/Những vòm liễu nhúng chiều vào đáy nước/ Thơ Thanh Tùng

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

văn xuôi

CHUYỆN VỀ CHIẾC TIỂU BẰNG GỖ NGỌC AM CỦA CỤ TRẠNG TRÌNH

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1586 (âm lịch cuối năm Ất Dậu) hưởng thọ 95 tuổi.

CHUYỆN VỀ CHIẾC TIỂU BẰNG GỖ NGỌC AM CỦA CỤ TRẠNG TRÌNH

Nhà Hán Nôm Vũ Hoàng

 

       Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1586 (âm lịch cuối năm Ất Dậu) hưởng thọ 95 tuổi. Sinh thời, gặp lúc nhà Lê suy vong, cụ không muốn làm quan nên không ứng thí, năm 1527 nhà Mạc thay thế nhà Lê, cụ thấy  Thái tổ Mạc Đăng Dung chỉ lên ngôi 2 năm đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (1530) về Cổ Trai làm Thái Thượng Hoàng, mặc dù khi đó cụ Mạc Đăng Dung vẫn còn rất tráng kiện. Cảm động khi thấy hành động không tham quyền đoạt vị, coi việc thay thế nhà Lê là việc bất đắc dĩ, trên thuận ý trời, dưới hợp lòng dân của Thái tổ Mạc Đăng Dung, nên năm Ất Mùi 1535, ở tuổi 45 cụ mới ra ứng thí và đỗ Trạng nguyên. Sau Khi đỗ Trạng nguyên cụ được bổ làm quan, sau là Tả thị lang bộ Lại kiêm Hàn Lâm Đông các đại học sỹ. Cụ đã phò tá nhà Mạc tạo nên một thời thịnh trị nhất trong các triều đại phong kiến. Sau khi Mạc Đăng Doanh mất (1540),  truyền ngôi cho con là Mạc Phúc Hải,  triều đình nhà Mạc lại xuất hiện việc tranh giành bè phái, quan lại lợi dụng hoàng thân quốc thích, họ nội, họ ngoại của vua thi nhau vơ vét tiền của, áp bức dân lành, Cụ Trạng làm đơn xin chém 18 lộng thần (Thập bát trảm sớ) trong đó có cả Phạm Dao là con rể cụ làm náo động cả triều đình. Dĩ nhiên nhà vua không thể duyệt đơn của cụ, cụ liền lấy cớ đó cáo quan nghỉ hưu, về quê dưỡng lão, mặc dù khi đó cụ mới có 53 tuổi, còn rất mạnh khỏe và  minh mẫn. Nhà vua Mạc Phúc Hải buộc lòng phải đồng ý cho cụ nghỉ hưu, thấy cụ là người thanh liêm cương trực, không biết nên tặng món quà gì trước lúc chia tay? Với nhà vua, cụ không chỉ là quan trọng thần, còn là thày dạy, vẫn mong cái tài của cụ  tiếp tục giúp ích cho đất nước. Nhà vua liền cho mời cụ Trạng vào cung gặp riêng, cầm tay cụ Trạng mà nói rằng:

- Trẫm  cũng như Tiên đế luôn trọng cái tài, cái đức của khanh, nhưng sự việc đã đến bước này, không thể lưu khanh tại triều được nữa, song vẫn mong khanh sau khi nghỉ hưu vẫn quan tâm tới việc triều đình, phàm những việc có lợi cho giang sơn phải ra tay giúp đỡ. Trẫm  một mặt là phong tước Hầu cho khanh (Trình Tuyền hầu), một mặt ra lệnh cho các quan địa phương phải kính trọng, giúp đỡ, không được làm khó dễ hoặc gây bất lợi cho khanh trong những ngày an dưỡng tại quê nhà. Còn một việc nữa, mấy hôm nay trẫm nghĩ mãi không ra, nay gọi khanh tới để hỏi xem ý của khanh thế nào?

Cụ kính cẩn thưa:

- Muôn tâu bệ hạ, đó là chuyện gì vậy?

- Ta muốn tặng khanh một món quà chia tay, nếu là tiền bạc, ngọc ngà chắc khanh không thích, cố tình ép khanh nhận, ta cũng không đành. Vậy nay gọi khanh tới, dẫn khanh vào kho quốc bảo, khanh ưng những vật gì ta sẽ chuẩn tặng cho khanh các vật đó, bất kể đáng giá bao nhiêu.

      Quan hầu dẫn cụ Trạng vào kho quốc bảo, trong kho cơ man nào là vật báu đủ loại, ngọc ngà châu báu, đồ gốm cổ, tranh cổ …toàn những vật quý hiếm do các quan châu các vùng, các sứ giả các nước triều cống. Cụ để ý tới một góc phòng có vẻ ẩm thấp, bụi bặm, tại đây có một số khúc gỗ to nhỏ, dài ngắn  khác nhau. Cụ hỏi vị quan hầu:

- Chẳng phải những khúc gỗ này cũng là quốc bảo sao?

Vị quan hầu khẽ khàng thưa:

- Thưa cụ, xin người chớ coi thường các khúc gỗ này, đó là gỗ Ngọc Am do các quan lang mạn Bắc cung tiến, có khúc nhận được từ các triều đình trước để lại, tuy là gỗ nhưng cũng ngang với vàng đó.

 - Gỗ Ngọc Am là thế nào, có tác dụng gì mà quý vậy?

- Thực ra nó chính là gỗ Hoàng đàn, cùng họ với gỗ thông, mọc nhiều ở mạn phía Bắc. Những cây Hoàng đàn có tuổi thọ trên 1.000 năm, sau khi đốn, phải vùi trong đất ủ nhựa trên 100 năm mới được gọi là Ngọc am, gỗ này có mùi hương thơm đặc biệt vì chứa một loại tinh dầu, dùng tạc tượng, đồ trang sức quý phái, mùi hương có thể xua đuổi côn trùng, thậm chí ngăn cản được ma quỷ xâm nhập. đặc biệt nếu làm quan tài, có thể bảo vệ xương cốt hàng ngàn năm, không cần phải ướp xác. Vì vậy, gỗ Ngọc am chỉ có vua chúa, các thân vương mới được phép sử dụng. Nghe nói có một vị quan án sát Nghệ An rất hiếu thảo, khi mẹ chết đã bí mật dùng gỗ Ngọc Am làm quan tài cho mẹ, không ngờ một năm sau bị phát giác, nhà vua ra lệnh đào lên, thu hồi gỗ Ngọc am và cách chức, bỏ tù vị quan trên.

     Cụ Trạng lần đầu tiên được trông thấy loại gỗ này, cụ thấy có một khúc gỗ đầu vuông, mỗi cạnh chừng non một thước ta (30cm), chiều dài khoảng 2 thước rưỡi (1m). cụ nói với vị quan hầu là đã chọn khúc gỗ này.

     Quan hầu cho người mang khúc gỗ tới gặp nhà vua, nhà vua ngắm nhìn khúc gỗ và hiểu ý cụ Trạng, ngài liền lấy bút viết vào mặt đầu khúc gỗ chữ HUỆ (惠) và mặt đuôi khúc gỗ chữ ÂN (恩), đoạn ngài đi quanh một vòng, ngắm nhìn khúc gỗ rồi viết tiếp hai chữ ĐẠI VIỆT (大粵) vào phần giữa thân khúc gỗ. Cụ Trạng cảm động, lạy tạ, xin mang khúc gỗ ra về. Tới nhà, các học trò xúm quanh xem khúc gỗ Ngọc am, quà kỷ niệm của nhà vua, đọc các chữ của nhà vua, không ai hiểu vì sao cụ lại chọn khúc gỗ, nhà vua viết các chữ ấy có ý gì, muốn nhờ thày giải thích. Cụ chỉ vuốt râu cười, đặt ngón tay trỏ ngang môi ý muốn bảo đây là chuyện bí mật. Vì cụ nghe nói gỗ Ngọc am này làm quan tài có thể bảo quản được xương cốt dài lâu, nhưng làm quan tài thì tốn gỗ, lai không giữ được bí mật, nên cụ chỉ chọn khúc gỗ nhỏ để sau này làm một cái tiểu bằng gỗ cho mình. Nhà vua xem khúc gỗ cũng phần nào hiểu được dụng ý của cụ. Ngài viết hai chữ ÂN và HUỆ ở hai đầu ngầm khen người có lòng thương dân yêu nước, lấy ý trong Luận ngữ : “使 

     Hữu quân tử chi đạo tứ yên: kì hành kỉ dã cung, kì sự thượng dã kính, kì dưỡng dân dã huệ, kì sử dân dã nghĩa” 

Nghĩa là “Có bốn điều hợp với đạo người quân tử: giữ mình thì khiêm tốn, thờ vua thì kính cẩn, nuôi dân thì phải nhân ái, sai khiến dân thì phải có tình”.

