VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Tin trong Nước
CHUYỆN VỀ BỨC MẬT CHỈ
Chuyện xảy ra vào năm Mậu Dần (1578), dưới thời vua Mạc Mậu Hợp trị vì lấy niên hiệu là Diên Thành nguyên niênCHUYỆN VỀ BỨC MẬT CHỈ
(Chuyện chưa có trong lịch sử)
Nhà Giáo Vũ Hoàng
.
Chuyện xảy ra vào năm Mậu Dần (1578), dưới thời vua Mạc Mậu Hợp trị vì lấy niên hiệu là Diên Thành nguyên niên 延成元年 (Năm Diên Thành thứ nhất). Cụ Trạng khi đó đã 88 tuổi nhưng cụ vẫn còn khỏe, cụ chống gậy vào Kinh đô xin được gặp riêng nhà vua để tâu điều cơ mật. Mặc dù cụ từ quan đã lâu, nhưng mỗi khi thấy cụ hồi kinh là các quan thần đều để ý, không biết cụ lại tấu trình xử phạt ai đây. Khi gặp nhà vua, cụ kính cẩn tâu rằng:
-Muôn tâu bệ hạ, thần bấy lâu tuy nghỉ ngơi an dưỡng tại quê, nhưng trong lòng vẫn lo lắng cho vận nước khôn nguôi, ngày nghe chuyện dân tình thế thái, đêm xem thiên văn, trù tính vận nước, mọi sự trên đời không ra ngoài chuyển vận của thiên cơ. Nay họ Trịnh giương cờ phù Lê thế lớn không ngừng, vượt ra ngoài cả châu Hoan châu Ái (Nghệ An, Thanh Hóa), sỹ tốt kéo về ngày một nhiều, quân ta gần đây có hiện tượng nản lòng, lại kèm theo một số trận thua liên tiếp, sỹ khí càng xuống. việc trước mắt là an dân, cử tướng tài cầm quân đánh giặc, nhưng không thể không tính kế lâu dài về sau, có như thế mọi sự mới được vẹn toàn, thần có hai kế nhỏ này, bệ hạ cho phép thì thần mới dám tâu.
Nhà vua cảm động nói:
-Có gì mà quan Trạng cứ phải rào đón kỹ thế, Mạc triều ta từ lâu vẫn coi trọng tấm lòng trung quân ái quốc của khanh, riêng ta lúc nào cũng kính người như bậc tể phụ, có gì phải đắn đo quá vậy.
Cụ Trạng mới chậm rãi tâu rằng:
-Thần luôn luôn không quên ân đức của tiên đế, giờ có nói ra lời này cũng là muốn được đền đáp tấm chân tình ấy. Nay triều đình ta vận khí đã kém, một mai có thể không giữ nổi Thăng Long, lúc đó bệ hạ cho dời đô lên Cao Bằng, đất Cao bằng tuy nhỏ hẹp nhưng rất hiểm yếu, có thể cầm cự được lâu dài, họ Trịnh sau khi lấy được kinh đô, mải lo việc chính sự, chưa thể tiến đánh Cao Bằng ngay được, Một mặt cử người giao hảo tốt với nhà Minh, một mặt cử quân phòng bị những nơi hiểm yếu, nhà Minh vốn không tin tưởng họ Trịnh có ý phù Lê, nên cũng không muốn nhà Mạc ta bị tiêu diệt hoàn toàn.Bây giờ, nhà vua nên cử người tâm phúc lên Cao Bằng Chuẩn bị trước đi là vừa, khi nào phải dời lên đã có sẵn những nhu cầu thiết yếu.
Nhà vua nói:
-Quan Trạng vốn là người nhìn xa trông rộng, ta sẽ nghe theo lời quan Trạng, giao cho quan phụ chính Mạc Kính Điển cử người đến Cao bằng chuẩn bị mọi thứ, nếu một mai kinh đô thất thủ thì cứ theo kế mà làm, không bị động đối phó sẽ giảm được tổn thất. còn việc thứ hai là gì?
Cụ Trạng thưa rằng:
-Tâu Hoàng thượng, khi Kinh đô thất thủ, việc đầu tiên của họ Trịnh là đập phá tông miếu nhà Mạc, thần không muốn nghĩ tới cảnh đó, vậy xin Hoàng Thượng cho phép thần được bí mật di dời các Long cốt về quê để trông coi, đáp đền công ơn của Thiên hoàng đối với thần, nguyện tận tâm trong coi, gìn giữ các Long cốt kể cả khi còn sống cũng như khi đã mất.
