/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

văn xuôi

"Mùa hoa cải bên sông" - Truyện ngắn song ngữ Việt - Nga

Он кинулся бежать к реке. Там он опустился на колени перед грядкой рапса, и его взгляд вперился в это желтое бархатное покрывало...

"Mùa hoa cải bên sông" - Truyện ngắn song ngữ Việt - Nga

Igor Britov
 

Mùa hoa cải bên sông - Nguyễn Quang Thiều -

Đêm xuống. Con thuyền neo lại giữa sông. Ngọn lửa bếp trên mui thuyền hắt một vầng sáng dịu dàng xuống mặt nước. Người trong xóm trại trên bến Chùa không biết con thuyền này từ đâu đến neo lại trên khúc sông này đã hơn một tháng nay. Hàng ngày những người trong gia đình trên chiếc thuyền ấy làm một công việc là lấy cát rồi bán cho các gia đình trên thị trấn nhỏ bên kia sông đang thi nhau xây nhà. Hơn một tháng không ai thấy những người trên chiếc thuyền lên bờ. Họ đội cát bằng những cái thúng to, đi nhún nhảy trên tấm ván. Khi đến đầu tấm ván nối lên bờ, họ đổ cát xuống bãi cỏ cho người mua, bàn chân không hề chạm mặt đất. Hàng xóm của họ là những chiếc thuyền đánh cá, thuyền chở hàng thuê...

Chủ chiếc thuyền cát là một ông già ngoài sáu mươi, mái tóc dài được búi gọn trên đầu, chòm râu bạc xòa che gần kín bồng ngực vồ lên như tảng đá. Đôi vai ông u lên, đỏ sậm và rạn như vai trâu cày. Cơ thể ông đanh lại như đá tạc, nhưng đôi mắt thì khác, đôi mắt lúc nào cũng u buồn, ngơ ngác như vừa đánh mất một điều gì.

Ông Lư (ông già chủ thuyền) ngồi im lặng trên sàn gỗ của mui thuyền. Bên cạnh ông là một quả bầu khô lớn đựng rượu, một thứ rượu do ông cất lấy ngâm với củ cỏ gấu, loại củ già đen bóng như sừng. Trước ông là một đĩa cá sông nướng và một chiếc rổ con đựng những con trùng trục đã hấp chín với gừng khô. Chiều nào ông cũng ngồi uống rượu như thế cho tới khuya và không hề động đến một hạt cơm. Chỉ những đêm mưa bão ông mới chịu ở trong chiếc nhà thuyền.

- Anh cả đâu? - Ông khẽ gọi. Tiếng ông trầm và nặng đổ xuống mặt sông đêm.

- Dạ bố bảo gì con?  - Một người đàn ông gần bốn mươi tuổi trong nhà thuyền chui ra.

- Mai nghỉ việc, lặn mặt trời thì đi Bãi Yên. Nói chị cả chuẩn bị mọi thứ cho đủ.

Ông nói, người không nhúc nhích, đôi mắt mở to nhìn hút về xa.

Ngày mai cả nhà ông sẽ đi Bãi Yên. Đó là đoạn sông rộng và êm chạy ven chân một dãy núi đá vôi. Ở dưới đáy khúc sông đó là mộ người vợ bất hạnh của ông. Thế là đã hơn mười năm rồi. Con sông đổ biết bao nhiêu nước ra biển cũng như ông có biết bao thay đổi trên đời. Vào mùa hè cách đây mười hai năm. Đó là mùa hè đầy bệnh tật và đói kém. Dọc hai bên bờ sông ông qua, ngày nào cũng vọng tiếng kèn đám ma thảm thiết và thấp thoáng sau những lùm tre gầy nhằng, úa vàng là những chiếc cờ tang vật vờ bay. Rồi vợ ông cũng trở thành nạn nhân của mùa hè ghê rợn ấy. Bà để lại cho ông ba đứa con. Đứa con gái hồi đó mới hơn bốn tuổi. Trong suốt ba ngày ròng rã, ông ngồi trên mui thuyền trước xác vợ. Hai đứa con trai ông vừa chèo thuyền vừa dỗ đứa em gái của mình ốm yếu khóc ngặt nghẽo suốt ngày. Ông cập thuyền vào những đám dân cư hai bên sông để xin được chôn cất vợ. Nhưng không một nơi nào chấp thuận. Họ xua đuổi gia đình ông như xua đuổi một thứ ma quỷ chuyên đi gieo rắc cái chết. Họ sợ bị lây bệnh dịch. Ông không còn biết về đâu. Ông sinh ra trên chiếc thuyền này. Ông chỉ biết con thuyền và dòng sông. Đến tối ngày thứ ba, ông ôm xác vợ khóc. Giữa dòng sông mênh mang, con thuyền vật vờ trôi với một ngọn đèn dầu héo hắt trên mui thuyền. Cuối cùng chỉ còn lại dòng sông mở rộng lòng đón nhận mọi số phận. Ông chôn vợ xuống đáy dòng sông ở chỗ khúc sông rộng và êm nhất. Ông cùng hai đứa con dùng gàu sắt thường dùng để lấy cát đào một cái hố dưới đáy sông và để người đàn bà yên nghỉ ở đó. Họ chở một thuyền đá xanh xếp lên thành chiếc mộ để tránh nước cuốn đi. Đêm đó ông xõa tóc, đốt hương lễ thần sông. Ông đổ hết một bầu rượu lớn xuống sông và nguyền rằng: tất cả những người trong gia đình ông sẽ không bao giờ đặt chân lên mặt đất. Họ sẽ sống một cuộc đời trên sông. Ông luôn luôn nói với con cái rằng: Nếu chúng nó để gót chân chạm vào mặt đất đôi bờ thì trái tim chúng sẽ biến thành trái tim quỷ, chúng sẽ trở thành những con thú độc ác. Hằng năm cứ đến ngày giỗ vợ, dù công việc bận thế nào gia đình ông cũng nghỉ. Ông sắm sửa lễ vật và khi mặt trời khuất núi thì cả gia đình chèo thuyền đến Bãi Yên. Ông xõa tóc và mặc áo, đây là ngày duy nhất trong năm ông mặc áo trừ những ngày đông rét mướt. Sau khi làm lễ ông cùng hai người con trai lặn xuống đáy sông sửa sang lại ngôi mộ. Ít năm sau người con trai cả lấy vợ. Cô dâu là con gái một bạn thuyền của ông. Ngày cưới con, ông cho đứa con trai thứ hai bơi chiếc mủng nhỏ đi suốt mấy ngày dọc một bãi sông mời bạn thuyền. Đám cưới được tổ chức ở Bãi Yên với hàng chục chiếc thuyền các loại kết lại thành một chiếc bè lớn.

