/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

văn xuôi

LÃO MỘC

Vợ chồng lão Mộc có ba con trai, hai đứa đầu yên phận làm ruộng, thằng lớn có thêm cái nghề câu ếch, thằng thứ hai giỏi bắt lươn.
 
LÃO MỘC
(Nguyễn Tiến Lộc - Hà Nội)
 
 
        Vợ chồng lão Mộc có ba con trai, hai đứa đầu yên phận làm ruộng, thằng lớn có thêm cái nghề câu ếch, thằng thứ hai giỏi bắt lươn. Ngày nào chúng nó chịu đi một hồi là thế nào cũng đầy giỏ, ăn không hết thì bán, kiếm vài chục nghìn dễ như không.
Thằng thứ ba là Cụng làm cho ông vất vả, mười sáu, mười bảy tuổi, đồng ruộng không muốn làm, vài vụ, mẹ giục mãi mới đi cày được vài buổi, suốt năm suốt tháng mơ học võ, không bao giờ chịu ngồi yên, ngủ cũng không hoa chân múa tay như thằng điên. Lão Mộc đã phải nặng lời với nó:
-         Võ với vẽ làm gì. Thời này súng ống đầy. Lôi thôi nó “đoàng” cho một phát chết tươi, không kịp ngáp.
Nó đáp gọn lỏn:
-         Mặc con.
Biết ý bố không bằng lòng, nó thúc mẹ, làm mẹ mất ăn, mất ngủ, phải rủ rỉ nói với chồng:
-         Ông cho nó học võ đi. Nghề đó giữu được cửa nhà yên ổn. Bây giờ trộm cắp đầy, đồ đạc hở thứ gì mất thứ ấy, đi đâu xa nhà một đêm cũng sợ mất của. Có nó biết võ, những khi ông đi vắng, ở nhà tôi khỏi lo.
-         Nhưng học võ cũng dễ thành cướp. ohjc võ phải có đức. Khi có võ rồi, không có đức, dễ làm chuyện bậy bạ.
-          Thế ông tưởng làm nghề khác không cần có đức à? Nghề nào mà chả cần có đức.
-          Nhưng thằng Cụng  nhà mình chậm hiểu, cục tính, giỏi võ, nó sẽ chẳng sợ ai. Bà không nhớ nó hồi lớp sáu sao?
-          Nhó chứ, hồi đó, nó đánh một thằng bạn cùng lớp gãy tay, ông chữa một tuần là khỏi, sau đó người ta đua nhau tìm đến ông.
 
Quả là như vậy. Có người bị tai nạn ô tô, gãy chân, ông chữa một tuần là khỏi, ông đạp cho gãy trở lại, rồi mới chữa, ba tuàn khỏi. Ông phải đập vì bệnh viện lắp lệch xương, nếu cứ để nguyên, khi khỏi sẽ bị tập tễnh. Lão Mộc nổi tiếng vùng này chữa xương giỏi và nhanh. Ngồi một lát, tự rót một chén nước chè ướp hao nhài từ cái ấm da lươn to bằng quả cam, nhấp một hụm, lão Mộc nói:
-         Tôi muốn nó học nghề chữa xương. Nghề này không  gây chết người. Nó chữa giỏi, người ta khỏi sớm, chữa dở người ta khỏi muộn, hoặc chỉ tàn tật như người ta đã bị. Học võ, đánh chết người, đền mạng. Thế là không biết dạy con.
-         Nhưng biết dạy con mà chúng cả đời cổ cày, vai bừa, suốt đời lấy đít con trâu làm chuẩn thì tôi buồn lắm.
Lão Mộc đặt chiếc chán hạt mít xuống nhìn vợ. Kiểu nói này chắc bà ấy phải học cán bộ nào đấy. Lão đánh trống lảng, quay sang thằng Cung:
-         Con cố học nghề này đi. Bố sẽ truyền hết mọi bài thuốc cho con. Con sẽ nổi tiếng khắp vùng, lan sang cả Hà Nội ấy chứ.
-         Nghề của bố tỉ mẩn, nào là đi tìm lá, nắn gân, nắn xương, dịt thuốc lá, ngày nào cũng phải đi tìm, mệt lắm.
-         Lo gì, lá thuốc tìm ở bờ rào, bờ đậu, quanh vườn, hái một loáng dùng hai ba ngày. Bây giờ xe cộ nhiều, tai nạn nhiều, nhiều người phải cần mình.
 