Nhà vua cảm động ứa nước mắt, tiến tới cầm lấy tay quan Trạng mà rằng:
-Quan trạng xưa nay vốn là người chu toàn, lòng trung quân của khanh trong sử sách từ cổ chí kim không ai sánh nổi.
Nói đoạn, vua vào trong nhà lấy một chiếc áo bào ra tự tay viết mật chỉ vào vạt trong tấm áo, rồi lại tự tay khoác áo cho quan Trạng, trao cho cụ một thẻ bài và dặn cứ thế, cứ thế mà làm .Trong mật chỉ có ý giao cho quan Trạng bí mật làm nhiệm vụ di dời Long cốt của các vị vua và hài cốt của một số tôn thất nhà Mạc.
Cụ Trạng tới gặp quan coi sóc tông miếu ở Dương Kinh (Cổ Trai), đưa mật chỉ ra, quan coi tông miếu liền điều một vị tướng quân cùng ba người lính giúp cụ bí mật khai quật, vận chuyển các Long cốt về quê bằng thuyền theo đường biển, Đoàn rời Dương Kinh Cổ Trai, qua cửa Văn Úc, men theo bờ biển tới cửa bể Kim (cửa Thái Bình), rẽ vào Ba Ra, ngược sông Hóa về Hà Dương, trên đường đi, đoàn đóng giả làm đoàn khách buôn, tính toán thời giờ để khi về tới Ao Dương thì trời đã tối. Ao Dương là nơi cụ Trạng đã chọn từ trước, cách làng Dương quê vợ cụ Trạng khoảng 2 dặm (1km) thuộc tổng Hạ Am , Vùng đất Ao Dương khi đó chỉ là một cánh đồng bãi bồi chưa có người ở, sau đó lác đác có người tới khai hoang tụ tập nhau lại gọi là Trại Đồng, khoảng một trăm năm sau, chi thứ hai họ Nguyễn xã Thượng Đồng, huyện Tứ Kỳ (nay là thôn Thượng đồng xã An Hòa Vĩnh Bảo) di cư sang khai khẩn, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Thuận tạo ra dòng họ Nguyễn tại đây, thời gian sau dân số phát triển, ông Thuận làm đơn gửi quan huyện Tứ Kỳ xin lập thôn mới lấy tên là Hạ Đồng (vì ông gốc là dân Thượng Đồng) và sinh hoạt hành chính theo Thượng đồng thuộc tổng Bắc Tạ chứ không thuốc tổng Hạ Am như An Quý, Hà Dương. Người của huyện Tứ Kỳ, lập nghiệp trên đất huyện Vĩnh Lại, đó là điểm khác biệt của thôn Hạ Đồng so với các làng xóm khác xung quanh.
Bờ Ao Dương, nơi an táng cụ Trạng và các vị vua Mạc không ai biết rõ, những người tới sau thấy có một số ngôi mộ liền an táng tiếp vào khiến cho nơi này trở thành một nghĩa địa rộng lớn, nhờ thế mà các ngôi mộ cổ giữ được an toàn tới ngày nay. điều đặc biệt là người công giáo tới đây được khoảng 150 năm, họ đào sâu chôn chặt, xương cốt đều hóa thổ, còn một số ngôi mộ thời Mạc vẫn còn giữ được xương cốt, có người lý giải do các tấm ván làm bằng gỗ quý (ngọc am), nhưng trong một cái tiểu gốm thời Mạc, cho thấy bộ xương vẫn còn nguyên vẹn, đặt ra câu hỏi đang chờ các nhà khoa học giải đáp.
Những người lính giúp cụ Trạng chôn lấp các hài cốt của các vua Mạc xong, sau đó họ lại đào sẵn cho mình một cái hố, có sẵn bốn cỗ quan tài mang theo, các người lính cùng vị chỉ huy lần lượt tuẫn tiết để giữ bí mật, cụ Trạng giúp họ lấp kín và xóa dấu vết, cho tới lúc này bí mật về ao Dương chỉ có mình cụ được biết. Khi cụ Trạng gần mất, cụ chỉ cho một người duy nhất biết vị trí của Ao Dương, để sau này khi cát táng, mang hài cốt của cụ về táng cùng với các vị vua Mạc, giúp cụ hoàn thành sứ mệnh là trông coi, bảo vệ long cốt các vị vua Mạc. Đó là cụ bà Nguyễn Thị Hương (còn gọi là cụ bà Tý), cụ Tý là học trò của cụ, kém cụ rất nhiều tuổi nhưng rất yêu quý cụ và cụ cũng rất mến cụ Tý, hai người thực sự trở thành tri kỷ. Ngày 6/3/ nhâm thìn (1592), Cụ Tý cùng hai người học trò bốc mộ cho cụ từ bãi sông bên bờ đê Thanh Trì (Tiên Lãng) cho hài cốt cụ vào chiếc tiểu làm bằng gỗ Ngọc Am, đưa lên bè cói xuôi dòng sông Thái Bình, về ngảnh Ba ra, ngược dòng sông Hóa về tới cống Hà Dương thì trời đã tối. cụ Tý cho hai người bạn trai lên bờ, một mình cụ Tý kéo bè cói dấu chiếc quách gỗ chứa thi hài cụ từ cống Hà Dương qua Hà Dương, qua An quý, về tới ao Dương (gần 2km), đến vườn Phượng góc Tây Bắc chôn cất cho cụ. Sau đó cụ Tý cũng tự đào cho mình một cái hố, ngồi vào trong, vơ cỏ năn che phủ trên đầu, tự nguyện chết ngồi trong cái hố đó để giữ gìn bí mật. Ngày 5/6/ nhâm thìn 2012 cụ Tý đã chỉ chỗ cho các cháu khai quật mộ của bà tại gốc khế gần bở ao, các cháu tìm thấy thi thể cụ đã hóa thổ, hình tượng người chết ngồi, không có ván vải tùy táng.