Đêm hôm sau, khi vầng trăng cuối tháng hiện lên phía ven trời thì chiếc thuyền từ Bãi Yên trở lại bến Chùa.

-Bố ! - Ông nghe tiếng cô con gái út run run gọi ông ở phía sau. Cô ngồi xuống bên cạnh và ôm lấy cánh tay ông - Bố đưa mẹ lên bờ đi. Bố đừng để mẹ ở mãi dưới sông nữa.

Đã bao nhiêu lần cô nói như van lạy ông. Nhưng lần nào ông cũng nhìn cô bằng đôi mắt ngầu đỏ, u uất.

- Không đứa nào trong nhà này được nói đến điều đó - Ông rít lên - Không đứa nào được giẫm lên lời nguyền của ta.

Nhưng ngay sau đó chính lòng ông đầy đau khổ, giày vò. Ông nhìn con xót xa. Chinh, đứa con gái duy nhất của ông, đã sinh ra trong chiếc thuyền trong dòng sông này. Ngày Chinh ra đời, ông cắt rốn con thả xuống dòng sông và cầu nguyện cho con. Chinh lớn lên khỏe mạnh, dịu dàng và âm vang như dòng sông. Là đứa con gái duy nhất, nhưng cô xông xáo táo bạo hơn các anh cô. Những đêm trăng mùa hạ, cô thích thả mình xuống dòng sông. Cô bơi mềm mại như một nàng tiên cá trong chuyện cổ. Đâu đây có những đàn cá lạ lấp lánh ánh trăng xuyên qua mặt nước bơi theo cô. Thỉnh thoảng cô co người lại, hai tay ôm bó gối để cho cơ thể tuổi dậy thì lóng lánh như một giọt thủy ngân lắng dần xuống đáy sông. Rồi bất chợt, cô ngoi lên khỏi mặt nước gọi bố và cười vang. Ông Lư ngồi trên mũi thuyền nhìn về phía cô gọi, đôi mắt chợt non tơ đến ngỡ ngàng. Ông không lo lắng gì khi thả cô xuống dòng sông ngay cả mùa nước lớn, nhưng ông lại lo sợ nếu như con gái ông để gót chân chạm vào đất đôi bờ.

Nhưng cô thèm khát đôi bờ. Thuở mẹ cô còn sống, cô vẫn được mẹ cô đưa lên bờ đi chợ hoặc kiếm củi khô trên những bãi vải, bãi ổi ven sông. Sau ngày mẹ cô mất, các anh cô và cô không ai dám bước chân lên bờ. Và thế là hơn mười năm rồi, cuộc đời cô chỉ có con thuyền và dòng sông. Cô thèm khát được đặt chân lên dải đất mịn màng phù sa. Cô muốn được nằm trên thảm cỏ xanh ven đê làng. Có nhiều đêm cô bơi sát vào bờ và khi nghe thấy tiếng lá ngô khua xào xạc, khi ngửi thấy mùi râu ngô non dịu ngọt và mùi cỏ non hăng hăng, người cô lại cảm thấy nao nao, nhịp tim cô dồn dập. Nhưng sau đó cô phải trườn mình quay lại con thuyền ngay khi nghe tiếng mõ gọi của bố. Có một lần cô nhìn thấy xác một người chết trôi qua thuyền. Mặt nạn nhân bị chém nhiều nhát, vết thương đã rữa tỏa mùi tanh nồng nặc. Cô ôm lấy bố run lên: "Trời ơi, ai làm sao vậy bố? Bố vớt người ta lên bờ đi". "Người trên mặt đất họ giết nhau đấy". Ông Lư trả lời lạnh băng và đẩy cô vào nhà thuyền. Suốt ngày hôm đó cha cô không cho ai chạm vào dòng sông. Ông nói: "Hãy để nước sông đêm cuốn đi mọi bẩn thỉu của mặt đất. Đừng chạm tay vào nước sông cho đến sáng mai".

Một lần khác cô hỏi Sỏi- người anh trai cả của cô: "Anh không thích lên bờ à?" "Trên bờ có cái quái gì mà lên"- Sỏi nói- "Cứ ở đây, chẳng phải động chạm đến đứa nào. Làm gì thì làm. Ngày xưa ở trên bờ tao thấy chúng nó suốt ngày cãi chửi nhau." "Lúc nào anh cũng ngày xưa, thế còn anh Cát?", cô quay sang người anh trai thứ hai. Cát đang nằm ngủ trên sàn thuyền: "Tao chán cảnh này lắm rồi, cứ như ở tù." "Mày tưởng tên bờ là thiên đường chắc? Nhà tù đấy em ạ, gà vịt cũng còn bị tù nữa đấy!" Sỏi nhìn Cát càu nhàu. "Nhưng chắc chắn đó cũng là cái nhà tù rộng rãi hơn cái nhà tù thuyền này!" "Ai, ai tù mày? Bố tù mày hay tao, hay con Chinh tù mày?" - Sỏi thốt lên giọng the thé, Cát thủng thẳng: "Chẳng có ai tù ai hết cả. Ngu dốt nó tù tất cả." Nói xong anh ngửa mặt lên cười. Rồi anh chống tay đứng dậy đi lảo đảo và cười. Rồi tiếng cười vụt tắt. "Trời ơi - anh kêu lên nức nở - Một ông già độc đoán tự cho mình quyền ngự trị tất cả. Ông bỏ tù chính ông, bỏ tù một cặp đực cái, bỏ tù một thằng hèn hạ như tôi, bỏ tù cả con bé đẹp nhưng mù chữ. Tất cả ỉa đái xuống dòng sông rồi lại nói nước sông trong sạch, lấy nước sông ăn, lấy nước sông uống!" "Câm đi đồ mất dạy. Bố mà ở nhà bố sẽ giết mày." "Mất dạy hả? Có đứa nào được dạy dỗ gì đâu mà mất!"