Nó lắc đầu quầy quậy. Chuyện học võ của thằng Cung dùng dằng mãi. Một buổi tối, bà vợ lại nhắc: “Nó học nghề này giỏi, mở lò dậy võ, ai cấm. Trẻ con, người lớn học, có khi dậy không xuể đấy. Không dạy chữ thì dạy võ. Dạy giỏi lên thượng đẳng võ sư, như giáo sư chứ kém gì”. Ông nghe vợ mình “lý luận” mà buồn cười, khó mà bắt bẻ. Ông nghĩ thời này con cái đặt đâu, con ngồi đấy. Ép mãi, nó chán, bỏ nhà đi “bụi” nghiện hút là chết...Nghe ngóng binh tình về chuyện thằng Cung học võ, thằng lớn lên tiếng: “Đi đêm sợ ma mà còn đòi học võ:- Thằng thứ hai tiếp: “ Đi bắt lươn bắt ếch, mắt nó có nhìn thấy gì đâu, bắt con nào trượt con ấy. Hang rắn cứ tưởng hốc lươn”. Bà mẹ bênh con út: “ Chưa biết chừng, sau này nó kiếm tiền gấp vạn lần chúng mày”. Được thể. thằng Cung phản ứng: “Ông có võ, chúng mày sẽ biết tay ông”.
     Dân làng biết tin thằng Cung sắp sửa tìm thầy học võ,  họ xầm xì: “ Cần gì tìm ở đâu xa. Cứ học ông nội nó, cụ nội nó là đủ. Ngày xưa, họ nhà nó là tướng cướp cả, giỏi võ lắm, vỗ đít đánh đét một cái là nhảy qua tường. Tôi đã thấy ảnh ông nội nó rồi, hai lông mày xếch lên, trông phát khiếp”. Một người bên cạnh nói: “Các ông tướng ngày xưa, lông mày chẳng lưỡi mác là gì- Ông này có vẻ bênh gia đình Lão Mộc- “Nhà nó là dân ngụ cư, chứ có cướp của ai ở làng này đâu. Tôi phục lão Mộc kiếm tiền giỏi, lúc nào cũng dư dả, thóc lúa đủ ăn quanh năm”.
    Ở làng quê như vậy. Nhà nào có chuyện gì là họ bới đến tạn cụ tỉ, long vương, thêu dệt, bịa đặt, nhiều khi tai hại, người không biết, cứ tin đó là chuyện thật. Bà vợ nghe xì xào về quá khứ gia đình chồng như vậy, hỏi lão Mộc gạt đi: “ Kệ xác nhà họ, ai có thân người ấy lo. Làm vua cũng kệ, cướp cũng kệ. Hơi đâu mà đôi co”.
    Giỗ cụ tổ nhà lão Mộc đúng vào ngày mười bốn tháng mười một âm lcihj, con cháu gần xa tự động về dự. Người có nhiều góp nhiều, có ít góp ít, cùng nhau ăn một bữa cơm, bàn chuyện dòng họ. Năm nay, lão Mộc cho thằng út về, lão muốn bàn với ông trưởng họ về chuyện của nó. Quê nội của lão nằm gần quốc lộ 18 cách thị xã không đầy mươi cây số trên con đường từ Bắc Ninh đi Quảng Ninh, xung quanh tre bao bọc xanh rì, thỉnh thoảng vài ngọn cau cao vút lên, trông xa rất đẹp, nhưng vào bên trong cái nghèo hiện khá rõ, các mái nhà lợp ngói, thấp, hẹp, đứng san sát nhau, bên cạnh là những chuồng trâu, chuồng bò, nền đầy phân, rơm rạ bùng nhùng...
