VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
văn xuôi
Đừng ác khẩu để gieo mầm thiện
Và quan trọng hơn là biết chống lại sự ác khẩu như chống sự xấu xa làm hại con người.Đừng ác khẩu để gieo mầm thiện
.
Cái ta thường gặp nhiều hơn, có lẽ là hiện tượng nói xấu người khác hay “kết tội” những người mình không ưa bằng cách dựng lên những câu chuyện, sự việc chưa được kiểm chứng hoặc vu cáo hoàn toàn. Tai hại là lắm khi cái sự ác khẩu đó lại được sự đồng tình, ủng hộ một cách hồn nhiên của một số người. Sự nghi ngờ như cơn gió độc lan nhanh, làm hoang mang không ít người khác, chẳng biết đâu là thật, đâu là giả nữa.
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý
Từ ngày xưa, ông cha ta đã rất quan tâm đến việc nói năng. Là người Việt, chắc ít người không biết câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Phát ngôn là một biểu hiện quan trọng của nhân cách và trí tuệ con người. Bởi thế, ông cha ta căn dặn: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” và quá thấu hiểu tác hại khôn lường của ác khẩu: “Lời nói đọi máu”.
Thật trùng khít với quan niệm của nhà Phật về khẩu nghiệp. Nhà Phật cho rằng khẩu nghiệp là 1 trong 4 loại nghiệp nặng nhất của con người. Nói thô thiển, nói dối trá, nói khích bác, kể cả nói năng ba phải sẽ tạo ra nghiệp chướng. Nghiệp chướng sẽ sinh tạo từ những lời nói làm hại người khác. Bởi, cuộc đời này luôn công bằng theo cách riêng của nó. Nhân quả có thể đến muộn nhưng nhất định là có. Gieo mầm thiện ắt gặt được quả thiện, gieo mầm ác sẽ gặt nhân ác. Đó là lời Phật.
Luật Nhân – Quả có người tin, kẻ không, song thật đáng suy ngẫm. Xã hội vẫn còn chưa hết kẻ ác khẩu và trong thế giới “siêu phẳng” như hiện nay thì tác hại của nó càng nhân lên gấp bội. Đó đây, không phải không còn những cách nói làm tổn thương ở nhiều mức độ với người khác. Những lời nói dối trá với cá nhân, với tổ chức, thậm chí với cả cộng đồng gây ra tác hại khôn lường. Vì tâm địa hẹp hòi, góc nhìn thiên lệch người ta sẵn sàng đổi trắng thay đen, chà đạp lên sự thật, nói lấy được, bất chấp đúng sai.
Khi mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống thì cái tốt, cái xấu luôn được lan tỏa cực kỳ nhanh chóng. Từng giây, từng phút trôi qua, rất nhiều thông tin thật – giả, đúng – sai trà trộn, đan cài vào nhau. Có kẻ đã lợi dụng những thành quả công nghệ để thực hiện mưu mô, dã tâm của mình. Họ tung lên mạng những “tút” đánh bóng đề cao mình và bôi đen người khác. Nguy hại hơn, là nói xấu đất nước, bóp méo “làm bẩn” hình ảnh những người nhân dân kính trọng. Có kẻ vừa mới cầm sổ hưu đã “trở giọng”, lên mạng nói khác những điều mình từng nói khi còn tại chức. Có kẻ mới chuyển thành công dân của nước khác ít năm đã không tiếc lời chê bai đất nước mẹ đẻ của mình, làm như Tổ quốc này hết sức xấu xí, nhơ nhớp, u ám, thảm hại. Suy cho cùng, đó cũng là một kiểu ác khẩu vậy.
Cái ta thường gặp nhiều hơn, có lẽ là hiện tượng nói xấu người khác hay “kết tội” những người mình không ưa bằng cách dựng lên những câu chuyện, sự việc chưa được kiểm chứng hoặc vu cáo hoàn toàn. Tai hại là lắm khi cái sự ác khẩu đó lại được sự đồng tình, ủng hộ một cách hồn nhiên của một số người. Sự nghi ngờ như cơn gió độc lan nhanh, làm hoang mang không ít người khác, chẳng biết đâu là thật, đâu là giả nữa.
Thế mới biết rằng, không phải “Lời nói gió bay” mà có trường hợp “Lời nói đọi máu”. Ác khẩu chính là mầm ác, là phần tăm tối, xấu xa của con người. Vậy nên, không có gì tốt đẹp hơn là ta phải loại trừ ác khẩu và luôn luôn cảnh giác với nó. Tự mỗi người phải làm điều đó bằng sự thanh lọc, gạn đục khơi trong chính mình. Đừng ác khẩu cũng là để gieo mầm thiện, gặt quả lành. Và quan trọng hơn là biết chống lại sự ác khẩu như chống sự xấu xa làm hại con người.
NGUYỄN HỮU QUÝ
Theo Vanvn-