La Quán Trung,: “Quảng thi ân huệ, dĩ thu dân tâm”   Ban rộng khắp ân huệ cho dân để thu phục lòng người.

     Cụ là người luôn tâm niệm lấy dân làm gốc, “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản”, hai chữ ÂN, HUỆ này cụ mang theo cả khi đã mất. Chữ Đại Việt là tên nước ta thời đó, ý nhà vua muốn nhắc cụ dù làm quan hay không làm nữa vẫn không quên được giang sơn. Cũng vì bốn chữ trên: “ÂN HUỆ, ĐẠI VIỆT” mà cụ nguyện trung thành với nhà Mạc không chỉ khi còn sống, mà cả khi đã mất, việc cụ di chuyển long cốt của bốn vị vua Mạc về Ao Dương và khu Cửu Nguyên tại bờ đê sông Hàn (thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết huyện Tiên Lãng) đã chứng tỏ điều đó.

     Khúc gỗ được cụ mang về từ năm 1543 để tại nhà, lúc đầu mọi người còn chú ý, sau lâu dần không mấy ai nhớ tới, mặc dù là quà vua ban. 20 năm sau, tới năm Nhâm Tý (1562)  cụ đã 72 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh, Cụ cùng cô học trò khóa cuối là Nguyễn Thị Hương nhưng tên thường gọi là Tý, bí mật mang khúc gỗ Ngọc Am ra dùng cưa xẻ làm 6 tấm, cụ dùng 6 tấm ấy đóng một chiếc hòm giống như chiếc quan tài nhỏ, hai tấm thiên địa và hai đầu trốc dày 5cm, hai tấm thành dày 4.5 cm. Cụ đóng vuông hòm sắc cạnh, không chạm trổ, hoa văn rườm rà, xong cụ dùng mực tàu hòa với sơn viết vào trốc đầu chữ HUỆ, trốc chân chữ ÂN, hai bên thành cụ viết 24 chữ, bài thơ 6 câu 4 chữ, đặc biệt là các chữ đó cụ sắp xếp lộn xộn, không theo thứ tự của bài thơ. Sau khi các chữ đã khô, cụ  dùng sơn ta màu đỏ quét lên mặt gỗ, khi sơn khô sẽ không còn nhìn thấy gì cả, chỉ khi ngâm vào nước, các chữ mới hiện ra.  cụ dùng cưa rạch một đường nhỏ đầu tấm địa, giấu một chiếc thẻ bằng cật tre có chiều dài 26.5 cm, rộng 1cm, dày 0.3cm vào trong mạch cưa. Trên mặt thẻ tre, bà cụ Tý dùng kim sắt nhọn vạch các chữ theo ý của cụ, khắc xong dùng sơn pha mực tàu tô lại. Gài xong thẻ tre vào mạch cưa, cụ dùng sơn ta trộn mùn cưa (cốn) gắn kín.

     Sau đó chiếc tiểu bằng gỗ được cụ đem ra quán Trung Tân giấu đi, cất vào một nơi chỉ có cụ và bà cụ Tý biết.

     Tháng 11 năm Ất Dậu  cụ bệnh trọng, ngày 25 tháng 11 (14-1-1586) cụ ra đi , đêm ngày 27-11, có 9 người học trò đưa thi hài của cụ từ bến Trung Tân xuống thuyền, bí mật sang phía bãi Triều cao Tân Minh (Tiên Lãng) vùi tạm quan tài của cụ xuống ven sông (hung táng). Bãi Triều Cao (dân gọi là Chiều cao) là khu đất bãi bồi, cụ mua của xã trước đó hai chục năm, khi cụ đưa người con trai thứ bảy là Nguyễn Ngọc  Liễn sang nương nhờ quê ngoại cùng với việc tặng bát hương có bài “Lô hương ký”. Tiếng là nương nhờ nhưng mọi đất đai nhà cửa cụ đều bỏ tiền ra mua hết, cụ còn mua cả diện tích bãi Triều cao nói là sau này làm nghĩa địa cho dòng họ Nguyễn bên đó, không phải chịu tiếng táng nhờ đất khách. Thực ra vì lý do khác quan trọng hơn, đó là Cụ đã tiên đoán hai chục năm sau nhà Mạc tại Thăng Long sẽ thất thủ, cho nên cụ đã chuẩn bị một số việc sau:

-Cho các con trai của cụ (hầu hết theo binh nghiệp) rời bỏ quan chức, đi ẩn cư ở nhiều nơi, thay tên đổi họ, một trong số  đó là cụ Hàn Giang hầu, mang họ  Giang cư tại Trường An, Hoa Lư, Ninh Bình.

image-20250127163213-2.jpeg

 - Cho con Trai út sang nương nhờ họ Nhữ bên kia sông, Cụ Nhữ Văn Lan là quan thượng thư thời Lê sẽ là chỗ dựa chắc chắn cho con trai út của cụ.

 - Mua bãi Triều Cao nói là làm nghĩa địa riêng của gia đình, nhưng để làm nơi cất giấu long cốt của vị vua Mạc đời thứ 4 là Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên) cùng Hoàng hậu Nam Phương và thứ phi Uyển Nhân phu nhân. Sau khi giấu long cốt của nhà vua vào đó, cụ bí mật gọi bãi Triều Cao là khu Cửu Nguyên, hay là Thiên Vực (lời  trong bia đá)

- Trước khi dời long cốt của vua Mạc Phúc Nguyên, cụ đã dời long cốt của ba vị vua đầu đời nhà Mạc là Mạc Thái tổ (Mạc Đăng Dung), Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh), Mạc Hiển Tông (Mạc Phúc Hải) về Ao Dương (nay là thôn Hạ Đồng, Xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, HP), Cụ viết trong bia đá: “(三帝埋婦里楊鄉下彤村) Tam đế mai phụ lý, Dương hương Hạ Đồng thôn” (Ta cùng ba vua về ẩn táng tại quê vợ ta là làng Dương, thôn Hạ Đồng). Cụ cho biết để di dời long cốt của vua Mạc Tuyên Tông, Hoàng hậu và thứ phi, cụ phải đi về Dương Kinh ba lần mới hoàn tất (三 入 付 步 之 後 我 得 來 tam nhập phủ bộ chi hậu ngã đắc lai…). Bãi Triều cao có hai tên cụ bí mật đặt cho là Cửu Nguyên và Thiên vực vì ở đó có mộ của nhà vua.

      Lại nói về đám tang của cụ Trạng, ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (17-1-1586), huyện Vĩnh Lại tổ chức lễ tang cho cụ với chiếc quan tài rỗng, trong lễ tang có mặt quan tể tướng nhà Mạc là phụ chính vương Mạc Đôn Nhượng cùng một số quan tả thị lang bộ Lại, bộ Lễ.... Chiếc quan tài này được chôn ở nghĩa địa của làng, sau này  bị kẻ gian đào bới, nhưng không tìm thấy gì, khi đó xuất hiện tin Cụ Trạng bị mất mộ . Cụ cho truyền lại câu: “Ba ra trông sang, ba đồng ngoảnh lại, táng tại ao Dương”. Vì chưa có đủ ba Đồng nên không ai biết ao Dương khi đó ở đâu, nhiều người suy luận rằng Dương là đại dương, tức là biển, ý nói cụ Trạng táng  ở ngoài biển, không thể tìm được. Kỳ thực lúc đó Ao Dương có tên là ao Giàng tại làng Hà Dương, tổng Hạ Am.