     Ông trưởng họ của lão Mộc là Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã, ông nảy ra sáng kiến sau khi cúng gia đình, mời mọi người ra thăm nghĩa trang liệt sỹ. Ông trưởng họ mặc bộ đồ dạ cấp tá, nói với mọi người: “Cụ tổ họ nhà này vốn theo nghiệp võ tự xa xưa. Còn thời chống Pháp, chống Mỹ, họ nhà ta có nhiều cống hiến, đi bộ đội rất đông. Hiện quy tụ về đây được quy tụ về đây hơn ba mươi liệt sỹ trong tổng gần một trăm liệt sỹ của xã. Họ nhà ta có gần hai chục sỹ quan cấp úy, tá, một anh hùng quân đội. Công lao lớn lắm, phải nói rõ truyền thống này cho con cháu nỗi nghiệp”.  Thằng Cung nghe đến đây, quay nhìn lão Mộc hàm ý, nó đi học võ là đúng. Chợt nó hỏi ông trưởng họ: “Ở chỗ cháu, người ta bảo họ nhà mình đi theo đảng cướp...”. Nó chưa nói hết, lão Mộc hoảng vía quát: “Láo, ai cho mày nói thế”. Ông trưởng họ bực bội nói: “Họ nhà này huân chương đầy, có người làm việc ở khắp các cơ quan trương ương, tỉnh, huyện...Họ chỉ nói láo”. Một cụ trên sáu mươi, dáng chừng có học, từ tốn nói: “Các cháu không biết, cho chúng nó hỏi. Theo tôi, ngày xưa, các cụ nhà mình đi theo Đề Thám, làng này có nhiều người vốn là quân của cụ Đề, họ nhà ta cũng vậy. Sau khi bị tan vỡ, một số người theo bạn bè về đây nhập tịch. Thời Pháp, chúng gọi những người theo Đề Thám là đi theo đảng cướp, một số người không hiểu biết cũng nói theo, đến bây giờ vẫn còn cái dớp ấy”.
    Thằng Cung hả dạ, vậy nó đi học võ là đúng theo truyền thống dòng họ, nếu có chiến tranh nó sẽ dễ dàng trở thành tướng tá, nó nghĩ thầm mà thấy sướng. Đêm ấy lão Mộc ngủ lại nhà ông trưởng họ, hai người rì rầm nói chuyện:
-         Chú định cho thằng Cung nối nghiệp à?
-         Không. Em sợ nó tài sơ đức mọn.
-         Thật à?
-         Nó lạ tính lắm. Bố mẹ nói, cãi như ranh.
-         Trẻ con bây giờ đều thế. Chú phải rộng lượng.
-         Thực ra em không muốn trái với lời sư phụ. Cụ cấm dậy những đứa đức kém.
-         Cho nó học nghề khác vậy- “ Nhưng nhà em cứ muốn cho nó học  nghề này. Em bảo nó học nghề thuốc, nhưng nó không nghe”. “Thằng bé bướng bỉnh nhỉ. Nhưng cũng không nên ép nó” – “Em sợ nó a dua những đứa xấu, học võ để hỏng người”. “Phải dậy đức cho nó nhiều vào. Bắt nó phải khổ luyện”. “Hay bác dạy nó cho em”. “Tôi dạy nhiều quá rồi, khi ở binh chủng đặc công, tôi dạy dễ có đến hơn một nghìn người...”. “Trước đây bác dậy là vì nước vì dân, bây giờ vì nhà...”-  “Tôi làm lễ giả nghệ rồi. Tôi sợ bị giảm thọ...”. “ Bác có cách nào giúp em?”. “Tìm người khác cho nó học. Chú bảo nó vào đây”.
Hai bác cháu ngồi vơi nhau đến tận khuya, có vẻ tâm đắc ý hợp. Bác nó nói rất nhiều, nó chỉ nghe, nó chưa hiểu hết thế nào là chính đạo, tà đạo, minh phái, hắc phái, chính nghĩa, phi nghĩa...Ông trưởng họ cầm tay nó, nắm hai tay với, lắc lắc, bảo nó thở đủ kiểu, ông nhận xét:
-         Nội lực chưa có gì. Học võ công phu lắm. Để thở cho đúng cách phải tập hàng năm trời. Còn phải học chữ nữa, nếu không chỉ là anh võ biền.
 