Buổi tối ông Lư trở về. Cô con dâu thì thọt kể lại chuyện cãi nhau giữa hai anh em Sỏi cho ông nghe. Ông nhìn Cát rồi nói: "Mày muốn lên bờ hả? Được. Tao sẽ chặt đứt đôi chân mày và vứt mày lên bờ để xem mày có phải bò về với dòng sông không?" - Nói rồi ông cầm lấy lưỡi rìu ấn mạnh vào bắp tay, máu trào ra. Ông lấy lưỡi rìu lau máu và chém phập vào mạn thuyền: "Hãy nhìn lưỡi rìu đi. Máu tao đã chảy ở đó. Sáng mai mày hãy trả lời xem mày có thích lên bờ không?"

Rồi Cát cũng không lên bờ. Con thuyền lại tiếp tục các công việc của nó. Thế rồi một mùa xuân lại đến. Chinh đã lên tuổi mười bảy. Một buổi sáng thức dậy ra mạn thuyền vo gạo, cô bỗng thấy trên bãi sông Bến Chùa, một thảm màu vàng tươi, một màu vàng xôn xao, ấm áp ùa vào mắt cô. Hoa cải gặp gió ấm đêm qua đã bung nở. Mỗi khi có ngọn gió chạy qua, cả bãi hoa vàng rợn lên như sóng. "Đẹp quá" - Chinh khe khẽ thốt lên. Cái rá gạo từ từ tuột khỏi tay cô trôi theo dòng nước. Suốt cả ngày hôm đó cô không thể nào rời tâm trí khỏi thảm hoa vàng kia. Một cái gì náo nức vẫy gọi cô. Cô đã bước sang tuổi mười bảy. Thỉnh thoảng có đêm thức giấc, cô cảm thấy một cái gì chập chờn, quấn quít ở đâu đây. Không phải tiếng nước sông chảy trong đêm, không phải tiếng reo của ngọn lửa, không phải hương ổi chín từ bãi sông đưa lại, cũng không phải tiếng gọi nhau của bầy chim ri từ những lùm dứa dại ven đê. Một cái gì đấy làm cô đang chải tóc chợt dừng tay. Cái đó chợt đến, chợt đi, chợt rời ra, quấn quýt.

Một hôm, sau bữa cơm chiều, cô nói với bố là cô đi thả lưỡi câu. Ông Lư chiều con và dặn: "Đi về sớm, trời lạnh đấy." Cô vội vã cởi dây thừng neo chiếc thuyền mủng. Cô không thả lưới mà bơi mủng vào bờ. Cô cắm mủng ở đó và đi về phía bãi cát. Đêm lạnh nhưng trời có trăng. Cô ngồi xuống bên cạnh luống hoa. Đôi tay nâng khẽ những chùm hoa cải ướt sương. Một ngọn gió lướt qua những bông hoa đong đưa chạm vào má cô. Người cô run lên. Những bông hoa nhảy múa và trò chuyện với cô. Cô khẽ áp đôi môi mình vào hết chùm hoa này đến chùm hoa khác. Bỗng cô nghe tiếng mõ tre từ chiếc thuyền cái. Tiếng mõ được quy định thay tiếng gọi nhau của những người sống trên sông. Một lúc sau tiếng mõ lại vang lên. Chinh cuống quít, cô quơ tay đứt những chùm hoa cải. Lần thứ ba, tiếng mõ nghe gấp và chói. Cô biết bố cô đã nổi giận. Cô ôm bó hoa gãy nhàu chạy xuống bờ sông. Vừa ngồi vào mủng, cô vội gõ trả lời và hối hả bơi về thuyền. "Mày đi đâu mà không trả lời?" "Con tưởng bố gọi anh cả." Ông im lặng, nghi ngờ nhìn cô.

Rồi đêm sau cô lại tìm cách lên bờ. Và trước khi trở lại thuyền, cô lại ngắt những chùm hoa cải đem về. Nhưng đến đêm thứ ba thì có người phát hiện ra việc làm của cô. Đó là một chàng trai chừng ba mươi tuổi mặc một bộ quân phục đã cũ. Những ngày trước đó bà mẹ chàng trai thường xuống bến sớm và phát hiện những luống hoa cải bà để giống cho vụ sau bị ai đó ngắt nham nhở từng quầng. Bà ca thán với con và chàng trai quyết rình bắt cho được kẻ phá hoại. Khi Chinh đang quỳ trước đám hoa cải vừa vuốt ve chúng vừa thì thầm trò chuyện thì nghe tiếng quát khẽ nhưng rất gắt của chàng trai. Cô giật mình hoảng hốt quay lại, và vẫn trong tư thế quỳ, cô ngước mắt lên nhìn chàng trai, người run lên vì sợ hãi. Cô không khái niệm đuợc sự sai trái do việc làm của mình, mà sợ hãi vì trước cô trong đêm trăng lạnh là một người lạ.

-         Cô là ai? Cô làm gì ở đây ?

Chàng trai hỏi và bước lại gần cô. Cô lúng túng đứng dậy. Chợt những làn mây mỏng tan đi. Ánh trăng trong veo đổ tràn gương mặt cô. Bây giờ thì đến lượt chàng trai giật mình. "Đẹp quá!" Anh thầm kêu lên. Sao trong đêm tĩnh lặng trên bãi sông ở một làng quê hẻo lánh này lại xuất hiện một người con gái đẹp như thế? Chiếc áo tối màu và ánh trăng làm ngời lên đôi bàn tay, cái cổ thon và gương mặt đẹp. Đôi môi cô khẽ mím lại còn đôi mắt thì mở to. Chàng trai hồi hộp, liếc nhanh cơ thể cô và nhận ra dưới lớp trăng mỏng, dưới lớp áo tối màu, là tuổi dậy thì nóng hổi, dịu dàng và phập phồng thở.

