/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

văn xuôi

Hoa đào của mẹ

- Ngố đâu? Mở cổng cho mẹ. Không có tiếng trả lời. Chị Châm đẩy chiếc cổng tre, lê xèn xẹt trên đất.
Hoa đào của mẹ
 
                                                                    Truyện ngắn
                                                                     Phạm Xuân Hiếu.
 
- Ngố đâu? Mở cổng cho mẹ. Không có tiếng trả lời. Chị Châm đẩy chiếc cổng tre, lê xèn xẹt trên đất. Đặt cái cuốc vào góc bếp, chị nhìn quanh, không thấy Ngố. Ngố đi đâu? Chị tần ngần đứng giữa sân, ngó tìm các ngóc ngách: trong nhà, ngoài vườn. Không thấy con, không thấy chiếc xe đạp dựa ở hiên. Lòng dạ bồn chồn, đoán già, đoán non. Rồi chị tá hoả đi tìm .
          Ngố bị dị tật do cha nhiễm chất độc da cam ở chiến trường. Đã hai lăm tuổi, mặt Ngố búng ra sữa, mắt “ốc nhồi” lồi trắng dã, lông mày lưa thưa vàng cháy bên cao bên thấp. Da trắng bệnh như bạch tạng. Thiếu trí tuệ, khôn khôn, dại dại, nói cười lắp bắp, lăng xăng như con rối. Việc gì cũng thích làm, nhưng không mấy khi được việc. Ngố không chơi với ai. Cũng không ai chơi với Ngố. Phải cái, Ngố hay hóng chuyện.
         Hôm qua nhà có khách. Ngố lân la bám áo mẹ, Nghiêng nghiêng cái đầu hóng chuyện. Chuyện của hai người. Mẹ và người đàn ông, Ngố chưa nhìn thấy bao giờ. Hai người nói nhiều chuyện, Ngố không hiểu! Chỉ biết người lạ thích đào, cây đào Ngố hay hái hoa, vặt quả.  
         Cây đào ấy ở góc vườn, năm nào cũng nở hoa rực rỡ vào dịp tết. Quả không to nhưng rất nhiều hoa. ở vùng núi này, nhà nào cũng có đào. Nhà nhiều vài ba cây. Nhà ít một cây. Đào có sức sống mãnh liệt, chịu được chất đất cằn cỗi nửa màu, nửa sỏi cát. Đào hoang dã quả không ngon nhưng hoa rất đẹp. Nó là biểu tượng cho sức sống, là cảnh đẹp của cây cỏ mùa xuân. Ngày bố Ngố còn sống hay chặt một cành cắm vào chiếc thùng đựng nước chơi mấy ngày tết. Từ năm bố mất, cây đào sau vườn cành lá xum xuê.
Mấy hôm nay, có ông khách liên tục đến gạ mẹ Ngố bán cây đào. Ngố nghe thấy cả:
- Nhà chị có cây đào chiếm bao diện tích trồng sắn, trồng ngô. Quả không ăn được. Để cho tôi chặt mang ra phố bán, được bao nhiêu tôi với chị chia đôi, lấy tiền tiêu tết.
    Chị Châm lắc đầu.
-         Em không bán. Tết nó nở hoa đẹp lắm.
     Ông khách lại dỗ:
         -    Không bán để làm gì? Người ngoài phố bây giờ thích chơi đào, tôi mới đến giúp mẹ con chị. Chứ như ngày xưa, chị có các tiền tôi cũng chả thèm chặt.
             Thằng Ngố đứng bên mẹ làu bàu:
         -   Con ứ bán, ứ bán cho ông này.
              Ông khách xoa đầu ngố:
         -    Bác đổi cho mẹ con mỗi người một đôi dép nhựa đẹp nhé. Sắp tết đến nơi rồi. Không mua được quần áo cho con thì đổi cành đào lấy đôi dép cho nó. Tội thằng bé đi đôi dép rách…  
              Sáng nay mẹ Ngố ra đồng sớm. Ngố vẫn còn nằm trên giường. Chờ mẹ đi, Ngố trở dậy xách con dao lên núi, chặt một cành đào gần gốc, vác về buộc vào cái xe đạp có hai càng tre, mẹ thường thồ hàng đi chợ. Ngố đạp xe ngay ra phố, không cần biết có bán được không, được bao nhiêu tiền. Trong đầu Ngố chỉ nhớ lời ông khách, muốn mua cây đào nhà Ngố. Hôm nay Ngố chặt mang đi bán, giống mẹ vẫn nhổ rau mang đi chợ .
                                                         ***
             Thành phố Hoa Phượng những ngày cuối năm. Người xe nhộn nhịp, chen nhau vội vã. Tất cả các cửa hàng đều đua nhau trang trí đẹp mắt, chuẩn bị đón xuân: dẫy quần áo, xe máy, đồ gia dụng, bánh kẹo… đầy ắp các quầy hàng.
 Dải vườn hoa là trung tâm chợ hoa ngày tết. Ngố mang cành đào, loanh quanh ở khu tượng đài: dẫy bán điện tử, đồ chơi đèn sao nhấp nháy đẹp hoa cả mắt. Bên cạnh là dãy sành sứ bày la liệt: Bát đĩa ấm chén, lọ to, lọ bé đa dạng dáng kiểu, xanh đỏ tím vàng. Dãy bánh, mứt, kẹo, chồng chồng, lớp lớp. Ngố ước một ngày nào đó, mẹ có tiền mua cho Ngố một gói.
