/Rượu suông đắng nỗi nhớ nhà. Ta ngồi uống với mình ta hững hờ/ Thơ QUANG HUY

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Tin trong Nước

Ra mắt cuốn sách "Nói hay đừng" của nhà báo Lý Sinh Sự

Cuốn sách Nói hay đừng là tuyển tập bài viết bình luận thời sự, phóng sự, tản mạn của nhà báo Trần Đức Chính, với bút danh quen thuộc Lý Sinh Sự.

Ra mắt cuốn sách "Nói hay đừng" của nhà báo Lý Sinh Sự

.

       Cuốn sách "Nói hay đừng" là tuyển tập bài viết bình luận thời sự, phóng sự, tản mạn của nhà báo Trần Đức Chính, với bút danh quen thuộc Lý Sinh Sự.

Ngày 18/6, cuốn sách Nói hay đừng của nhà báo Trần Đức Chính đã ra mắt tại Hà Nội. Vì lý do sức khỏe mà ông Chính không thể tới sự kiện nhưng gia đình, nhóm biên soạn, nhiều đồng nghiệp, đàn em thân thiết với ông đã có mặt tại lễ ra mắt.

Ra mắt cuốn sách Nói hay đừng của nhà báo Lý Sinh Sự - 1

Cuốn sách "Nói hay đừng" tuyển chọn những tác phẩm của nhà báo Trần Đức Chính - Lý Sinh Sự (Ảnh: Thụy Du).

Cuốn sách ra mắt đúng dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), cũng là dịp để những đồng nghiệp, độc giả tri ân nhà báo Trần Đức Chính, hay còn được biết đến với các bút danh Lý Sinh Sự, Hà Văn, Trần Chinh Đức.

Tên cuốn sách cũng bắt nguồn từ chuyên mục Nói hay đừng mà ông Trần Đức Chính từng cầm trịch. Năm 1994, trên mục Nói hay đừng của Báo Lao Động bắt đầu xuất hiện cái tên Lý Sinh Sự - cái tên gắn liền với những bài bình luận theo phong cách "thích gây sự" - dám tuyên chiến với thói hư tật xấu và cả những nghịch lý ở đời.

Những bài viết của ông xuất hiện đều đặn trên các số báo cuối tuần, cuối tháng, đặc san của Báo Lao Động và một vài tờ báo khác.

Sau này, người ta mới biết, Lý Sinh Sự là bút danh của nhà báo Trần Đức Chính - nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động, Tổng Biên tập Nhà báo và Công luận.

Trong 10 năm phụ trách Nói hay đừng, cây bút Lý Sinh Sự đã có hơn 3.600 bài viết thể hiện dưới hình thức tiểu phẩm báo chí được nhiều người yêu thích. Đến khi về hưu, ông vẫn đều đặn viết bài cho chuyên mục này.

Ngoài ra, ông còn viết nhiều tiểu phẩm với bút danh Lý Sinh Sự, đăng trên các báo, ấn phẩm khác.

Cuốn sách dày 472 trang, gồm 4 phần, mang tới cho độc giả những chuyện "phải nói" của nhà báo kỳ cựu này.

Nhà báo Trần Đình Thảo - đồng nghiệp thân thiết của nhà báo Lý Sinh Sự - chia sẻ, tác giả là cây bút có văn phong độc đáo, dị biệt nhưng mạch lạc, dân dã, hóm hỉnh và cuốn hút bạn đọc lạ kỳ dù bài viết chỉ bằng "bàn tay" trên trang báo.

.

Ra mắt cuốn sách Nói hay đừng của nhà báo Lý Sinh Sự - 2

Nhóm biên soạn cuốn sách "Nói hay đừng" của nhà báo Lý Sinh Sự (Ảnh: Ban Tổ chức).

Trong nhóm biên soạn cuốn sách, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho biết, nhà báo Lý Sinh Sự không chỉ viết tiểu phẩm bình luận hài hước, sâu sắc mà còn là một cây bút phóng sự, tản mạn, ghi chép tinh tế, hào hoa, sắc bén. Các bài viết của ông có giá trị với cộng đồng và truyền lửa cho thế hệ sau.

"Tôi thường gọi nhà báo Trần Đức Chính là cụ Lý, dường như chuyện gì vào "tay" cụ Lý cũng... sinh ra sự. Cụ lớn tuổi, lại là sếp, nên cụ giữ mục mà nhân viên nữ phụ trách chưa thấy cụ nộp là không dám đòi.

Mỗi ngày viết một bài thì mệt quá. Tôi nghĩ đơn giản, ngày đau ốm, ngày đi ăn cỗ, ngày say rượu hoặc ngày ngủ quên rồi tụt cảm hứng… thì làm thế nào. Nghe đồn, cụ đi nước ngoài, vẫn tính được mấy ngày tới thì làng dư luận có gì "hot" (nóng) để viết. Cụ đón đầu viết trước, vẫn hay, vẫn hóm và vô cùng thời sự", nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bộc bạch.

Nhà báo Trần Đức Chính sinh năm 1944 tại Hà Nội. Ông từng làm Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động và Tổng Biên tập Báo Nhà báo & Công luận. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1967. Ông từng học Đại học Văn hóa Lêningrát (Liên Xô cũ). Giai đoạn 1968-1972, ông là phóng viên chiến trường tại Vĩnh Linh (Quảng Trị) và đường mòn Hồ Chí Minh.

Nguon theo dantri

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

​​​​​​​