- Em ở đâu đến? - Chàng trai nói bằng hơi thở. Giọng nói và gương mặt đàn ông đầy độ lượng của anh đã làm cô hết sợ. Cô mỉm cười nhìn xuống dòng sông, ở đó tỏa một quầng sáng đèn dầu. "À", anh chợt hiểu. Hàng tuần về thăm mẹ, anh vẫn thấy chiếc thuyền cát ấy neo ở bến sông làng anh. Biết vậy nhưng anh vẫn hỏi lại:

- Em ở dưới thuyền à ?

Cô gật đầu.

-Em thèm ăn rau cải à ?

Chinh bật cười. Nụ cười ngộp lên người anh. Anh thấy mình mê đi trong khoảnh khắc.

-Thế em muốn gì? - Anh lúng túng hỏi.

Chinh không trả lời mà giơ một nắm ngọn cải nhiều hoa ra trước anh.

- Hoa cải? Em thích hoa cải? - Anh ngạc nhiên hỏi. Cô gái lại gật đầu.

- Em về đây. Bố em gọi !

Anh bỗng hoảng hốt sợ cô biến mất. Anh đứng lặng nhìn cô và rồi vội vã ngắt những chùm hoa cải. Chinh nhận bó hoa cải từ tay anh rồi quay người đi xuống bến.

-         Này em !- Chàng trai chạy theo - Tên em là gì?

- Chinh.

- Anh là Thao. Nhà anh ở kia kìa. Mai em lên nhé. Hoa cải nhà anh đấy.

Chinh mỉm cười gật đầu và đi xuống bến. Anh nhìn theo. Đến lúc này anh mới nhận ra mái tóc như thiên thần của cô. Anh ngửa mặt lên trời. Có lẽ mái tóc ấy đã từ vầng trăng chảy xuống.

Sáng hôm sau, Thao dậy sớm. Suốt đêm qua hầu như anh không ngủ. Anh nghe tiếng bà mẹ ca thán dưới bếp: "Không biết đứa nào lại phá luống hoa cải đêm qua." Thao mỉm cười sung sướng. Anh chạy theo con đường nhỏ xuống bờ sông. Ở giữa sông, chiếc thuyền của gia đình Chinh nằm bình yên trên mặt nước. Một ngọn khói xanh tỏa ra từ con thuyền lặng lẽ tan xuống mặt sông như sương. Thao đứng trên bờ hồi hộp đợi, nhưng không thấy bóng một người con gái nào. Chỉ có hai người đàn ông đang loay hoay làm gì đó trên mui thuyền. Hay là đêm qua anh nằm mơ. Có phải thật sự đêm qua anh đã gặp một người con gái như thế không? Thao chờ mãi và cuối cùng anh buồn bã trở lại bãi hoa cải. Bên luống hoa vẫn còn in những dấu chân. Và cạnh đó là những cánh hoa cải rụng lấm tấm vàng.

Rồi một đêm sau đó ít ngày, Chinh lại chèo chiếc mủng nhỏ lên bờ. Họ đứng nhìn nhau trong ánh sáng mờ mờ của trăng bị mây mỏng che khất. Họ chưa biết gì về nhau nhưng cả hai đều nhận thấy có một cái gì đó mỏng, trong suốt đang quấn vào họ như tơ nhện.

-Bố em đi rồi - Chinh thì thào.

- Đi đâu?

-Bố đi có việc mấy ngày tận cuối sông.

-Đêm nay em ở lại trên bờ với anh nhé. Em đừng về.

- Bữa trước ở dưới thuyền em nhìn thấy anh, nhưng em không dám ra. Lỡ anh nhìn thấy em anh gọi thì bố em giết chết em.

-Sao lại giết? -Thao hỏi và bật cười.

-Thật đấy - Cô nói và nhìn anh bằng đôi mắt buồn, rồi cầm tay anh đi về phía bãi hoa. Họ ngồi xuống giữa những luống hoa cải. Hơi thở họ phả nóng mặt nhau. Xung quanh họ hoa cải vàng lấp lánh dưới trăng.

- Anh yêu em! - Anh nói như cố gắng hết sức mình. Cô nhìn anh lặng lẽ như không hiểu điều anh nói. Anh nâng gương mặt cô lên.

-Anh yêu em.

Chinh vẫn im lặng. Gương mặt cô như đang ngủ trong lòng đôi bàn tay anh. Anh cúi xuống hôn cô và thấy cô rùng mình. Đôi môi cô khẽ mím. Cô không biết đó là tình yêu. Cô chỉ thấy rằng ngực cô như bị nén chặt. Người cô bừng nóng. Cô cảm thấy hơi nóng của mẹ cô từ những năm tháng xưa đang tỏa vào cô. Cô vội đứng dậy. Thao ngơ ngác đứng theo. Bỗng cô ôm lấy anh khóc nức nở. Một lúc sau, cô ngước lên nhìn anh và hỏi:

-Anh là người mặt đất à?

- Trước đây, anh là một người lính - Anh nói.

*

Trời mỗi ngày một ấm lên. Những cánh hoa cải rụng xuống mỗi ngày một nhiều. Rồi đến một hôm anh giật mình nhận thấy hoa cải đang rụng gần hết, chỉ còn lại những bông nở muộn. Anh cứ cảm thấy rằng khi cánh hoa cuối cùng rụng xuống thì Chinh sẽ biến mất.

- Em phải ở lại đây với anh. Em sẽ ở nhà anh với mẹ. Em không đuợc đi đâu cả.

Cô nhìn anh lắc đầu. Anh rút trong túi ra một tờ giấy đưa cho cô.

- Anh chép thơ tặng em đấy. Thơ Tago em biết không?

- Em không biết chữ.

- Sao, có thật thế không?

Anh ngạc nhiên hỏi và lòng anh bỗng xót xa, anh đỡ cô ngồi xuống và ôm cô vào lòng.

- Anh sẽ dạy em học. Anh cũng đang đi học đấy. Bây giờ anh giúp gì được em nào, em nói đi!

Chinh xoay người ngồi tựa vào lòng anh. Cô kể cho anh nghe cuộc đời của gia đình cô. Cuối cùng cô quay lại nhìn anh và nói:

-Em muốn nhờ anh một việc. Em muốn đưa mẹ em lên bờ.