 Ngố đi theo dòng người từ chỗ này đến chỗ khác. Ngơ ngác trước các gian hàng đèn hoa rực rỡ, nhìn không biết chán mắt, quên cả việc đi bán đào. Ngố dừng xem ở quầy nào cũng bị chủ hàng xua đuổi. Vì cành đào cồng kềnh choán hết lối vào cửa hàng. Dòng người chen chúc xô đẩy Ngố đến dẫy bán đồ sành sứ. Một chiếc xe máy quệt vào cành đào. Mặt Ngố tái xanh, chân tay luống cuống không giữ nổi ghi đông. Cành đào nghiêng ngả không chiều theo bàn tay yếu ớt của ngố. Chị bán hàng nhanh trí đỡ cành đào sắp đổ vào quầy bát đĩa, giọng nhẹ nhàng:
       - Cháu đi bán đào phải xuống chợ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Trỗi ở dưới kia.
          Ngố giữ lại thăng bằng chiếc xe, rồi đẩy theo hướng chỉ tay của chị bán đồ sứ. Cành đào của Ngố không to, nhưng nụ hoa chi chít, thân gốc xù xì, rêu xanh, rêu trắng bám kín cả cành. Mấy ông khách chơi cây thế nhìn thấy cành đào mắt sáng quắc. Tiếng ai đó cất lên:
- Cành đào dáng long xà, cắm vào lọ để trên tủ, trên bàn cuốn thì tuyệt đẹp.
Dân sành chơi ai chẳng nghĩ ra điều đó. Vài người xúm lại rồi nhiều người xúm lại mỗi lúc một đông. Xe đạp, xe máy vòng trong, vòng ngoài. Ai cũng muốn mua được. Mà thằng bé thì không biết ra giá. Nó đưa bàn tay dị tật lên gãi gãi mái tóc lơ thơ ở sau gáy, rồi quệt những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt trắng bệch ngây ngô. Trong đám đông, tiếng ai đó:
- Giá bao nhiêu cành đào này?
 Ngố ấp a, ấp úng. Không biết nói bao nhiêu tiền. Một vài chục hay một vài trăm. Từ nhỏ, Ngố có đi chợ mua bán đâu mà biết nói giá. Ngố cứ đứng ngơ ngác nhìn mọi người. Càng nhìn Ngố càng choáng ngợp lớp người không giống ở quê, đẹp lạ lùng, đang quây lấy Ngố, vòng trong, vòng ngoài. Người này hỏi một câu, người kia nói một câu, làm cái đầu Ngố rối bung, mặt mũi tái xanh như người bị hỏi tội. Lại có tiếng hỏi, giọng như quát:
-         Có bán không? Giá bao nhiêu? Bao nhiều?
          Người Ngố run lẩy bẩy. Cái đầu trọc như con “Đông Tây”, loại kén sâu khoai, ngoái trước, ngó sau. Ngố muốn thoát khỏi đám đông đang vây quanh lộn xộn. Giây lát đám đông im lặng. Một thanh niên, mặc chiếc áo hở cúc, để lộ chiếc đầu lâu xương chéo xăm trên ngực, con hổ nhe nanh trên mu bàn tay, gạt đám đông đến giữ cây đào. Mắt trợn ngược đảo điên như thách đố mọi người:
-         Của tôi cây này!
              Tiếng ai dằn giọng lại:
-         Không được, để thằng bé bán.
    Tiếng người khác:
-         Tôi hỏi trước.
              Nhiều người bắt đầu lên tiếng tranh nhau mua, rối loạn cả một góc phố. Người mê cành đào đẹp muốn mua, người ngán cảnh cất lời. Người thương Ngố lên tiếng. Thằng Ngố không hiểu ra làm sao! Rời tay khỏi cành đào, nó muốn bỏ đào trốn khỏi nơi ồn ào, nhưng không muốn bỏ chiếc xe của mẹ. Ngố lại nắm lấy ghi đông, mặc cho ai nói, ai nghe, ồn ào đúng như chợ vỡ.
Chợt có tiếng còi ré lên. Đám đông im lặng. Người buông tay khỏi cành đào, người buông tay khỏi ghi đông, tất cả nhìn về hướng có tiếng còi. Giây phút tĩnh lặng ngỡ ngàng, đám đông giãn ra nhường lối cho người trật tự đã có tuổi chen dần vào gần Ngố. Người thanh niên dữ dằn xông vào định kéo Ngố về phia mình. Tiếng còi lại ré lên. Người thanh niên buông Ngố. Giọng người trật tự trầm trầm dõng dạc:
          - Các quý vị nhìn cành đào, nhìn thằng bé chắc cũng hiểu cả. ở chợ hoa xuân này ai cũng có quyền mua, quyền bán. Nhưng cháu bé đây là trường hợp ngoại lệ. Nếu cứ tranh nhau, cháu không biết bán cho ai. Tôi làm trật tự ở đây sẽ giúp cháu, giúp mọi người mua, bán cành đào này. Ai trả cao tôi bán cho cháu. Nhiều tiếng vỗ tay và lời thì thào hưởng ứng.
-         Tôi trả 300
-         Tôi trả 400
-         Tôi trả 650.
              Và giá 850.000 thuộc về ông khách mặc măng tô màu sữa, đeo kính trắng, tóc phất phơ điểm bạc.
 Người trật tự nhận tiền hộ Ngố. Bàn tay dị tật run run, vụng về gấp nhỏ những đồng tiền từ tay người trật tự cho vào túi sau. Một bà trung tuổi đỡ xe cho Ngố. Đám đông giãn ra, người bâng khuâng, người trầm tư, người mừng rơi nước mắt.
                     PhXH