     Ngày 8 tháng 3 năm năm nhâm thìn (9-4-1592 ) vào giờ Canh Dần ngày Mậu Thìn, tháng Giáp Thìn năm Nhâm Thìn, bà cụ Tý cùng hai người bạn nam bí mật sang sông cải táng cho cụ. khi đi mang theo chiếc tiểu bằng gỗ mà  cụ Tý cùng với cụ đã làm và giấu kín từ 30 năm trước (1562). Đêm đó, trời mưa rào to, trong ánh sáng của các tia sấm, sét ngang dọc bầu trời, ba người lặng lẽ bốc xương cho cụ, xếp cẩn thận vào chiếc tiểu gỗ, xong đậy lại, đóng đinh chặt, đoạn cắt một ít cói làm bè, cho tiểu gỗ vào trong, giả làm ba người đi cắt cói. Ba người đẩy bè cói xuôi theo bờ tả sông Hàn (bên Tiên Lãng) để tránh đụng người quen, chừng hơn 10 dặm (5km) tới ngảnh Ba ra, men theo bờ hữu sông Hóa (bên Thái Binh) ngược dòng chảy qua các xã hàm Dương, Bào Am, Tiên Am, Cổ Am, Đông Am, Tây Am, Hạ Am, cống Hà Dương chừng 30 dặm (15km). Đến địa phận xã Hà Dương (nay là thôn) mọi người bơi qua sông sang bờ tả sông Hóa, rẽ vào cống Hà Dương, tới đây bà cụ Tý cho hai người bạn nam về nhà, còn một mình cụ đẩy chiếc bè cói theo sông Bạch Đà gần 2km nữa về đến Ao Dương (thôn Hạ Đồng ngày nay), lặng lẽ mai táng cho cụ trên bờ phía Tây Bắc của Ao Dương, xong xuôi cụ xóa mọi dấu vết, đào một chiếc hố bên bờ ao, cách mộ cụ Trạng chừng 5m, tự nguyện tuẫn tiết để giữ gìn bí mật cho khu mộ.

.

    

      Ngày 8-3 năm Giáp Ngọ (7 – 4 - 2014) nhà ngoại cảm Bùi Thị Hiền được cụ nhập vong, yêu cầu cho cụ lên, Bà Hiền đi trên đường từ nhà ra cầu ao, tới đoạn giữa   thì nằm xoài xuống  hai tay đập đập xuống đất liên hồi, miệng lẩm bẩm: “ta đang ở đây…” người dân giúp bà đào xuống, kỳ lạ thay, chiếc hố dài hơn 2m, rộng 2m sâu gần 2m vẫn chưa thấy gì, có người đã nản chí, nghi ngờ vào sự linh ứng của bà Hiền, toan bỏ cuộc, bỗng một người dùng thuổng trổ một lỗ nhỏ về phía vườn thấy chạm vào tấm gỗ màu đỏ liền reo lên: “Đây rồi, đây rồi, cụ đây rồi, mọi người ơi”. Thì ra chiếc tiểu gỗ nằm ở trong vườn, ngăn lối đi bằng chiếc tường bao nhỏ, mặt tiểu chỉ cách mặt vườn 0.5m.

Mọi người vào trong vườn cẩn thận bới đất tìm thấy chiếc tiểu bằng gỗ sơn đỏ, tỏa ra mùi thơm kỳ lạ. Chiếc tiểu dài khoảng 1m, rộng gần 30 cm, trốc đầu còn nguyên, trốc chân bị vỡ đôi làm cho tấm thiên bị sập. mở tấm thiên ra thấy xương đầu còn nguyên, các xương khác đang dần hóa thổ, duy có một một mẩu nghi là xương đùi dài hơn 20cm còn rất chắc, thể hiện đây là hài cốt người lớn. Người dân cử người ra chợ mua một cái tiểu gốm về sang “nhà” cho cụ, hỏi tên cụ, cụ bảo cứ gọi ta là Thày Nho, rồi sau sẽ biết. Khi tiểu gốm được mang về, mọi người tiến hành bốc mộ cho cụ, trong số những người trực tiếp làm việc đó, chúng tôi được biết có các ông Bùi Văn Hách, NguyễnVăn  Thắng xóm 4, Nguyễn Văn Thắng xóm 6 xã Cộng Hiền, Phạm Văn Thường xã Hòa Bình, Vũ Bá Hợp xã Giang Biên, Phạm Văn Hà xã Vĩnh  Long cùng nhiều người dân khác, các ông đều cho biết khi bốc thấy đầu cụ quay về hướng Tây, chân quay về hướng Đông. Tiếc rằng xương đầu của cụ sau khi tiếp xúc với không khí một thời gian bị vỡ làm ba mảnh, ông Hách cẩn thận dặt các mảnh xương của cụ vào chiếc tiểu gốm, cụ còn mắng :” Cha cái thằng Hách và thằng Thường làm vỡ đầu tao rồi” , mọi người nghe thấy vui mà không thấy sợ, vì biết mình đã cố gắng hết sức. Sau đó  hài cốt của cụ được lập bàn hương hoa cúng một đêm, sáng hôm sau, cụ bảo: “các con cứ đưa ta ra tạm nghĩa trang ngoài đồng, sau này có kẻ đại diện cho nhà nước lại rước ta về chính chỗ này, xoay lại hướng Bắc Nam thì đất nước này mới yên”. Thế là một đoàn người dân rước cụ ra nghĩa trang đồng Sòi, hài cốt của cụ được chở băng xe của Anh Kiên đi từ từ ra nghĩa trang, cách nhà gần 1km. Tới nghĩa trang, cụ chỉ dẫn tới một chỗ sâu trong nghĩa trang, phải đi len lỏi qua rất nhiều ngôi mộ mới tới, người  dân xây tạm cho cụ một ngôi mộ có ý đánh dấu, không đề bia, đến lúc này mọi người chỉ biết cụ là cụ “Thày Nho”, cụ chỉ cho biết có vậy.

.

Ông Phạm Văn Thường xã Hòa Bình

 

     Sau khi đưa cụ ra nghĩa trang, ông Thường trở về mang chiếc tiểu gỗ của cụ ra sông dùng chổi tre cọ rửa cho sạch, kỳ lạ thay, hai bên thành nổi lên rất nhiều chữ nho, bà Ròn bên cạnh nhà bà Hiền gọi một số người lại xem, họ chỉ biết các ký tự đó giống chữ nho, không ai biết đọc. Chiều hôm đó thày giáo Ngô Văn Hiển giảng viên trường đại học dân lập Hải Phòng về xem, thầy dùng điện thoại chụp lại các ký tự đang mờ dần. sau đó mấy ngày, bà Hiền cho mời cụ Phạm Văn Duyệt làng Ngãi Am là một nhà nho nổi tiếng vùng lục tổng tới nhờ đọc giúp. Cụ Duyệt mang theo một cái kính lúp to bằng miệng bát ăn cơm, đáng tiếc là khi cụ tới tiểu gỗ đã khô, các chữ nho đã mờ hết, chỉ còn một tấm thấy hiện chữ rất mờ. Cụ Duyệt lấy kính soi và đọc được hai chữ “Nguyễn Bình” bỗng tái mặt, người run lẩy bẩy như phải cảm, cụ vội vàng xin phép ra về nói là không thể giúp được, ra tới ngõ cụ còn lẩm bẩm: “Chả có nhẽ cụ Trạng Trình lại chôn ở đây”. Sau đó cụ cho biết cụ là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm song từ nay cứ gọi cụ là cụ Bình.

 

Ông Vũ Bá Hợp, ông Bùi văn Hách.

 

Kiến trúc sư Lê Trung Kiên tại hội nghị khoa học.

 

     Khi được biết cụ Thày Nho là cụ Trạng Trình, kiến trúc sư Lê Trung Kiên về Hà Nội gặp bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên, GS TS phó viện trưởng viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người  (viết tắt NC&ƯDTNCN) trình bày sự việc và mời cán bộ viện về Hạ đồng nghiên cứu. Ngay sau đó ông Nguyễn Phúc Giác Hải viện trưởng dẫn một đoàn cán bộ của viện , trong đó có bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên, ông Lê Đình Phụng TS khảo cổ học, đoàn còn mời cả ông Ngô Đăng Lợi nhà sử học Hải Phòng cùng một số cán bộ địa phương về Hạ Đồng gặp bà Bùi Thị Hiền và tìm hiểu sự việc. Có thể khi đó chưa phải thời cơ tiết lộ nên cụ không cho biết thêm những bằng chứng khác, ngay cả nội dung các ký tự trên chiếc tiểu của cụ, cụ cũng không cho biết. Ông Lê Đình Phụng nói:

-Nếu đây thật sự là tiểu của cụ thì bên trong phải có một trong hai vật, thứ nhất là Kim sách (lá vàng) ghi tên cụ, thứ hai là thẻ tre, cũng là để ghi tên cụ.

