VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Tin trong Nước
Nhà Thơ Hữu Thỉnh: Tiểu sử, sự nghiệp văn học và những tác phẩm để đời
Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, đất nước xoay vần nhưng Hữu Thỉnh vẫn luôn giữ được tâm hồn mộng mơ, mong ước về một cuộc sống hạnh phúc ngay cả trong mưa bom bão đạn.Nhà Thơ Hữu Thỉnh: Tiểu sử, sự nghiệp văn học và những tác phẩm để đời
.
Nguyễn Hữu Thỉnh là một nhà thơ, nhà văn với các phẩm bình dị về con người, về cuộc sống của người dân sống ở vùng nông thôn, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Giữa hoàn cảnh sống và chiến đấu khắc nghiệt, đâu đó vẫn còn những người thi sĩ giàu mơ mộng như Hữu Thỉnh “bom đạn bời bời vẫn cứ mơ mộng”.
Tiểu sử nhà thơ Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh (sinh ngày 1942) là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam, nguyên là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Báo Văn nghệ. Ông sinh ra ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc trong một gia đình nhà Nho nhưng lại có một tuổi thơ không mấy yên bình: ông sống 6 năm cùng với bác ruột, tới năm 10 tuổi đã phải đi phu làm đủ mọi thứ ở các đồn binh của Pháp.
Năm 1954, khi hòa bình lập lại, ông mới được tới trường. Năm 1963, ông tốt nghiệp phổ thông và tham gia nhập ngũ trong Trung đoàn 202.
Tiểu sử nhà thơ Hữu Thỉnh
Trong quân đội, ông tham gia rất nhiều các hoạt động như: chăn bò, làm cán bộ tiểu đội, học lái xe tăng, dạy bổ túc văn hóa, tham gia viết báo và làm cán bộ tuyên huấn.
Sau năm 1975, ông tiếp tục sự nghiệp học hành của mình tại trường Viết văn Nguyễn Du – ông là một trong những lớp học sinh khóa đầu của ngôi trường này.
Từ năm 1982, ông đảm, nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội: cán hộ biên tập, Trưởng ban Thơ, phó Tổng biên tập.
Từ năm 1990 đến nay, ông chuyển sang công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, giữ chức vụ Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ; ông cũng tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn các khóa III, IV, V và Ủy viên Ban thư ký khóa III.
Ngoài các chức vụ trong Hội Nhà văn Việt Nam, ông còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X.
Từ năm 2000, ông là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam được nhiều người ngưỡng mộ.
Sự nghiệp văn học của Nhà thơ Hữu Thỉnh
Nguyễn Hữu Thỉnh bén duyên với sự nghiệp văn thơ từ khá sớm. Năm học lớp 8, tài năng của ông đã bắt đầu nhen nhóm thông qua một số tác phẩm kịch và tham gia diễn kịch. Khi tham gia quân đội, ông là Đội trưởng Đội tuyên văn, đồng thời là Tổng biên tập Báo tăng thiết giáp.
Là một người dày dặn kinh nghiệm, ông viết rất nhiều, các sáng tác của ông chủ yếu là viết về con người và cuộc sống của những người ở vùng nông thôn. Thơ của ông được nhận xét giản dị nhưng không kém phần sâu sắc và tinh tế, giàu tính tượng hình.
Sự nghiệp văn học của Nhà thơ Hữu Thỉnh
Một số tác phẩm tiêu biểu như:
- Sang thu (1977) là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh được nhiều người yêu thích, được đưa vào sách giáo khoa làm bài học cho các bạn học sinh. Thời điểm viết bài thơ này, đất nước chúng ta đã giành được độc lập nhưng vẫn còn đứng trước rất nhiều khó khăn trong việc phục hồi xã hội, kinh tế. Thông qua tác phẩm, Hữu Thỉnh muốn thể hiện sự rung động man mác, nỗi bâng khuâng của mình trước vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên khi chớm thu trên một miền quê đất Bắc. Đồng thời, bày tỏ niềm yêu mùa thu, yêu quê hương đất nước vô bờ.