-Lên bờ! Đúng rồi. Chúng mình sẽ đưa mẹ lên bờ. Chúng mình sẽ để mẹ yên nghỉ ở bãi sông này. Anh sẽ trồng nhiều hoa cải bên mộ mẹ.

Cô gật đầu cười hạnh phúc.

Thế là gần một năm gia đình ông Lư ở lại bến sông làng Chùa. Đôi khi họ cũng vắng bóng dăm ba ngày. Một mùa hè lại đến. Đêm đêm Chinh thích thả mình xuống dòng sông. Bơi bên cô là Thao. Anh có một cơ thể khoẻ mạnh cân đối. Năm năm rèn luyện trong lực lượng đặc công nước đã cho anh vốn sức khoẻ và sự phát triển cơ thể ấy. Sau ngày giải ngũ, anh thi vào đại học ngoại ngữ khoa tiếng Anh. Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và sự khổ đau. Một lần khi đang bơi bên anh, Chinh thấy chóng mặt, cô ôm lấy vai anh thở dốc. Dòng sông chợt dừng chảy, im phắt lắng nghe cô, rồi bỗng trào lên những ngọn sóng reo vui, nhảy nối nhau loan báo cho các loài thủy tộc biết điều hạnh phúc thiêng liêng. Quanh họ, có những con cá bay lên khỏi mặt nước như một mảnh trăng con lấp lóa.

Như thường lệ, vào ngày giỗ bà mẹ, cả gia đình ông Lư nghỉ việc nhổ neo về Bãi Yên. Cũng chính ngày này Thao thay Chinh đốt những nén hương cắm trên mộ của bà mẹ. Thao đã bí mật đưa phần mộ của bà lên bờ mấy tháng nay và chôn ngay trong vườn nhà anh. Ở Bãi Yên sau khi làm lễ xong, ông Lư sai Sỏi lặng xuống đáy sông để kiểm tra lại ngôi mộ. Gần một phút sau, tăm nổi lên sùng sục và Sỏi nhao lên khỏi mặt nước kêu thảng thốt: "Mộ bị phá! Mộ bị phá rồi". Một ngọn lửa bỏng rát táp vào mặt ông Lư. Ông lao xuống sông hít một hơi dài và lặn xuống. Những hòn đá xanh đã bị vứt ngổn ngang. Ông Lư biết không phải nước mà có một người nào đó đã phá ngôi mộ. Nhưng ai đã làm việc đó? Câu hỏi ấy làm máu ông sôi lên. Không ai biết ngôi mộ này ngoài những người trong gia đình ông. Ông ngoi lên và ra lệnh: "Thả gầu xúc cát xuống." Họ bắt đầu đào. Sau gần nửa tiếng đồng hồ ông mệt mỏi trèo lên thuyền. Ông lẩy bẩy bước đến cửa nhà thuyền đỡ lấy quả bầu khô đựng rượu, ngữa cổ lên uống.

-Đứa nào? - Ông gầm lên- Đứa... ưa... ưa... na...ào... ào?

Tiếng ông kéo dài như tiếng rú khản đặc dội vào đôi bờ, vọng lại rền rền trên mặt sông. Tất cả những người trên thuyền cúi đầu im lặng. Trong góc nhà thuyền, Chinh ôm chiếc gối vào lòng kinh hoàng.

Đến gần nửa đêm chiếc thuyền mới quay trở lại bến Chùa. Ông Lư ngồi gục đầu trên mui thuyền, trông ông già đi hàng chục tuổi. Hai anh con trai im lặng chèo thuyền.

Buổi sáng hôm sau mọi người dậy rất sớm. Ở ngoài mui thuyền ông Lư vẫn ngồi đấy. Ông đã ngồi như thế suốt đêm qua. Bỗng cô con dâu chạy từ trong nhà thuyền ra.

-Bố! - Cô gấp gáp gọi ông và giúi vào tay ông một xếp giấy cũ nhàu.

- Cái gì thế này? - Ông hỏi và giơ những tờ giấy ra... Ông không biết chữ nhưng linh cảm thấy một điều không bình thường trong những tờ giấy.

- Cả đâu! - Ông gọi. Sỏi đang hút thuốc lào vội chạy ra - Mày đọc xem cái gì đây.

Sỏi cầm lấy những tờ giấy và đọc. Trước khi mẹ Sỏi mất, ông Lư vẫn gửi Sỏi đến học một trường làng cùng con một ông bạn thuyền làm nghề chở đò ngang.

-Thưa bố. Đây là thư của một đứa nào đấy gửi cho con Chinh. Chúng nó nói chuyện yêu đương. Nhưng con Chinh có biết chữ đâu nhỉ.

-Con Chinh đâu? Ra đây.

Ông lư gầm lên, từ trong nhà thuyền, Chinh vừa khóc vừa chui ra. Cô đã nghe thấy câu chuyện vừa rồi.

- Đứa nào? Của đứa nào? - Ông gầm lên và giúi nắm giấy vào mặt cô. Cô khóc nấc lên.

- Của... của anh ấy. Con xin bố. Con lạy bố!

Ông Lư giáng một cái tát vào mặt cô. Chinh ngã vật xuống sàn thuyền. Cô chống tay ngồi dậy khóc nức nở. Cô chắp tay lạy ông.

-Con xin bố. Con lạy bố. Con và anh ấy yêu nhau.

-Trời ơi! Ông Lư kêu lên - Thế là nó đã lên bờ rồi. Nó đã đạp lên lời nguyền của ta. Nó giết chết cả gia đình này rồi!

Ông túm lấy mái tóc dài của cô, giúi đầu cô xuống sàn thuyền và vung rìu chặt đứt mái tóc. Ông nắm phần tóc bị đứt ném xuống sông. Một cơn gió ở đâu ào đến. Gió cuốn mái tóc lên không. Mái tóc bay rối bời, quằn quại.

- Đánh tuốt xương nó ra - Ông nói và rút chiếc cần câu trên mái liếp của nhà thuyền quất vào cô vun vút. Chinh vòng tay ôm lấy bụng. Người cô giật lên từng cơn. Một lúc sau ông dừng lại, túm lấy áo cô giật mạnh. Chiếc áo rách chỉ còn lại hai đoạn vạt áo.