Thằng Cung giật mình, nó nghĩ, dốt mới đi học võ, ai ngờ...Cuối cùng, như để kết thúc cuộc nói chuyện, ông bác vỗ vai nhẹ nó:
-         Bác dặn đều này, học võ còn phải biết cả thời thế, nếu không biết đạo hưng vong, thời xưa dễ làm đạo tặc, ngày nay, dễ làm bậy, vào tù. Học võ phải học thế là chính, nhưng phải nhớ rằng, thế ở đời mới là cao hơn cả.
 
Trở về nhà, nó nói lại với mẹ tất cả những điều  nó mới biết về nghề võ, hóa ra, học võ cũng không dễ gì...Trước đây nó chọn học nghề võ là để đánh lại những đứa bắt nạt nó, nay thì khác rồi. Nó thích nhất sau chuyến về giỗ tổ, nó hiểu, họ nhà nó vốn dòng nhà võ, nó sẽ nối nghiệp các cụ, nó thấy hãnh diện. Nghe thằng Cung nói chuyện, mẹ nó thấy con chững chạc hẳn lên và bà chấm dứt được những băn khoăn về quá khứ nhà chồng.
    Sau đợt về quê, thằng Cung bắt đầu nhìn bố nó hơi khác. Qua cách nói của anh em họ hàng, bố nó vừa bình thường, vừa kỳ lạ, địa vị xã hộ nhưng mọi người rất vì nể, gặp bố nó, ai cũng đon đả, mời đến ăn cơm. Nó không dám coi thường bố như trước đây. Nó mạnh dạn hỏi bố: “Để học võ con phải chuẩn bị cái gì?”. “Phải có đức, phải khổ luyện, phải học y, biết chữa xương để tự  chữa cho mình, cho đồng môn, còn phải học cả chữ nữa”. “Để có đức phải học bao lâu?”. – “Cả đời”. “Thế còn học chữ”. “Cũng vậy. Học không được bỏ dở, phí công, phí của. Nhưng mày định học ở đâu, môn phái nào, đã biết chưa?” Lão Mộc thử dò ý nó. “Học cụ Trương lâm”. Lão giật mình, trợn mắt, nhìn nó:
-         “Ai bảo mà mày biết”. “Bác trưởng họ”. “Tìm ông cụ ở đâu?”. “Bác ấy nói ở vùng Yên Thế, giáp Hữu Lũng, Lạng Sơn. Phải đi bằng đường Bố Hạ mới dễ tìm. Phái quốc lộ một vào, nhiều núi đá tai mèo, khó đi lắm”. “Làm sao tìm được?”. “Bác ấy đã cho con địa chỉ, vẽ đường cho con đi”- “Đi với ai?”- “Một mình”. “Không được”. “Sao không gọi bạn cùng đi?”. “Con không có đứa nào thân”. “Tao bảo thằng hai cùng đi”.
 
Đêm đó lão Mộc khó ngủ. Lão không ngờ, bác trưởng họ đã nói với nó về  Trường Lâm, bạn đồng môn với lão. Từ hồi mười hai, mười ba tuổi, lão Mộc  và Lâm cùng học một thầy dạy võ người Tàu, sống ẩn dật ở vung núi phía Bắc. Ông ta là cháu, chắt của viên tướng Tái Bình Thiên Quốc, sau khi bị thất bại, kéo một bộ phận sang Viêt Nam, chờ thời cơ phục thù, nhưng không cưỡng được số trời, đành cho quân sống tản mác ơ vùng núi nước ta, tràn xuống cả mạn Cao Lộc, Điềm He, Sơn Động, Hữu Lũng ... cày cấy, sinh sống cùng những người Hoa thiểu só ở Việt Nam. Về sau, môt số người theo Đề thám đánh Pháp.     
      Việc học võ của thằng út khấy động tâm tư của lão nhiều quá, có những điều tưởng đã chôn chặt, nay lại trỗi dậy. Hồi đó, trong trận huyết chiến để  bảo vệ mười lăm can thuốc phiện, lão đã gặp Lâm, hắn đươc thuê để cướp lại số thuốc phiện này. Không giết được lão Mộc, hắn sẽ tan nát sĩ diện, bị quy là phản bội, có khi bị hạ độc, nhưng giết lão thì hắn không nỡ, mà chưa chắc đã giết được, bởi họ đều là hai con hổ lẫy lừng trong giới giang hồ và đây là cuộc chạm chán tình cờ. Hai bên đành quy ước có một trận kịch chiến giả vờ, đâm nhau bị thương, để cho lão Một thoát thân ở Mường Noóc, biên giới Lào – Việt. Sau đó, lão  Mộc giã biệt giang hồ, để Làm mặc sức hoành hành, coi như một sự đáp ơn. Lão Mộc về lấy vợ, hoàn lương với tại sản ngầm kéch sù. Lão biệt tin hắn từ đó.
          Lão Mộc không muốn thằng Cung theo nghề võm vì không muốn nó có những cuộc huyết chiến như lão, nó không đủ tài.
          Hôm sau, hay anh em thằng Cung đi  tìm thấy Trương Lâm, hơn mười ngày sau về, thằng Cung kể với bô:
-         Chúng con đã đến Xóm Trại, Ngàn Ván, từ Bố Hạ đi vào hơn ba mươi cây số đường núi, tìm được Trương Gia Trại, chủ còn người cháu nội của cụ Trương sống ở đây, làm nghề nuôi vịt, có vài trăm con. Sau khi con trai cụ Trương đi bộ đội hi sinh, cụ Trương bỏ lên mạn Võ Nhai – Mỏ Nhài sống với bà vợ bé vài chục năm nay không thấy về, không biết sống chết ra sao.
 