- Đường tới thành phố (1979) tái hiện lại một giai đoạn khóc liệt trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm phản ánh những giá trị nhân văn, triết lý đánh giặc mang đậm truyền thống của người Việt. Qua nhân vật trữ tình là người đàn ông – những anh bộ đội Cụ Hồ, tác giả muốn thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc, dám đương đầu với những kẻ thù hung bạo và bom đạn ác liệt để giành, để giữ từng tấc đất cha ông gây dựng. Cái giá của tự do, độc lập là quá đắt!
- Trường ca biển (1981 – 1994), sau tận 13 năm vắt kiệt trí óc sáng tạo, Nguyễn Hữu Thỉnh mới có thể hoàn thiện tác phẩm trường ca này của mình. “Rượu càng ngâm lâu lại càng say”, quả đúng như vậy, không uổng 13 năm dài dặc, tác phẩm đã thể hiện giá trị vào đúng thời điểm khi cả nước đồng lòng hướng về biển đông, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Qua tác phẩm, tác giả muốn thể hiện tình yêu người lính, tình yêu biển đảo quê hương, đất nước, nhắc nhở những thế hệ trẻ không được ngủ quên trên chiến thắng mà cần phải vừa giữ gìn vừa khai thác hiệu quả vùng biển để đất nước thoát khỏi đói nghèo.
Ngoài ra, Nguyễn Hữu Thỉnh còn có rất nhiều các tác phẩm thơ khác gắn liền với thời điểm kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ Đổi mới của quốc gia như: Âm vang chiến hào (1976), Tiếng hát trong rừng (1985), Từ chiến hào đến thành phố (1985), Thơ mùa đông (1994), Sức bền của đất (2004),…
Ông cũng có thêm một số tác phẩm văn xuôi là các tập truyện kí, bài tiểu luận hoặc phê bình văn học như: Đường lửa mùa xuân (1987), Mưa xuân trên tháp pháo (2009), Lý do của hi vọng (2010), Bến văn và những vòng sóng (2020).
Những vinh danh và nhận định về nhà Thơ Hữu Thỉnh
Những vinh danh và nhận định về nhà Thơ Hữu Thỉnh
Nguyễn Hữu Thỉnh đã từng nhận được rất nhiều giải thưởng về văn học như:
- Chuyến đò đêm giáp ranh & Trường ca Sức bền của đất: Giải A cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1975 – 1976)
- Đường tới thành phố: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1980)
- Thư mùa đông: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1985)
- Trường ca biển: Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng (1994)
- Giải thưởng Văn học ASEAN (1999)
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học đợt I (2001)
Sống trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nhưng những thành tựu thơ văn của Nguyễn Hữu Thỉnh gần như đều xuất hiện sau năm 1975 (sau khi giành được độc lập).
Một nhà thơ đi ra từ chiến tranh, ông dùng ngòi bút của mình để ghi lại những sự kiện diễn ra trong cuộc đời của mình, vẽ lại bức tranh của một thời hào hùng của dân tộc từ khi chiến đấu, chiến thắng tới khi bắt đầu phục hưng đất nước.
Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, đất nước xoay vần nhưng Hữu Thỉnh vẫn luôn giữ được tâm hồn mộng mơ, mong ước về một cuộc sống hạnh phúc ngay cả trong mưa bom bão đạn.
Nguồn theo Hội Nhà văn tp. Hồ Chí Minh
Các tin khác
-
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
-
Thu hồi huy chương đồng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật truyền thống TP.HCM do phạm quy .
-
TỪ CHÂN TRỜI MỘT NGƯỜI ĐẾN CHÂN TRỜI TẤT CẢ
-
Gia đình hiếm hoi có 4 nghệ sĩ được đặt tên đường ở Đà Nẵng, nhắc đến tên mọi người sẽ ngạc nhiên
-
ĐI MỘT MÌNH TRÊN CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO
-
Ca sĩ Long Nhật đọc nhầm nghiêm trọng trên sóng truyền hình: Tác giả lên tiếng
-
ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ SỐ 14 LẠ LÙNG
-
Ra mắt cuốn sách "Nói hay đừng" của nhà báo Lý Sinh Sự
-
Tác phẩm đoạt giải nhất logo tỉnh Quảng Bình bị chê thảm hại
-
Điện Biên Phủ và những khoảnh khắc đời thường trong các bức họa cuối cùng của Tô Ngọc Vân