khai hoang lập ấp và dần dần xóm trại được thành lập mang tên Trại Đồng.

Xung quanh Trại Đồng là những làng ấp khác cũng đã được cư dân của huyện Vĩnh Lại tới và thành lập từ nhiều năm trước. Vào mùa thu năm Giáp Tuất, niên hiệu Chính Hòa thứ XV (1694), quan tri phủ Vĩnh Lại cho lập địa giới hành chính làng, tổng Hạ Am, Kê Sơn, An Lạc…nhưng trại Đồng vẫn thuộc sở Tây Tạ.

      Đến mùa hè Mậu Dần (năm 1698) ông Nguyễn Phú Thuận bàn với các dòng tộc trong làng đổi trại Đồng thành thôn Hạ Đồng và được quan tri huyện Tứ Kỳ chấp thuận. Như vậy giữa các tổng của huyện Vĩnh Lại lại có một thôn Hạ Đồng thuộc sở Tây Tạ, huyện Tứ Kỳ được duy trì mãi đến thế kỷ XX...

Khi tôi đi công tác tại một quốc gia phía Nam châu Phi với 3 thủ đô và có một quốc gia khác (FREE STATE) nằm sâu trong lãnh thổ của quốc gia Nam Phi này và chuyện một địa phương này nằm trong địa giới của một huyện khác cũng chẳng có gì làm chúng ta phải ngạc nhiên.

      Ngày tháng dần trôi, khi nhóm nghiên cứu Hán Nôm của thành phố Hải Phòng giải mã về câu sấm của Trạng Trình: “Ba Giá trông sang. Ba Đồng ngoảnh lại“... thì sự hiểu biết của tôi về 2 thôn Hạ Đồng (một ở xã Cộng Hiền, một ở xã An Hòa) và thôn thượng Đồng thực sự là không vô ích. Trong nhóm Hán Nôm đó có cựu giáo viên tự nhiên cấp 3 Hoàng Phan xin gặp tôi và hỏi về thôn Thượng Đồng và hai thôn Hạ Đồng. Tôi liền giải thích cặn kẽ cho Phan về lịch sử của 3 làng quê trên. Từ lúc ấy chúng tôi thường xuyên gọi điện hỏi thăm nhau, nhưng trình độ tiếng Hán của Phan tôi còn nghi ngờ vì tôi cũng là người võ vẽ tiếng Quan Thoại và tiếng Bắc Kinh, khi đi du lịch Trung Quốc tìm đường về khách sạn hay đi siêu thị không cần phiên dịch.


Chân dung nhà Hán Nôm - Hoàng Phan


       Vào một ngày nọ tôi hẹn Phan xem hộ mấy cái sắc phong của cụ Tổ Tô tộc. Tôi nói:

- Thày chuẩn bị sáng mai tôi đến đón nhé?

Phan đồng ý và sáng hôm sau anh em tôi tìm đến nhà Phan ở phố 3/2 thị trấn Vĩnh Bảo.

Tôi bảo sao các thày không ở phố Nguyễn Văn Ngọ hay Đào Công Chính,...  mà lại ở phố 3/2 này.

-         Lãnh đạo huyện đặt tên phố chứ, chúng tôi chỉ phục tùng thôi. Phan trả lời.

Thấy Phan chẳng mang theo từ điển, laptov hay dụng cụ gì, tôi hỏi:

- Thày chuẩn bị xong chưa?

- Tôi chẳng có gì, tất cả ở trong đây rồi. Phan đắc chí vừa chỉ vào đầu mình vừa trả lời?

Trên đường đi tôi do dự đoán, tay này chưa chắc đã hiểu hết các chữ trên sắc được, vì sắc phong có nhiều đời, mỗi ông vua lại dùng văn phạm cho riêng mình?

      Sau một thời gian, chúng tôi tới nơi. Vừa trải sắc phong lên phản gỗ, Phan đã liến thoắng đọc một mạch làm tôi sững sờ. Sau đó Phan đọc các phiên âm và dịch nghĩa của cả sắc. Vì là một chuyên gia tiếng Nga nên khi Phan dịch từ Hán Nôm ra tiếng Việt, tôi thấy khá trôi chảy.

-         Ông cụ có sáng tác bài nhạc nào cho triều đình Huế không? Một người nhà của tôi đi cùng đã được nghe một người ở làng dưới dịch như vậy, nên liền hỏi.

-         Phan thích trí phá lên cười... À như thế này bác:

-         Có hai từ Mỹ Âm, đây là danh từ riêng, nên người làng bên kia tưởng mỹ là hoa mỹ còn âm là âm nhạc... chứ chẳng có ai sáng tác nhạc ở đây cả. Phan trả lời.

-         Cũng giống như khi tôi mới học tiếng Nga cùng với mấy bạn đang vọ vẹ biết mấy từ tiếng Nga, khi dịch câu “Bác Hồ là một nhà Nho yêu nước“, thì bạn kia liền dịch, nghĩa ngô nghê như thế này: “Hồ Chí Minh là một cái nhà của vườn nho, mà yêu nước uống“. Tôi nói.

Và, như vậy mấy anh em chúng tôi được trận cười vỡ bụng...

          Khi Phan dịch đến câu: “Năm nay Trẫm tuổi 40...“ (Có nhiều người dịch: Năm nay Trẫm 40 tuổi), tôi thấy câu dịch hơi bị chuẩn vì tuổi Âm lịch thì 40 tuổi, còn Dương lịch thì mới bắt đầu bước sang tuổi 40 mà thôi (1885 – 1924).

          Hay đến câu: “Khâm tai!“, thì nhiều nhà Hán Nôm khác dịch: Kính thay. Nhưng Phan lại dịch: Hãy tuân theo lệnh này. Tôi mới thấy cách dịch của Phan khá chuẩn vì nhà vua là đấng tối cao, không bao giờ ông ta lại dùng từ Kính thay...

          Qua lần dịch này, tôi có lòng tin về trình độ ngoại ngữ Hán Nôm của Phan. Rồi khi về nhà riêng Phan một mình với chiếc máy tính nhoay nhoáy thao tác gõ từng sắc phong bằng Hán Nôm, phiên âm và dịch nghĩa rồi in ra cho tôi. Ngoài ra Phan còn vẽ, chuyển phông,... để gửi cho các anh em khác qua Email, Zalo, Messenger... rất thuần thục.

          Tôi mới đùa với Phan: Theo định nghĩa của Liên Hiệp quốc năm 1998 thì “Thày“ không nằm trong diện “mù chữ“ vì không mù chữ có 3 tiêu chí:

-         Một là phải biết đọc, biết viết tiếng dân tộc mình

-         Hai là phải biết các ký mã hiệu thông dụng quốc tế như: Nắm được luật lệ giao thông, vào toilet cũng phải đúng chỗ, không đi vào chỗ của người tàn tật hay phụ nữ, biết biển báo nơi cấm hút thuốc...

-         Điều thứ 3 là phải biết dùng vi tính vào chuyên môn của mình.

Đến đây thì Phan mới hiểu câu định nghĩa “Thế nào là mù chữ“ của LHQ???

Ngọc Tô