Trong khu vườn tại ao Dương, người ta tìm thấy ngôi mộ nghi là vua Mạc Đăng Doanh với chín chiếc cúc (2 cái bằng vàng, 7 cái bằng ngà voi), bốn ngôi mộ của viên chỉ huy và ba người lính trung thành còn nguyên ván gỗ nhưng cốt đã hóa thổ. Bức mật chỉ chính là chiếc áo bào vua ban cho cụ nghe nói vẫn còn, được dấu trong chiếc lục bình cổ, nút kín, đựng trong chiếc hòm gỗ đổ đầy nhựa thông bảo quản. khi nào cụ Phát tích cụ sẽ chỉ cho đời sau được biết. Áo bào vải tơ tằm, đạt trng chiếc lục bình cổ, nút kín, ngâm trong nhựa thông đóng băng, dù hàng trăm năm sau vẫn như mới, vui mừng biết baoneeus một ngày nào đó, chúng ta tìm thấy vật báu này. Bức mật chỉ này cùng với chiếc tiểu bằng gỗ, chiếc thẻ tre, hai tấm bia đá là những kỷ vật vô giá của cụ Trạng từ 500 năm trước gửi lại cho hậu thế. Ao dương còn chứa nhiều điều huyền bí, tin hay không tùy người đời nhưng lịch sử sẽ dần dần sáng tỏ.
Lại nói về triều đình nhà Mạc, tớt năm Nhâm Thìn (1592) Thăng Long bị thất thủ, cuối năm Nhâm Thìn, đầu năm 1593, Mạc Mậu Hợp cùng con là Mạc Cảnh Toàn , côn trưởng của Mạc Kính Điển đều bị sát hại. Con thứ của Phụ chính Mạc Kính Điển là Mạc Kính Cung tại Cao Bằng lên ngôi và duy trì nhà Mạc tại Cao Bằng được bốn đời nữa (Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ , Mạc Kính Tiêu,), tới 1683 lợi dụng nhà Thanh lật đỏ nhà Minh, họ Trịnh mới dám đem quân tiến đánh cao Bằng. Nhà Mạc do nhiều năm không thấy họ Trịnh gây chiến sinh chủ quan, trễ nải phòng bị nên nhanh chóng bị thất thủ đẫn tới bị tiêu diệt hoàn toàn . lịch sử nhà Mạc đến đây chấm dứt.. Điều này đã được ghi lại trong lịch sử.
Cụ Trạng còn vào kinh ba lần nữa để đưa long cốt của vua Mạc Tuyên Tông, vị vua thứ tư triều Mạc cùng hài cốt của Hoàng hậu Nam Phương, phu nhân Uyển Nhân thứ phi của nhà vua về khu Cửu Nguyên tại bãi Triều Cao, bờ đê Thanh Trì Tân Minh (Tiên Lãng). Bãi Triều Cao là khu đất bãi bồi ven đê xưa kia được cụ Trạng mua khi cụ nghỉ hưu được 10 năm, Cụ nói là mua để làm nghĩa trang gia đình cho dòng họ Nguyễn sau này, không phải táng nhờ nơi đất khách. Song dụng tâm của cụ chính là làm nơi chôn giấu long cốt của vua Mạc Tuyên Tông, sau khi chôn giấu long cốt của nhà vua, nơi đó có tên là Cửu Nguyên hoặc Thiên vực (Cụ Trạng bí mật gọi). Tại sao cụ Trạng lại không đưa cùng một lúc bốn long cốt của bốn vua Mạc về Ao Dương một lần? Tại sao cụ Trạng lại chọn hai địa điểm khác nhau là Ao Dương và Bãi Triều Cao để ẩn táng bốn vị vua Mạc? Tại sao đến mãi tháng 6 năm ất Dậu (1585) cụ Trạng mới làm bia mộ cho vua Mạc Tuyên Tông tại bãi Triều Cao (bờ đê Thanh Trì Tiên Lãng)?