Thằng Cung buồn vì chuyện đi tìm thầy học võ không thành. Cả nhà khoong ai bàn luận gì, để tùy nó. Lão Mộc quay sang nghề nấu cao. Thoạt vi thủy, lãi sục vào các bản ở Lạng Sơn, mua ba bộ sương khỉ về nấu, mỗi nầu được vài chục lạng, vợ lão đi bán ở làng, dần dần sang các làng lân cận, nói là cao sơn dương, vài tháng là hết. Về sau, những người Tày, Nùng tự đem xuống bán cho lão. Lão nấu cả cao ngựa, cao trăn, đôi khi cả cao ngựa bạch, cao hổ. Trước khi nấu lão đem xương khỉ ra rửa sạch bằng rượu, xếp tất cả bộ xương vào một cái nong, chỉ cho thằng Cung từng cái xương trên người con khỉ, lão giảng rất kỹ như một giáo viên sinh vật học, Đây chính là cách lãi dạy thằng Cung những bài học đầu tiên về chữa xương, nắng xương. Dần dà, thằng Cung cũng bị cuốn vào việc nấu cao, nó học nghề của bố không đến nỗi chật vật, đôi khi còn tỏ ra ham thích. Những khi bán được nhiều tiền, nó tỏ ra vênh váo với hai thằng anh.
Một số người nuôi gấu ở Hà Nội đã tìm đến, mời lão đi nấu giúp, tiếng lành đồn xa, những người tỉnh khác cũng mời. Mỗi lần đi, hai cha con vắng nhà khoảng mươi ngày.
Lần này, hai cha con lão Mộc đi nấu cao ở vùng núi phía Bắc vài tháng trời. Người chủ đầu tiên thuê lão là một phụ nữ, người đậm khỏe, mặt vuông, mắt to, mỗi khi cười cằm bạnh ra. Dường như bà ta bao mua tất cả mật gấu, nấu cao ở vùng Sơn La này. Nghe tin bảo bắn được gấu bà thuê xe ôm vào ngay, đang đêm cũng đi. Những chiếc xe Minck chạy lồng lộn trên  những con đường đá lởm khởm, ổ gà, xóc tung người, bà vẫn ráng chịu. Đến nơi việc đâu tiên bà ta làm là cho mổ con gấu lấy mật, chặt bốn chân cho vào phích đá Liên Xô, lột bộ da gấu, lọc từng cái xương để nấu cao, thịt tặng lại dân bản làng, trả tiền và đi về. Nghe đâu bà là vợ một giám độc cỡ bự, quyền thế ở tỉnh. Mỗi chiếc chân gấu giá trên một triệu, được dùng để biếu xén, chân gấu hầm lên, thịt ròn, mềm, thơm, bổ, ngày xưa chỉ vua mới được ăn.
Hai bố con lão Mộc lang thang nấu cao mãi ở các bản vùng sông Mã, Yên Châu, Thuận Châu thuộc tỉnh Sơn La rồi phiêu bạt sang các huyện Ngân Sơn, Na Rì, Bắc Cạn. Vùng này dân đào vàng rất nhiều, trộm cướp, giết người như ngóe. Khi công việc nấu cao đã vãn, hai bố con đã gom góp được khoản công kha khá, cs hơn một chục lạng cao gấu do các gia chủ tặng, mua được vài chiếc mật gấu thật, họ lên đường về quê. Những đoạn đường qua các bản ở vùng này hẹp, nhiều ổ gà, lầy lội, tuy vậy đi còn dễ .Ở những đoạn đường dân đào vàng đi nhiều, đá lổn nhổn, đât bị cày, xới tứ phía, xe của hai bố con lão Mộc  vất vả lắm mới qua được. Ở địa bàn này, chiếc xe cánh én đời tám mốt của bố con lão thua xe Minck.
Nghe thấy tiếng nước suối róc rách, một chiếc cầu xi măng xuất hiện phía trước mặt, thằng Cung cho giảm ga. Gần đến cầu, hàng chục tên đầu gấu, đầu tóc rũ rượi, quần áo gọn ghẽ, từ các bụi rậm, xông ra cản đường. Một tên quãng trên ba mươi tuổi, có một chiếc răng bằng vàng, cười nhăn răng nói:
-         Để chiếc túi du lịch kia ở đây! Chịu khó đi bộ ra thị xã về với vợ con. Gần một tháng nay, chúng mày thu nhập được bao nhiêu, ông nội mày biết cả rồi đấy.
Lão Mộc van xin chúng hết lời, giãi bày hoàn cảnh khó khăn ở quê, mong chúng rủ lòng thương, nhưng không đứa nào chịu nghe, thằng Cung sợ run người, đứng lép sau lão.
   Hơn một chục thằng cướp bao quanh bố con lão Mộc, bộ dạng đứa nào cũng hung dữ, lăm le xông vào đánh. Lão Mộc lần cuối cùng xin chúng tha cho tuổi già, lão chưa nói hết, một thằng quát:
-         Phí lời, diệt!
 