- Tao sẽ lột hết quần áo và vứt mày lên bờ...

Ông nói đến đó bỗng dừng lại, mắt mở tròn. Những người trong gia đình cô cũng chững người lại nhìn cô. Trước mắt họ cô đang ngồi khóc không thành tiếng, mái tóc dứt nham nhở dính bết vào lưng cô đầy máu. Đôi vú cô hơi sệ xuống, núm vú thâm lại, chiếc bụng chửa đã năm tháng của cô bây giờ bỗng to hẳn lên, hổn hển thở.

-Nó có chửa. Nó có chửa, bố ơi!

Sỏi thảng thốt kêu lên. Đôi mắt ông Lư đờ đẫn. Chân tay ông run lên như bị bệnh thần kinh.

-Thảo nào... - Cô con dâu chặt lưỡi - Đúng là con của ma của quỷ nên nhìn đẹp đến lạnh cả người.

Đúng lúc đó Thao bám mạn thuyền nhảy lên. Anh chạy lại ôm lấy Chinh.

-Anh ơi! - Cô nấc lên.

- Các người không được làm thế. Các người thật dã man - Thao rít lên, lòng anh đầy đau đớn và uất hận. Ở sân nhà, anh đã nghe thấy tiếng kêu gào, khóc lóc của Chinh. Anh chạy xuống bến và nhận thấy ông Lư đang đánh Chinh trên thuyền. Anh không kịp cởi quần áo dài, cứ thế bơi đến nơi con thuyền đậu.

- Mày, chính là mày - Ông Lư bước lại trước Thao - Mày đã hại đời nó. Tao sẽ giết mày. Tao phải giết mày.

- Chính ông đã giết chết cuộc đời cô ta. Ông đã chôn vùi bà mẹ dưới đáy sông lạnh lẽo tối tăm, ông đã chôn vùi cuộc đời con cái ông trên chiếc thuyền này.

- Trời! Ngôi mộ... ngôi mộ. Ở đâu ? Mày, mày... ngôi mộ.

- Đúng. Chính tôi đã đưa ngôi mộ bà mẹ lên bờ. Con gái của ông đã nhờ tôi. Cô ta đã làm đúng lương tâm và lòng hiếu thảo của một người con. Chính ông và gia đình này phải cảm ơn cô ấy. Bây giờ ông chỉ biết quyền lực của ông. Chỉ vài năm nữa ông chết đi. Nhưng ông đã và đang đày ải những người khác sống một cuộc đời tối tăm vô nghĩa. Bây giờ ông phải cho cô ấy lên bờ.

Anh cúi xuống nhìn xót xa tấm lưng cô, lưng Chinh bầm tím và ứa máu. Rồi anh ngẩng nhìn mọi người nói:

-Áo đâu? Đưa áo cho cô ấy mặc.

Cát lặng lẽ đi vào nhà thuyền và mang ra một chiếc áo đưa cho anh. Anh mặc áo cho cô và đỡ cô vào nhà thuyền. Một lúc sau anh bước ra nhìn ông Lư và nói:

- Ông phải cho cô ấy lên bờ và chính cả ông nữa. Tôi yêu cô ấy và tôi sẽ cưới cô ấy làm vợ.

-Mày là một con quỷ. Mày đã phá hại gia đình tao. Mày phải mang trả lại cho tao ngôi mộ.

-Nếu ông chấp nhận cho cô ấy lên bờ thì tôi sẽ chỉ cho ông biết ngôi mộ ấy ở đâu. Nhưng ông cũng không được đưa ngôi mộ ấy trở lại dòng sông. Bây giờ tôi về lấy thuốc cho cô ấy.

*

Khi Thao đi mua được thuốc cho Chinh trở về thì chiếc thuyền không còn trên bến Chùa nữa. Ông Lư đã cho chiếc thuyền nhổ neo ngay sau khi anh rời chiếc thuyền. Anh không biết con thuyền đi về hướng nào. Anh quyết định chạy theo hướng dòng sông chảy. Ông Lư biết trước chuyện đó. Ông căng buồm cho thuyền chạy ngược dòng. Ông ngồi giữ bánh lái. Còn Sỏi và Cát phải lên bờ để kéo phụ cho chiếc thuyền đi nhanh hơn. Mây đen bỗng cuồn cuộn đổ về. Mưa mùa hạ ập xuống như trút nước. Dòng sông rộng nên gió càng thổi mạnh. Thao vừa đi vừa thở trong mưa. Đất trời mù mịt. Trên dòng sông lác đác có những con thuyền cập vào hai bờ tránh bão. Cứ thấy bóng một con thuyền Thao lại cất tiếng gọi. Nhưng chỉ thấy gió bão trả lời anh. Anh rét run lên rồi trong ngực như có một ngọn lửa. Ngọn lửa đốt nóng rát lồng ngực. Ngọn lửa chui qua cổ anh lên mũi, lên mồm. Thao phải quay về nhà. Anh không đủ sức đi tiếp. Vừa về đến nhà thì cơn sốt lên đến lúc cao nhất. Anh cố gắng thay quần áo và nằm vật ra giường. Bà mẹ hốt hoảng đắp chăn cho anh và đi rang cám đánh giá cho anh. Mọi người vội vã đưa anh đi bệnh viện. Mỗi khi tỉnh lại anh lại hỏi:

-Thuyền về chưa ?

Không ai hiểu câu anh hỏi. Mọi người nhìn anh lo lắng. Còn anh cứ mỗi khi nhắm mắt thiếp đi lại thấy chiếc thuyền, thấy dòng sông và Chinh bơi đến bên anh. Bỗng Chinh dừng bơi, ôm chặt lấy anh kêu lên khe khẽ. Gương mặt cô vừa đau đớn vừa hạnh phúc. Cô mỉm cười và trán đẫm mồ hôi. Rồi anh nghe tiếng trẻ kóc. Tiếng khóc âm vang náo nức cả dòng sông. Anh bế đứa bé nâng lên khỏi mặt nước. Nhưng rồi đôi tay anh nhẹ bẫng. Anh giật mình, đôi mắt dài dại mở ra nhìn mọi người, môi anh thì thào:

-Thuyền đã về chưa ?