     Cụ nói đó là thẻ tre nhưng sau này các ngươi sẽ được biết. Chứng tỏ lúc đó cụ vẫn còn giấu, không muốn tiết lộ hoàn toàn. VNC& ƯDTNCN ra công văn gửi cho TP Hải Phòng, UBND xã Cộng Hiền đề nghị hỗ trợ việc nghiên cứu sự việc phát tích ngôi mộ cổ nghi là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

image-20250127163213-7.jpeg

Nơi an nghỉ tạm thời của cụ tại nghĩa trang Đồng Sòi.

 

     Cũng thời gian đó từ 1914 -1915, nhà ngoại cảm Bùi Thị Hiền cho khai quật nhiều ngôi mộ gần mộ cụ Trạng, đặc biệt là một ngôi có tiểu gốm thời nhà Mạc, một ngôi còn nguyên ván dày to, bên trong có 9 cúc áo nghi bằng vàng, sau này mới biết chỉ có 2 chiếc bằng vàng, còn lại bằng ngà voi.

Tại sao năm 2014 cụ lại cho đào hài cốt của cụ lên, tại sao chiếc tiểu gỗ lại bị vỡ tấm thiên và đầu trốc phía chân? Đó là vào năm Bính Thân (2006), trong khi thuê thợ xây tường vỉa ra cầu ao, gặp mưa rào to, sét đánh trúng cây cau ngay sát mộ cụ Trạng, Bà Hiền đứng gần đó bị té ngất 3 giờ mới tỉnh. Chiếc tiểu gỗ cũng vì cú sét đó mà sập tấm thiên. Bà Hiền sau vụ đó trở thành người có khả năng ngoại cảm, được bà cụ Tý hướng dẫn cho phương pháp tìm mộ Liệt sĩ. Năm 2012 cụ Tý cho phép khai quật ngôi mộ của chính cụ bên bờ ao, khi xưa cụ tuẫn tiết để giữ gìn bí mật nơi chôn cất của thày dạy là cụ Trạng. Từ 2012 -2014 Hàng trăm liệt sĩ cùng các người thân có mộ bị thất lạc được con cháu về gặp bà Hiền nhờ tìm thấy. Vong linh điều hành công việc này lại chính là cụ Đồ (cụ Phạm Đức Nhâm) là cụ tổ của họ Phạm Hạ Đồng. và bà cụ Tý. Có thời gian liên tục mỗi tuần có 4 liệt sĩ từ mọi miền tổ quốc được trở về với gia đình nhờ vào sự giúp đỡ của các cụ bên bờ Ao Dương, thông qua ngà ngoại cảm Bùi Thị Hiền, Trong số các gia đình có các cụ nhiều đời bị thất lạc mồ mả, có kiến trúc sư Lê Trung Kiên, gốc Ba Vì, trú quán tại Hà Nội về Hạ Đồng tìm  mộ của cụ nội là Lê Văn Ky và cụ bà bị thất lạc từ 8 chục năm trước. Sau nhiều tháng kiên trì, thành tâm, anh đã “gặp” được các cụ của mình, hoàn thành nguyện vọng. Bằng sự chân thành, với lòng tin vào các chân linh, anh đã được vong linh các cụ bên bờ Ao Dương, trong đó có cụ Đồ, cụ Trạng, cụ Hoàng….rất yêu mến như con cháu trong nhà. Anh không nề hà công sức, tiền của cho công việc chứng minh ngôi mộ cổ ở Hạ Đồng là mộ cụ Trạng. Hơn chục năm qua, anh vẫn luôn gắn bó với Hạ Đồng, các cuộc hội thảo về ngôi mộ, luôn có sự đóng góp nhiệt tình của anh cả về tinh thần lẫn vật chất.

     Lại nói về chiếc tiểu gỗ, cụ nói là có thẻ tre nhưng sau này sẽ cho biết ở đâu, hiện tại các chữ nho đã mờ hẳn, mọi người không phát hiện được  gì thêm sự việc đành tạm thời khép lại.Chiếc tiểu gỗ bị bỏ lay lắt trong vườn dầu mưa giãi nắng hơn chục ngày. Việc xuất hiện chiếc tiểu có liên quan tới cụ Trạng Trình khiến cho chính quyền địa phương không hài lòng, đặc biệt là bí thư huyện ủy huyện Vĩnh Bảo, Địa phương đang muốn dẹp tin đồn bằng cách tiêu hủy chiếc tiểu gỗ. Không cho bà Hiền được hướng dẫn tìm mộ liệt sĩ nữa. Công việc có nguy cơ bị xóa sổ, một số người từng tham gia đã nản chí.

 Bỗng một hôm cụ gọi anh Kiên tới bảo rằng:

Cụ muốn giao cho cháu cụ Ky đưa cụ về Hà nội (ý nói chiếc tiểu gỗ), để lại đây không ổn, chính quyền địa phương sẽ tiêu hủy đó.

Anh Kiên suy nghĩ nếu đưa về nhà sẽ gặp khó khăn, nơi trang trọng thì không có, nơi bình thường thì e bất kính với cụ. Anh nói việc này xin phép cụ để con hỏi bố con đã. Cụ hiểu ý nói:

- Hay là đưa ta về chỗ hậu duệ của ta vậy.

- Hậu duệ của cụ là ai vậy?

- Là thằng Kha, hiện nó đang ở trên Hà Nội.

- Chú Kha nào ạ.

- Nó có quê gốc ở Vĩnh Bảo, các con suy nghĩ xem.

Anh Kiên suy nghĩ một chút rồi thưa:

- Có phải chú Nguyễn Thụy Kha, nhạc sỹ, nhà văn quân đội vẫn thường lên tivi giảng giải về sấm của cụ không? Con chỉ biết chú ấy người Hải Phòng thôi.

- Nó người Hải phòng nhưng gốc nhà nó ở Vĩnh Bảo đấy. Con hãy tới bàn bạc với nó xem.

Nhạc sĩ, nhà văn quân đội Nguyễn Thụy Kha

 

     Anh Kiên liền về Hà Nội, hỏi tìm địa chỉ, hóa ra ông Kha có văn phòng làm việc tại 59 Tràng Thi, Gặp ông Kha, anh Kiên tường thuật sự việc, mời ông Kha về Vĩnh Bảo đẻ gặp cụ. Ông Kha cho biết ông sinh ra ở  Thụy Anh Thái Bình,  nhưng các cụ nhà ông lại sinh ra ở  làng Ngãi Am vùng lục tổng Vĩnh Bảo. Đời cụ tổ ngũ đại di cư lên phủ Yên Thế (bắc Giang), đời tam đại và bố ông sơ tán về Thụy Anh (Thái Bình) sinh ra ông, lấy tên đệm là Nguyễn Thụy Kha. Ông Kha lúc đầu còn bán tín bán nghi, nhưng cứ theo cháu Kiên về Vĩnh Bảo xem sao. Về tới Hạ Đồng, sau khi nghe cụ phán vài điều, ông Kha không còn nghi ngờ gì nữa, xin làm theo ý cụ. Cụ nói:

- Chiếc tiểu gỗ của ta lẽ ra giao cho cháu cụ Ky (Kiên)  mang về Hà Nội, nhưng cháu Kiên không tìm được nơi để, Nay con giúp ta việc này được không?

- Con có một văn phòng làm việc hơi bị chật chội, nếu cụ cho phép, con xin rước cụ về phụng sự.

- Được đó, cứ thế mà làm.

     Các cháu cho chiếc tiểu gỗ vào một bao dứa mới, đặt lên xe anh Kiên, ông Kha và anh Kiên xin phép ra về. Trên đường về ông Kha vắt óc suy nghĩ phải sắp xếp văn phòng như thế nào để có chỗ đặt chiếc tiểu gỗ, cái khó là đó là nơi thờ cúng phải trang trọng mà văn phòng của ông lại rất chật chội, có một gian ngoài làm nơi tiếp khách, một gian trong kê đủ  chiếc giường làm nơi nghỉ trưa, đặt cụ vào đâu? Về tới Hà nội, ông Kha vẫn chưa nghĩ ra, đành hãy đưa tạm vào văn phòng, suy nghĩ tiếp. Đang ngồi thần người suy nghĩ, bỗng nghe thấy bước chân ngoài cửa, nhìn ra thấy  một khuôn mặt trẻ quen thuộc đang tươi cười:

- Cháu chào chú Kha, cứ tưởng là không gặp được chú, Chả là  cháu đã tìm được địa điểm mới rộng rãi, tiện lợi hơn nên hôm nay cháu quyết định chuyển đi, qua phòng chú thấy đóng cửa, lấy làm tiếc vì chuyển đi mà không gặp  được chú.