Chắc chắn là sau khi đưa long cốt của ba vua Mạc đời đầu về Ao Dương, phải mất thời gian khá lâu cụ mới tiếp tục tiến hành đưa long cốt của vua Mạc Phúc Nguyên về bãi Triều Cao, Có phải do chờ hai vị là Nam Phương Hoàng hậu và thứ phi Uyển Nhân quy tiên. Có thể do phải giữ gìn bí mật tuyệt đối cho khu vực Ao Dương nên khi di dời long cốt cho vua Mạc Tuyên Tông, cụ phải chọn địa điểm thứ hai. Chỉ biết rằng trên bia mộ vua Mạc Tuyên Tông, cụ cho biết cụ cùng ba vua Mạc đầu đời đang ẩn táng tại làng Dương, thôn Hạ Đồng, nay là thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền huyện Vĩnh Bảo. Để trả lời thỏa đáng các câu hỏi trên, cần phải có thời gian nghiên cứu tiếp hoặc chờ khi tìm thấy bức mật chỉ hay như các nhà ngoại cảm gọi là “Chiếu Bào”. Chiếu bào hiện nay có thể đang giấu ở bờ Ao Dương, hoặc ở bãi Triều Cao Thanh Trì Tiên Lãng, vào một ngày nào đó, cụ sẽ bật mí cho một nhà ngoại cảm dẫn mọi người tới lấy như việc tìm thấy hai bia đá của TS khoa học Nguyễn Văn Vịnh Hà Nội.
Ngày 5 tháng 2 năm 2017
CHÚ THÍCH
1-Sùng Khang 崇康 (1566-151577)
Diên Thành 延成 (1578-1585) thuộc triều vua Mạc Mậu Hợp.
2-Sự việc này ứng với câu sấm:
崇 康 位 世
沙 浮 已 止
六 七 延 成
見 龍 巢 驚
日 出 上奠
駕 下 太 平
Sùng Khang vị thế
Sa phù dĩ chỉ
Lục thất Diên Thành
Kiến long sào kinh
Nhật xuất thượng điện
Giá hạ Thái bình
Dịch nghĩa
Vào thời Sùng Khang(崇 康 ) (1566),
Vận thời đã dừng lại. không còn hưng thịnh
13 năm sau tới niên hiệu Diên Thành(延 成) (1578),
Kinh sợ thấy Rồng phải dời tổ (sào kinh),
Mặt trời ra khỏi tế điện (tông miếu)
Đến nơi yên bình.
Ý nói dời long cốt của các vị Vua về triền sông Thái Bình.
Hai câu: “Kiến long sào kinh
Nhật xuất thượng điện”
đều ám chỉ long cốt các bậc Đế Vương rời khỏi nơi tông miếu (Thượng điện).
“Giá hạ Thái Bình” tới vùng đất thái bình yên lành.
Vậy Ao Dương là nơi Cụ Trạng đã tính trước không chỉ làm nơi ẩn thân của mình mà cả các vị Vua đầu triều nhà Mạc. Ao Dương hẳn có vị trí phong thủy cực kỳ bí hiểm, điều này mong mọi người suy ngẫm.
V.H
Các tin khác
-
Hội thảo 50 năm văn học, nghệ thuật đề tài LLVT, chiến tranh cách mạng
-
NHỮNG NGƯỜI CON TRAI CỤ TẢN ĐÀ.
-
Hội Nhà văn Hải Phòng tổ chức gặp mặt hội viên đầu năm 2025
-
Vĩnh biệt nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha: Chiều không Kha, chiều buồn không Kha
-
TIN BUỒN: NHÀ THƠ-NHẠC SĨ NGUYỄN THỤY KHA TẠ THẾ
-
DANH SÁCH HỌC VIÊN TRƯỜNG VIẾT VĂN NGUYỄN DU KHÓA I (1979 – 1982)
-
Nhà văn Khuất Quang Thụy, 'nhà văn đậm chất lính nhất' qua đời
-
Nhà thơ Đông La tuyên bố ‘kiện lại’ Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
-
LỊCH SỬ "NHẬP TÁCH" CÁC TỈNH VIỆT NAM
-
KHOA BẢNG HỌ TÔ VIỆT NAM (1075- 1919)