Khi cơn sốt chưa kịp khỏi hẳn, anh quyết định đi tìm Chinh. Anh nói với bà mẹ rằng có lẽ hai tuần tới anh không về nhà. Anh phải đọc một số sách cho năm học mới. Anh lấy xe đạp và bắt đầu cuộc hành trình dọc sông Đáy nhưng suốt một tuần đầu anh không được một tin gì về Chinh. Anh la cà ở những nơi thuyền tụ tập đông đúc. Anh kể cho những người làm nghề sông nước về gia đình cô. Có người nói họ nhìn thấy chiếc thuyền đó qua nơi họ đã ở mấy hôm trước. Ở trên mui thuyền có một cô gái hai tay bị trói vào cọc. Có người lại kể rằng họ thấy một thuyền câu nhỏ cứ quay tròn trôi theo làn nước, trong thuyền có một đứa bé mới đẻ. Một đôi vợ chồng già không có con đã đón đứa bé ấy về nuôi. Rồi lại có người nói rằng họ nghe đồn có một người đàn bà chết trôi, trên bụng có một đứa bé mắt tròn như mắt cá. Đứa bé ấy nhìn vào bờ cứ cười ba tiếng lại khóc ba tiếng... Thao cứ đi mãi theo những lời đồn đại như chuyện cổ tích của những người dân chài cho đến khi ra đến biển. Biền tít tắp không bờ không bến và rền rĩ tiếng sóng.

Cho đến một buổi sáng Thao dậy sớm. Suốt cả bãi sông làng anh rực vàng hoa cải. Những bông hoa cải nhỏ nhắn, mềm mại, ấp áp đung đưa trong gió. Thao bỗng thấy trái tim rung lên đập hối hả. Anh chạy ùa xuống bến. Bỗng anh quỳ xuống bên luống cải. Trước mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm những cánh hoa mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn.

 

 

КОВЕР ЦВЕТУЩЕГО РАПСА НА РЕЧНЫХ БЕРЕГАХ

-         Нгуен Куанг Тхиеу -

 

Опустилась ночь. Посреди реки на якоре покачивался сампан. Разведенный на его носу для приготовления ужина огонь мягким светом отражался на водной глади. Никто из живущих близ пристани Тюа не знал, откуда приплыла сюда эта лодка. Появилась она здесь больше месяца назад. Изо дня в день семья, живущая на лодке, поднимала со дна реки песок и продавала его жителям прибрежных городков, в которых начался строительный бум. По соседству – рыболовецкие суденышки и джонки, перевозившие разный товар. В течение всего этого месяца никто не видел, чтобы хоть кто-то с этого сампана ступил на землю. Когда он причаливал к берегу, с борта перекидывалась доска, и по ней члены этой лодочной семьи вприпрыжку переносили на голове огромные корзины с песком. Дойдя до упиравшегося в берег конца доски, они останавливались и, не сходя на землю,  высыпали из корзины песок прямо к ногам покупателей.

Хозяином «песочной» лодки был пожилой мужчина, лет за шестьдесят. Его длинные волосы были собраны в пучок на макушке. Борода отросла до самой груди, натруженные мышцы которой казались крепкими как камень. Накаченные плечи были натерты до красноты и ссадин.  Такой обычно бывает шея буйвола, на котором вспахали не одно поле. Тело у него было твердым, словно весь он был высечен из гранита. А вот глаза никак не вязались с этим могучим образом. В них читались печаль и озабоченность, будто только что он что-то потерял. Лы (так его звали) обычно молча сидел на деревянном настиле на носу лодки. Рядом с ним – большая высушенная тыква-горлянка, наполненная самогоном. Этот самогон он гнал сам, а потом настаивал на сыти, зрелые клубни которой  имеют черный цвет с глянцевым блеском, как рога буйвола. Перед ним всегда стояли тарелка жареной речной рыбы и корзина речных ракушек, сваренных с высушенным имбирем. Каждый вечер он сидел вот так допоздна и пил самогон, а к еде даже не притрагивался. Только если вдруг ночью случался сильный дождь, он укрывался в жилом отсеке лодки.

- Старшой мой, ты где? – негромко позвал Лы низким грудным голосом, который не разлетелся по реке, а будто большой камень упал в воду и тут же пошел ко дну.

- Что такое, отец? – из жилого отсека высунулся сорокалетний мужчина.

-  Завтра отдыхаем. А на закате поплывем в Байиен. Вели своей жене собрать все, что нужно. – Все это старик проговорил, не шелохнувшись. Глаза его были широко открыты, взгляд устремлен вдаль. На следующий день вся семья поплыла в Байиен. Туда, где река широко разливается и мирно течет меж горных вершин. На дне этого участка реки – место упокоения многострадальной жены старика Лы. Прошло уже двенадцать лет, как ее не стало. За это время в жизни вдовца случилось столько событий, сколько речной воды утекло в море.  Жена его померла летом, которое для многих  стало годиной болезней и нужды. Тогда, плывя по реке,  Лы каждый день то с того, то с другого берега слышал траурные звуки трубы. А сквозь пожелтевшие, чахлые листья бамбуковых зарослей мелькали покачивающиеся от легкого ветерка траурные полотнища. А потом и его жена стала очередной жертвой того страшного лета. На попечении вдовца осталось трое детей. Самой младшей была дочка, ей  в то время было всего четыре годика.  Три дня провел убитый горем отец семейства на носу лодки перед телом жены. Двое его сыновей сидели на веслах и одновременно утешали сестренку, которая обессилила от непрерывного плача. Лодка причаливала то к одной, то к другой деревне по обеим берегам реки, и несчастный Лы обращался к их жителям с просьбой позволить похоронить у них свою жену. Но везде ему отказывали. Не просто отказывали, а прогоняли всю его семью, словно это была нечистая сила, которая сеет вокруг себя смерть.  Прибрежные жители боялись, что на их деревни обрушится страшный мор. Глава семьи уже не знал, куда плыть. Он родился на этой лодке. Вся его жизнь была связана с ней и с рекой, на берегу у него не было ни клочка родной земли. На третий день после смерти жены он не выдержал, обхватил холодное тело и зарыдал. А тем временем течение плавно несло в неведомую даль это суденышко, на носу которого печально мерцал зажженный фитиль. В конце концов, оставалась река, готовая принять в свое лоно осколки еще одной разбившейся судьбы. Да, именно на дне реки, на самом широком и спокойном ее участке, Лы похоронил свою жену. Вместе с сыновьями при помощи большого металлического черпака, которым обычно добывают песок, он вырыл  яму на дне реки, это и стало местом упокоения умершей.  Потом они привезли целую лодку гранитных камней и засыпали место погребения. Никакое течение теперь не могло размыть такую подводную могилу. Той же ночью вдовец распустил волосы и зажег ароматные палочки в знак благодарности речному духу, а также вылил из большой тыквы-горлянки   в реку весь самогон. Тогда же он дал клятву: никогда никто из его семьи не ступит на берег. Теперь они всегда будут вести жизнь на воде. Отец неустанно твердил своим детям, что если они коснутся ногою земли, то в их груди забьется сердце черта, а сами они превратятся в диких зверей. Каждый год в день поминовения жены вся семья отдыхала, пусть даже и было много дел. Глава семьи заранее приобретал все необходимое для жертвоприношений. И когда солнце скрывалось за горами, он вместе с детьми на лодке отправлялся в Байиен. Вдовец распускал волосы и надевал рубашку. Это был редкий день в году, когда он был в рубашке. Надевал он ее еще только в холодные и сырые зимние дни.   После того, как на месте упокоения жены были совершены все обряды, старик Лы вместе с сыновьями нырял на дно реки и подправлял подводную могилу.