- Vậy phòng cũ của cháu bây giờ ai ở?

- Dạ chưa có ai ạ

- Chủ nhà còn ở đây không?

- Cô ấy đang thu dọn phòng của cháu, mai sẽ viết thông báo cho thuê

Ông Kha mừng rỡ quên cả trò chuyện với cậu bạn trẻ, chỉ kịp nói câu:

- Vậy cháu đi may mắn nhé, chú xin phép phải gặp ngay cô chủ nhà này có việc.

     Chả là khu nhà này có 4 phòng cho thuê, 3 phòng lớn hơn giá 6 triệu/ tháng, trong đó có phòng đầu tiên của ông Kha, phía cuối còn một phòng xép, diện tích nhỏ bằng nửa các phòng kia, chủ nhà cho thuê mức 3 triệu/ tháng, chủ nhà đang dọn dẹp và chuẩn bị thông báo tìm khách mới. Buồn ngủ gặp chiếu manh, đúng là cụ giúp mình rồi, thờ cụ ở phòng đó thật là tuyệt. Ông Kha đề đạt với chủ nhà xin thuê căn phòng đó, mọi việc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, ông Kha tin rằng sự việc này hẳn là do cụ sắp xếp. Ông gọi thợ kính tới đo đạc và chế tạo môt chiếc hộp kính  rất đẹp, đặt chiếc tiểu gỗ vào trong hộp, mua một chiếc bàn làm nhang án, lập một bài vị mang tên cụ Trạng, ông còn kỳ công thu thập được hình ảnh, chân dung 128 nhà văn đã quá cố của Việt Nam về gián khắp tường nhà nói là để có người hầu chuyện cụ. Theo ông cho biết từ ngày ông rước cụ về thờ công việc của ông phát đạt hẳn lên, thu nhập tăng lên chẳng khác gì rước được thần tài, trong vòng 3 năm 2014-2016 ông đã giành được 4 giải nhất quốc gia về hoạt động văn hóa nghệ thuật,cho nên ông tin rằng có sự trợ giúp của cụ như người ta nói 

“âm phù”.

 

 

image-20250127163736-1.jpeg

      Nhà thư pháp Lê Thiên Lý

 

      Lại nói về việc thầy giáo Ngô Văn Hiển, giảng viên trường đại học Hải Phòng hôm về Hạ Đồng, thày đã chụp được các ký tự trên chiếc tiểu gỗ nghi là chữ nho, Về nhà thầy nhập vào máy tính, bảo cậu con trai đang học lớp 10: “con tinh mắt, vẽ hộ bố các ký tự trong ảnh ra giấy, cố vẽ cho thật giống vào nhá”. Phải mất mấy buổi tối, cậu học trò nhỏ cũng hoàn thành gần ba chục trang giấy, mỗi trang một ký tự. Thày Hiển liền đem tập bản vẽ đó tới gặp ông Lê Thiên Lý, giám đốc trung tâm thư pháp Hán Nôm Hải Phòng, ông Lương Bắc Tưởng, người Hoa rất giỏi chữ Hán cổ. Hai ông Lê Thiên Lý và Lương Bắc Tưởng mất mấy ngày luận ra được 24 chữ, tình cờ ghép lại thành một bài thơ 6 câu, mỗi câu 4 từ, đọc lên nghe thấy rất lạ, tuy vậy cũng không hiểu rõ bài thơ ra sao. Ông Lê Thiên Lý mang bài thơ ấy về Hạ đồng gặp chúng tôi, sau khi xem, tôi hiểu ngay đó chính là lời của cụ Trạng nhắn lại

Nội dung như sau: 

這讀必達

狀程叫風

心以日正

尋字光龍

重木主宗

中生南巨

GIÁ ĐỘC TẤT ĐẠT

TRẠNG TRÌNH KHIẾU PHONG

TÂM DỸ NHẬT CHÍNH

TẦM TỰ QUANG LONG

TRÙNG MỘC CHỦ TÔNG

TRUNG SINH NAM CỰ

Dịch nghĩa:

-Giá độc tất Đạt: một người trước gọi tên là Đạt,

-Trạng Trình khiếu phong: sau truyền tụng là Trạng Trình, chữ khiếu phong ở đây hiểu là truyền tụng, ca ngợi ,

-Tâm dĩ nhật chính: tâm sáng như mặt trời giữa trưa, tôi nhớ tới bức đại tự tại đền Trung Am: “Như nhật trung thiên” như mặt trời ban trưa rất giống ý này,

-Tầm tự quang long: Người tìm ra vị vua sáng. Quang long là vua sáng. Cụ Trạng 45 tuổi mới ra ứng thí và làm quan bởi cụ chờ mãi mới tìm thấy  vua Mạc Đăng Dung là vị vua sáng, Sau này tại bia đá, cụ viết:

-Tản thần tuyển đế vi tâm phạn

Đà linh Nam thế bá thánh minh

Ý nói Việc vua Mạc Đăng Dung thay ngôi nhà Lê là việc làm chính đáng, có sự tuyển chọn của thần núi Tản, thần sông Đà, hai vị thần linh thiêng nhất của Đại Việt.

-Trùng mộc chủ tông: ẩn trong hai lớp gỗ sẽ thấy tên vị chủ nhân của chiếc tiểu gỗ này, sau này đó là chiếc thẻ tre được dấu trong tấm địa.

-Trung sinh Nam Cự: người có công làm cho nước Nam lớn mạnh.

Lý do vì sao hai  vị nhà nho kia lại ghép vần thành bài thơ kỳ lạ này, mặc dù ban đầu không hiểu nổi ý của cụ, đây chính là  sự sắp đặt của cụ, sự linh ứng của của tâm linh. Qua một bức ảnh chụp tấm trốc đầu của chiếc tiểu gỗ (tấm trốc chân đã bị vỡ), tôi đọc  được chữ HUỆ, sau này ông Cường viện trưởng viện Hán Nôm cũng nhìn thấy. tôi đoán nếu trốc chân còn sẽ có chữ ÂN

Cụ Lương Bắc Tưởng

.

.

 

Cụ Phạm Văn Duyệt làng Ngãi Am.

 

Sau khi hiểu được lời nhắn lại của cụ trên chiếc tiểu gỗ, chúng tôi hào hứng dốc toàn tâm vào nghiên cứu chứng minh chiếc tiểu gỗ này là của cụ Trạng, và Hạ Đồng chính là nơi yên nghỉ của cụ. Chúng tôi biết chỉ chiếc tiểu gỗ là chưa đủ cơ sở khoa học. Chúng tôi kết hợp với viện NC&Ư DTNCN cho mời các nhà khoa học, nhà ngoại cảm tới xem xét.

Trong thời gian chiếc tiểu gỗ được cất giữ tại 59 Tràng Thi Hà Nội (từ tháng 5-2014), Anh Lê Trung Kiên đã mời các nhà khoa học, , lãnh đạo viện NC&Ư DTNCN cũng tới cùng với nhiều nhà ngoai cảm. Trong số đó có ông Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt  Nam. Anh Kiên nhờ ông Nguyễn Lân Cường mang một mẩu gỗ gửi trung tâm hạt nhân thành phố HCM xét nghiệm niên đại C14. Một tuần sau, ông Cường cho kết quả tuổi thọ tuổi thọ của cây gỗ Ngọc Am là 1700 năm+/-70.  Như vậy hoàn toàn hợp lý, giả sử tuổi thọ của cây gỗ Hoàng đàn trên tính đến năm 2016 là 1700 năm theo phép đo phóng xạ, tức là cây gỗ được sinh vào năm 316, (2016-1700 = 316), sau đó bị đốn vào năm 1316 (316+ 1000 =1316 năm) vùi xuống đất 100 năm là năm 1416 trở thành gỗ Ngọc Am, tới năm 1543 nhà vua ban cho Cụ Trạng nghĩa là khúc gỗ trở thành quốc bảo trong kho khoảng 100 năm. Ở đây là giả dụ, thực tế sai số có thể  không đến 100 năm. Về khoa học nếu tuổi thọ cây gỗ phải trên 1600 năm mới có khả năng là của cụ Trạng.  Anh Kiên cũng liên hệ với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, nhưng thời điểm này, Phan Thị Bích Hằng cùng một số nhà ngoại cảm đang bị dư luận công kích nên không dám tới. có thể hiểu là Phan Thị Bích Hằng không có duyên với việc này.