Cả bọn xông tới đấm đá tới tấp hai bố con lão Mộc, vây bốn cung quanh mà đánh. Lão Mộc đẩy chiếc xe ngã lăn đùng về phía chúng, vài ba thằng chạy dạt, lão nhảy vọt ra ngoài cách xa bọn chúng  vài mét. Chúng ngơ ngác, quay lại tìm lão Mộc, vài thằng xông vào. Thằng Cung bị hai ba đứa đánh cho chảy máu mũi loạng choạng. Lão Mộc hết lên một tiếng, nhảy một phát, vượt qua chiếc xe máy, về phía thằng Cung, túm gáy nó quăng nhanh vào thành cầu, nó gục ngã. Ông lão lao theo về phía ấy, đứng chắn bên ngoài, bảo vệ thằng Cung, lão xuống tấn, chờ chúng. Một thằng từ xa chạy tới, đá móc hàm lão, nhanh tay, lão nắm chân hắn, quăng chéo xuống suối. Một thằng rút dao, bổ một nhát xuống đầu lão, lão nghiêng người tránh, tay phải túm cổ áo hắn, hất ngược tung hắn qua đầu lão xuống suối. Hai ba thằng dùng bộ côn đánh như mưa  trên đầu lão, không hề lao lúng, lão lần lượt giật hết côn của chúng, quăng xuống suối, không thèm dùng để đánh. Lại một loạt đứa xông vào, lão Mộc túm lấy một thằng giơ lên cao như một con nhái, lắc lắc nó mấy cái rồi tung ra xa. Không đứa nào dám xông vào, thằng đầu đảng vội chạy đến trước mặt lão, quỳ xuống:
  - Con xin lạy sư phụ. Xin sư phụ tha cho chúng con tội chết.
Không thèm nói một câu, lão Mộc gườm gườm nhìn chúng, vòng ra phía xa, nhặt chiếc túi du lịch, đeo vào người mặt không hề biến sắc. Thằng Cung lúc này cũng chưa hết run, quay sang hỏi bố:
   - Bố cũng biết võ thật à, sao bố giỏi thế! Bây giờ con mới biết. Con xin học bố vậy.
   Chiếc xe nổ máy, thằng đầu đảng quỳ trước đầu xe:
    - Con xin đi theo hầu bố.
Lão Mộc không trả lời. Chiếc xe lao đi. Cả tụi cướp đứng nhìn theo ngao ngán.

NTL