Ngày 1-12 2016, tôi và nhà văn Nguyễn Đình Minh (hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến, Vĩnh Bảo) được “lệnh” phải mang chiếc tiểu gỗ từ 59 Tràng Thi về Bảo Tàng Hải Phòng vào ngày 7-12  (9-11 âm lịch). Quả thật chúng tôi rất sợ không hoàn thành bởi vì dự đoán ông Nguyễn Thụy Kha sẽ không muốn trả. Thứ nhất ông Kha coi cụ là cụ tổ linh thiêng, thứ hai cụ là thần tài của riêng ông, chúng tôi bày tỏ khó khăn này với cụ, cụ bảo: “ cứ bảo với nó rằng hãy cân nhắc xem lợi ích của cá nhân với lợi ích quốc gia, cái nào lớn, nó sẽ biết phải làm gì, nhớ mang cho nó ít rượu nút lá chuối”. Để chắc chắn thành công, chúng tôi phải lên Hà Nội trước một ngày, không quên mang theo 20l rượu gạo nhờ người sành rượu mua hộ. Trưa 6-12 chúng tôi gặp ông Nguyễn Thụy Kha, gặp chúng tôi, ông Kha rất niềm nở, coi nhau như anh em, tay bắt mặt mừng, nhưng khi chúng tôi đề xuất ngày mai rước “cụ” về Bảo tàng Hải Phòng thì ông Kha giãy nảy lên, không đồng ý. Vậy là chúng tôi phải truyền đạt nguyên văn ý chỉ của “cụ”, bấy giờ ông Kha mới đồng ý. Để cho chắc chắn, ông Kha liền gọi điện cho một cô gái mà ông tin là nhà ngoại cảm ở Vĩnh Phú  vẫn thường liên lạc với ông, yêu cầu cô này phải về ngay Hà Nội để “hỏi cụ” xem có đúng không, chi tiết này khiến chúng tôi rất lo lắng. Nếu cô ấy bảo cụ đồng ý thì tốt, nếu cô ấy bảo cụ

image-20250127163736-4.jpeg

Kết quả phân tích niên đại C14

 

image-20250127163736-5.jpeg

Bàn thờ cụ Trạng tại 59 Tràng Thi do ông Nguyễn Thụy Kha dựng.

 

không đồng ý thì nguy to, Nhà Văn Nguyễn Đình Minh vội sang phòng thờ cầu cứu “cụ”, Gần 1 giờ sau, cô gái ngoại cảm kia tới, ông Kha nói rõ đầu đuôi sự việc và yêu cầu cô gái tới phòng thờ hỏi lại ý kiến của “cụ”.

Lát sau cô gái trở lại cho biết cụ đã đồng ý cho di chuyển về Hải Phòng nhưng có điều kiện là chuẩn bị một mâm cỗ mặn vào sáng sớm mai (7-12) để cụ liên hoan chia tay với các nhà văn và thành hoàng, thổ công, thần linh bản thổ. Chúng tôi vô cùng mừng rỡ, thông báo cho bà Bùi Thị Hiền ở Vĩnh Bảo, bà Hiền  chuẩn bị một mâm cỗ mặn, hai chiếc xe, một chở người, một chở chiếc tiểu gỗ. 4 giờ sáng 7-12 mọi việc xong xuôi, Chúng tôi làm lễ cúng cụ, các nhà văn, thành hoàng thổ công, thần linh thổ địa, xin phép ông Kha rước chiếc tiểu gỗ về Bảo tàng Hải Phòng, nhà Văn Nguyễn Đình Minh được phân công trực tiếp ngồi bên hòm chứa tiểu gỗ, có một xe chở các cán bộ của viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, trong đó có bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên, GSTS, phó viện trưởng, Ông Kha không đi, cử thư ký đi thay, khi ra tới đầu ngõ, ông đứng lại nhìn theo, tôi thấy mắt ông rớm lệ như vừa phải chia tay một người thân quý nhất. chứng kiến  cảnh này, tôi tự dưng thấy mắt mình cũng cay cay , không sao cầm lòng được.

7 giờ sáng đoàn rời Hà nội, 9 giờ đoàn về tới bảo tàng Hải Phòng, nhân dân mang hoa ra đón, đảnh lễ sắp hàng từ cửa nhà bảo tàng vào trong sân, lãnh đạo chính quyền tỏ vẻ không hài lòng vì trong công văn ghi rõ “không được tập trung đón rước, cờ hoa lộng lẫy …”, rất thiếu tôn kính, nhưng cũng  không cản trở được sự đón tiếp nồng nhiệt của nhân dân. Tôi và nhà văn Nguyễn Đình Minh vào gặp lãnh đạo nhà bảo tàng, đại diện ủy ban nhân dân xã cộng Hiền và trưởng ban văn hóa xã làm công việc bàn giao, có thêm đại diện của Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, thư ký của ông Nguyễn Thụy Kha chứng kiến. Có một điều không biết do chúng tôi sơ xuất hay là cái duyên phải thế. Số là trên đường đi do xe chạy tốc độ cao, rất xóc nên hai tấm thành bị gục vào nhau, nhân viên của bảo tàng mang thước đo khe hở rộng giữa hai tấm thành chỉ có 15cm, sự thực, nếu đo đúng là 16.5cm, tôi và ông Minh không để ý điều này, để họ ghi vào biên bản là khe hở rộng 15cm. Không ngờ đây là cái cớ để một số người vốn đã chống lại, trông đó có ông trưởng phòng văn hóa huyện Vĩnh Bảo nói rằng đây là ván của trẻ con, không phải người lớn. Sự thực hôm hoàn quách có người thử đưa đầu vào vẫn lọt. Giờ đây chiếc tiểu gỗ đã được hoàn nguyên, đặt tại bảo tàng Hải phòng, ai không tin cứ việc tới đó đo lại sẽ thấy khe hở trong rộng 16.5 cm. Có thể sai sót này cũng là lý do dẫn tới công việc chưa xong, thiên cơ chưa tới.

Hai chục ngày sau, chúng tôi được cụ gọi xuống giao nhiệm vụ lấy thẻ tre ra khỏi tấm địa của tiểu gỗ. Chúng tôi hỏi cụ (nhập vong qua bà Hiền):

- Cụ ơi, tiểu gỗ mang lên Hà Nội để khô mấy năm rồi, các tấm gỗ giờ cứng như đá, lại rất giòn, lấy thẻ tre ra sẽ bị hư hại, cụ có cách nào không ạ.

 - Sao các con dốt thế, cho ngâm vào nước ba ngày, gỗ mềm đi, lấy ra dễ dàng thôi.

Chúng tôi nhìn nhau, đơn giản vậy mà không nghĩ ra, ông Minh cẩn thận hỏi thêm:

- Ở Hải Phòng chỉ có nước máy, nước máy có dùng được không cụ?

- Dùng nước mưa là tốt nhất.

     Thế là chúng tôi cho làm một cái thùng bằng tôn lớn hơn chiếc tiểu gỗ, chuẩn bị 200 lit nước mưa lấy từ bể chứa nhà bà Hiền, ngày 3-1-2017 mang ra Bảo tàng Hải Phòng để ngâm tiểu gỗ. Kỳ diệu thay, sau khi đặt tiểu gỗ vào trong thùng tôn, đổ đầy nước mưa vào, chỉ 15 phút sau, chiếc tiểu gỗ tự bung ra từng mảnh, không cần tháo dỡ, chúng tôi chỉ quan tâm tới tấm địa, nơi có dấu hiệu của thẻ tre thôi. Kế hoạch là ngâm nước ba ngày, 3,4,5, ngày 6 -1-2017 (tức 9 tháng 12 Mậu Thân) sẽ tổ chức lấy thẻ tre ra, Cụ giao cho ông Lân Cường trực tiếp thực hiện.Người chỉ huy là ông Nguyễn Đình Minh và ông thiếu tướng Nguyễn Ngoc Lâm, tổ thư ký ghi chép là bà Nguyễn Thị Ngoc Quyên, người được nhập vong cụ là cô Trần Lệ Giang tực tiếp chỉ đạo.

     Sáng ngày 5-1-2017, bộ phận lãnh đạo chúng tôi đang họp lần cuối cùng tại cổng nhà Bảo tàng, xem xét các công việc chuẩn bị, bởi ai cũng coi đây là công việc cực kỳ quan trọng, Chiếc thẻ tre mà chúng tôi chuẩn bị lấy ra là chiếc thẻ tre đầu tiên của Việt Nam sau hơn 400 năm vùi trong đất, không những thế, đây là chứng minh thư của cụ Trạng, có khả năng xóa mọi nghi ngờ, nhất là những kẻ vô thần, luôn phỉ báng công việc của chúng tôi. Có thể coi đây là vật chứng khoa học tối quan trọng trong quá trình chứng minh ngôi mộ cổ ở Hạ Đồng là mộ cụ Trạng. Cuộc họp đang diễn ra nghiêm túc bỗng nhận được điện thoại từ bà Hiền là cụ báo việc lấy thẻ tre phải lui lại một ngày, tức ngày 7-1-2017 (10-12 âm), lý do ngày mồng 9 con Giang gặp sự cố. nghe xong, ông Lân Cường ngửa mặt lên trời than thở:

- Cụ ơi, chết con rồi,ngày kia con có chương trình quan trọng không thể bỏ được, hay cụ chọn ngày khác đi.

     Không thấy Bà Hiền nói thêm gì, mọi người đang lúng túng về việc của ông Lân Cường thì điện thoại của ông Cường reo lên, nghe xong, ông Lân Cường reo lên như trẻ con đón mẹ về chợ: “tốt rồi, tốt rồi, tốt quá rồi, con cảm ơn cụ đã sắp xếp”, đoạn ông cho biết lãnh đạo vừa thông báo chương trình ngày kia của ông bị dời sang tuần sau. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm, ai nhận phần việc ấy, các nghi lễ, quá trình tiến hành ra sao giao cho ông Minh lên phương án cụ thể gửi cho từng người.

Ngày 6-1 cô Trần Lệ Giang bị ốm, cấp cứu tại bệnh viện E Hà Nội.

     Ngày 7-1 công việc lấy thẻ tre được tiến hành, mọi người lập nhang án thắp hương khấn cụ Trạng, cầu mong mọi sự hanh thông. Sau đó ông Lân Cường cùng đồng nghiệp là ông Đỗ Ngọc Hân tiến hành dùng cưa, nhíp moi chiếc thẻ tre ra, khi lớp sơn bên ngoài được dỡ bỏ, hình ảnh chiếc thẻ tre lộ ra, ai cũng vui mừng, vừa làm vừa nói chuyện vui vẻ. Cô Trần Lệ Giang đang điều trị tại bệnh viện E Hà Nội được nhập vong cụ chỉ đạo qua điện thoại, dùng amle phát to lên cho mọi người nghe. Cụ cho biết chi tiết khi nhà vua tặng cụ khúc gỗ Ngọc Am có ghi chữ HUỆ vào đầu, chữ ÂN vào cuối khúc gỗ, ở giữa là hai chữ ĐẠI VIỆT. cụ còn nói trong thẻ tre ngoài tên cụ còn có lời tiên đoán: “NHÂM TUẤT NIÊN, ĐẠT NHỊ TAM TUẾ TỬ HÂU”, Mọi người nghe ngay lúc đó không hiểu gì cả, tuy nhiên tốp thư ký của bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên đã ghi được hết. Còn tôi hiểu cụ cho biết chiếc tiểu này thày trò cụ làm vào năm Nhâm Tuất (1562), 23 năm sau cụ mới mất tức năm Ất Dậu (1585), nhưng tôi chưa dám nói ngay lúc đó, ít ngày sau tôi có nói với chị Quyên.

PGS TS Nguyễn Lân Cường cùng cộng sự Đỗ Ngọc Hân đang tìm cách lấy thẻ tre ra khỏi tấm địa.

Cũng là lạ, tới gần 12 giờ mới lấy được chiếc thẻ tre còn nguyên vẹn ra khỏi tấm địa, nhưng tôi lại quên cả mang theo kính lão, kính lúp thành ra không nhận ra chữ gì. Chỉ thấy nổi lên 8 ký tự giống chữ nho, tôi bảo anh Lân Cường dùng máy ảnh chuyên dùng của anh chụp nhiều kiểu chuyển qua email cho tôi để tôi về nhà nghiên cứu nghiêm túc. Mọi người vui vẻ thu dọn hiện trường, bàn giao hiện vật cho lãnh đạo nhà Bảo tàng ra quán cơm liên hoan một bữa rồi chia tay trong niềm vui lạc quan vô bờ bến.

 

image-20250127163736-7.png

 

Đoàn cán bộ viện NC&Ư DTNCN và các nhà khoa học có mặt chứng kiến giờ phút lấy thẻ tre ra khỏi tiểu gỗ ngày  7-1-2017 tại Bảo tàng HP

 

     Ngày 9-1-2017 Cụ nhắc phải chuyển ngay chiếc thẻ tre lên Hà Nội ngay, không được để tại Bảo tàng Hải Phòng nữa. Thì ra cụ biết lãnh đạo Hải phòng không thích tin này, có ý muốn hủy tang vật. Ngày 12-1-2017 anh Nguyễn Ngọc Lâm, nguyên thiếu tướng, tư lệnh lăng Chủ tịch Hồ Chú Minh dẫn theo 12 vệ binh về bảo tàng Hải Phòng yêu cầu chuyển thẻ tre về Bảo tàng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu. Chúng tôi vô cùng nhẹ nhõm khi được tin này, nếu cứ để tại Hải Phòng, biết đâu bây giờ chúng ta không còn thấy lại nữa, chỉ cần một lý do vớ vẩn như hỏa hoạn, vô ý nào đó cũng có thể làm biến mất chiếc thẻ tre quý giá. Nếu gặp gián điệp nước ngoài chúng dễ dàng mua được với giá rẻ mạt từ những người không có lương tâm. Trong việc này chúng tôi rất tin tưởng vào thiếu tương Nguyễn Ngọc Lâm, anh làm việc rất tận tâm và có trách nhiệm, niềm kính yêu và tin tưởng vào anh linh của cụ Trạng khiến anh có thể làm mọi việc nếu cụ yêu cầu.

     Về tới nhà, tôi mở Gmail xem các ảnh do anh Lân Cường gửi tới, tôi nối máy tính với màn hình tivi cho lớn để quan sát cho rõ. Tôi thấy các ký tự khá lớn,  tuy không rõ nét, nhưng cũng không mờ hẳn. nét khắc bằng kim nhọn, vì vậy chỉ thấy các nét sổ dọc và gạch ngang, không có nét chéo và nét mác.mực tàu bám trên các nét vẫn còn rõ. Sau một hồi lâu nghiên cứu từng ký tự, tôi phát hiện được các chữ: “MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN…TẠI ..” còn các chữ sau tôi chịu không phát hiện nổi. Song chỉ với bốn chữ: “MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN” thôi cũng đủ để chứng minh thẻ tre này chính là “chứng minh nhân dân” của cụ Trạng Trình rồi. Tôi vui mừng gọi điện thông báo cho anh Lê Thiên Lý, anh Lân Cường, chị Nguyễn thị Ngọc Quyên, anh Nguyễn Ngọc Lâm, anh Nguyễn Đình Minh, …sau đó tôi còn trao đổi nhận biết của mình với các bạn bè có am hiểu về Hán Nôm ở Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, được mọi người hết lòng hưởng ứng. Sau này TS Hán Nôm Cung Khắc Lược, một cây đại thụ Hán Nôm của Việt Nam kiểm nghiệm cũng hoàn toàn nhất trí với phát kiến của tôi, ông còn đọc tiếp các chữ còn lại, cả câu thành: “MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN MỘ TẠI AO DƯƠNG” trong đó chữ AO là chữ nôm.

     Viện NC&ƯDTNCN hết sức vui mừng trước thành công của việc tìm thấy chiếc thẻ tre của cụ Trạng sau hơn 400 năm vùi dưới đất, ai cũng cho rằng đây là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh ngôi mộ cổ ở Hạ Đồng chính là mộ của cụ Trạng Trình.

Ngoài chiêc thẻ tre ra, chúng tôi còn có những bức ảnh chiếc tiểu bằng gốm hoa văn thời nhà Mạc, một bộ cúc áo thời xưa có 2 chiếc bằng vàng, 7 chiếc bằng ngà voi, giống như cúc áo bào của nhà vua tại hai ngôi mộ khác gần ngôi mộ cho là mộ cụ Trạng.

image-20250127163736-9.png

image-20250127163736-10.jpeg

 

 

image-20250127163736-11.jpeg

Các chữ trên thẻ tre là những vết rạch ngang dọc, không có nét chéo, nét mác.

Thẻ tre tìm được ở quách gỗ

.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm với trên tay là hộp đựng thẻ tre

.

     Ngay 16-1-2017, viện NC&ƯDTNCN mở Hội nghị khoa học về ngôi mộ cổ được phát tích tại thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền huyện Vĩnh Bảo. Hội nghji được long trọng tổ chức tại nhà Bảo tàng lăng chủ tịch Hôc Chí Minh Hà Nội với hơn 400 đại biểu là các nhà khoa học, ngoại cảm tới dự.

Tuy vậy, sau đó khi mang thẻ tre tới viện Hán Nôm kiểm xác minh, lãnh đạo viện Hán Nôm sau khi nhiếu ngày xem xét đưa ra kết luận họ không nhìn thấy gì?... khiến chúng tôi vô cùng thất vọng. Nguyên nhân ở đâu? Có thể là

-Họ không tin vào tâm linh, đặc biệt những kẻ theo thuyết “vô thần”.

-Họ bị những thế lực nào đó chỉ đạo ngăn cản vì mộ cụ Trạng lúc đó có nhiều nơi tung tin phát hiện với dấu vết vu vơ.

-Chính quyền địa phương Vĩnh Bảo, Hải Phòng ra sức ngăn cản.

     Điều này thể hiện ngay cả sau khi nhóm nghiên cứu khoa học độc lập của TS Nguyễn Văn Vịnh Hà Nội phát hiện được 2 tấm bia đá của cụ Trạng ghi rõ “ta cùng với 3 vua đang ẩn táng tại quê vợ ta là làng Dương thôn Hạ Đồng”  cũng không làm cho họ chuyển ý. Ông Đinh Khắc Thuân chuyên gia nghiên cứu về bia đá của viện Hán Nôm còn phát biểu tại hội nghị khoa học tại đồ sơn rằng: “theo tôi, đây là hai bia đá thời nhà Mạc nhưng văn bia và chữ không phải của cụ Trạng mà do người sau thêm vào”.  Một vị TS mà có tầm suy nghĩ ký cục như vậy sao? Không có ai vào thời Mạc lại đi làm hai chiếc bia đá khắc hoa văn cẩn thận, để trắng cho người đời sau viết thêm chữ vào. Ông ta chê chữ viết xấu do không đọc được chữ “đồ mật san” (học trò bí mật khắc). Học trò bí mật khắc làm sao mà tạo ra được chữ đẹp được. Do không đọc được nhiều chữ trên bia nên ông không tin văn bia là của cụ Trạng.

- Theo tôi còn một lý do quyết định sự việc chưa thể thành công, đó là “THIÊN CƠ” chưa tới. Tôi tin rằng khi nhà nước công nhận tấm thẻ tre của cụ Trạng Trình cũng là khi vận nước ta sẽ đổi sang trang mới.

Vì những lẽ đó mà ngay cả chiếc thẻ tre vẫn không đủ thuyết phục những người có trách nhiệm, Một số nhà hảo tâm muốn đưa chiếc thẻ tre sang Nhật nhờ các nhà khoa học Nhật Bản đọc giúp, vì các nhà Khoa học Nhật đã từng đọc giúp khoa học Trung quốc một chiếc thẻ tre có tuổi thọ hơn 500 năm trong lòng đất. Nhưng sau khi trao đổi bàn bạc, chúng tôi thấy thẻ tre này chính là bảo vật quốc gia, không thể tự tiện mang ra ngoài nước, nếu không may để mất sẽ mang tội với quốc gia, với lịch  sử, hơn nữa việc này phải do hai nhà nước thỏa thuận mới có ý nghĩa, nếu  mình bí mật nhờ người Nhật đọc hộ, dù kết quả thế nào cũng không được giới khoa học nhà nước chấp nhận. Viện nghiên cứu WD& WDTNCN cũng bí mật nhờ thạc sĩ Hán văn người Trung Quốc gốc Việt  Nguyễn Thị Kính Cát đọc giúp phát hiện được gần 40 từ nhưng không rõ ý vì những từ đó không ghép theo một bài văn hoàn chỉnh, như các chữ viết trên chiếc tiểu gỗ mà hai ông Lê Thiên Lý, Lương Bắc Tưởng “may mắn” ghép thành bài thơ theo ý của cụ.

image-20250127163736-13.jpeg

Nhà giáo, nhà văn Nguyễn Đình Minh.

 

     Ngày 15-2-2017 viện NC&Ư DTNCN cùng với nhóm khảo cổ của anh Lân Cường tiến hành công việc HOÀN QUÁCH, tức là lắp và gắn lại chiếc tiểu bằng gỗ như hình dạng ban đầu trong đó có cả TS Hán Nôm Cung Khắc Lược. Chiếc tiểu gỗ hiện nay được đặt tại Bảo tàng Hải Phòng, tuy là vật quý hiếm nhưng với lãnh đạo Hải Phòng hầu như không có giá trị gì cả. Trong khi đó ngời ta lại mời được các nhà khoa học, sử học tới chứng minh 13 cái cọc gỗ dân sinh của một nông dân nào đó ở Cao Quỳ, Liêm Khê, Thủy Nguyên là cọc do Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương xưa kia đóng xuống lòng sông  Bạch Đằng để tiêu diệt chiến thuyền của quân Nguyên làm nên chiến công lịch sử của dân tộc. xem ảnh các cọc đều có viên đá kê chân chúng tôi không nhịn được cười, vì đóng cọc xuống sông mà mỗi cọc phải dùng một viên đá kê chân thì làm sao nổi. Bãi cọc Cao Quỳ, khu di tích Bạch đằng lịch sử hiện đang tồn tại ở Liên Khê Thủy Nguyên như thách thức những nhà khoa học chân chính. Rồi người ta lại dựng một lăng mộ của vua Mạc Đăng Dung ở thôn Thiểm Khê, xã Liên Khê Thủy Nguyên với những căn cứ mơ hồ không sao hiểu nổi. Thực và giả lúc này sao khó phân biệt vậy. Âu cũng là do thời kỳ mạt pháp, cái ác, cái giả dối lên ngôi, như cụ Trạng viết:

聖遠空些道失真

Thánh viễn không ta đạo thất chân

Nghĩa là Thánh cũng phải bỏ đi vì đạo không còn là đạo nữa.

Chúng tôi vẫn tin rằng sắp tới đây thôi, chân đạo sẽ quay trở lại như việc một vị chân tu đã xuất hiện ở nước ta, đó là nhà sư Thích Minh Tuệ đã và đang mang chân đạo của Phật trả lại cho xã hội loài người. Trong sấm của cụ Trạng có viết:

“Có thày NHÂN THẬP đi về

Tả hữu phù trì cây cỏ thành quân

Những người phụ trợ thánh nhân

Quân tiên dĩ nghĩa chẳng tàn hại ai”

image-20250127163736-14.jpeg

     NHÂN THẬP là một người toàn vẹn, mười phân vện mười, chỉ có những người chân tu, giữ đủ 250 giới mới được gọi là NHÂN THẬP, Với những việc làm như đi bộ, hành khất, từ bi hỷ xả, ba y một bát, ngày ăn chay một bữa, tối ngủ ngồi ngòai gió sương… chúng ta  tin rằng thầy Minh Tuệ là một NHÂN THẬP.  Cuộc bộ hành khất thực của thày từ Việt Nam qua Lào, Thái Lan sang Ấn Độ của thày , một sự kiện chưa từng có chắc chắn sẽ đi vào lịch  sử nhân loại. Người Việt Nam ta cần phải tự hào vì có một người con ưu tú, xuất sắc như nhà sư Minh Tuệ. Ngoài việc bộ hành vất vả, thầy NHÂN THẬP còn phải kham nhẫn chống lại các cái ác, cái giả dối như bọn yêu ma đang không ngừng quấy rối hòng cản trở con đường chân tu của thầy, tôi tin rằng thày xuất hiện hôm nay cũng là một THIÊN CƠ , mở đầu một kỷ nguyên mới cho Việt Nam, cho nhân loại.

Vĩnh Bảo ngày 10 tháng 1 năm 2025

Vũ Hoàng