Через несколько лет после смерти матери женился старший сын. Его женой стала дочь лодочника-приятеля старика Лы. Накануне свадьбы отец велел младшему сыну пригласить на предстоящие торжества всех друзей-лодочников. В течение нескольких дней с утра до вечера молодой парень плавал на небольшом бамбуковом челноке по реке с этой приятной миссией. Свадьбу справили в Байиене. Несколько десятков лодок разных конструкций соединили вместе, и получился огромный плот, который и стал местом празднества. Только ночью, когда серп луны появился над горизонтом,  лодка старика Лы вернулась из Байиена на пристань Тюа.  

- Отец! – раздался за спиной Лы робкий голос дочери. Она села рядом с ним и обхватила его руку. – Отец, перенеси маму на берег. Не надо, чтобы она вечно лежала под водой. 

Сколько раз уже дочь умоляла его об этом! Но он всегда отвечал ей суровым, недовольным взглядом. При этом его глаза наливались кровью.

- Никто в нашей семье не  имеет права говорить об этом! – как зверь заревел он. – Никто из вас не смеет нарушить нашу клятву! 

Однако на следующий день он почувствовал, что у него ноет сердце, а на душе камень. Старик видел, как страдает его единственная дочь. Тьинь (так ее звали) родилась на лодке посреди этой реки. После того, как дочь появилась на свет, отец сам перерезал ей пуповину, окунул новорожденную в воды реки и прочитал над ней молитву.  Тьинь росла здоровым, ласковым ребенком. Голос у нее был звонкий, словно журчанье воды. Тьинь была летним ребенком, наверное, поэтому с удовольствием плескалась в реке. Когда она плавала, можно было засмотреться: ни дать ни взять красавица-русалка из сказки. Иногда за ней следовала стая рыб, чешуя которых мигающими огоньками сверкала в лунном свете. Время от времени Тьинь останавливалась в своем движении по воде, обхватывала колени руками, и ее упругое девичье тело, будто капля ртути, медленно опускалось на дно реки. Через несколько секунд над водой неожиданно появлялась ее голова, дочь звала отца и громко хохотала. Сидя на носу лодки, старик Лы смотрел на свою любимицу, и ему казалось, что он сам сейчас очень молод. Это было так удивительно! Он  не беспокоился, когда его дочь ныряла в воду, даже тогда, когда была большая волна.  Но он бы испытывал страх за нее, если бы она оказалась на берегу.

А у нее было страстное желание ступить на сушу. Еще когда мама была жива, Тьинь вместе с ней часто высаживалась на берег, и они шли на рынок или отправлялись вдоль реки собирать сухие ветки в зарослях личжи и гуавы. Когда мамы не стало, ни она, ни ее братья не осмеливались ступать на берег. И так уже продолжалось более десяти лет. Жизнь молодой девушки проходила исключительно на лодке и в водах реки. А ей так хотелось походить по мягкому, словно бархат, песчаному берегу. Она мечтала полежать на сочной зеленой траве, которая ковром расстилалась вдоль дамбы.  Часто по ночам Тьинь подплывала к берегу, и от шелеста кукурузных листьев, от сладкого аромата кукурузных початков, от дурманящего запаха молодой травы ее охватывало волнение, сердце начинало учащенно биться. Но заслышав призывный звук колотушки в руках отца, она тут же возвращалась и втихомолку залезала на лодку.  Однажды Тьинь увидела проплывающий мимо лодки труп человека. Все лицо несчастного было в ссадинах, гниющие раны источали невыносимое зловоние. Девушка прижалась к отцу и дрожащим голосом проговорила: «О боже! Кто его так, отец? Вытащи его на берег!» «Там на земле люди убивают друг друга», -  без всяких эмоций ответил старик Лы и втолкнул дочь в жилой отсек лодки. В тот день он никому не позволил коснуться воды: «Пусть за ночь вода унесет всю нечисть с суши. Не суйтесь в воду до завтрашнего утра».

Как-то Тьинь спросила Шоя, своего старшего брата: «Ты не хотел бы оказаться на берегу?» «Какого черта там делать! – проворчал Шой. – И здесь хорошо. Нечего нам якшаться с теми, кто на суше. Тут что хотим, то и делаем. Раньше, когда жил на берегу, я только и видел, как там с утра до вечера скандалят да ругаются».  «От тебя только и слышишь «раньше» да «раньше». А ты, Кат,  что скажешь?» - Тьинь повернулась лицом ко второму брату. Кат, который лежал, растянувшись, на дне лодки, отозвался: «Осточертело ужасно. Как в тюрьме».  «Ты что думаешь, на берегу - рай? Где тюрьма, так это там, даже куры с утками там в заточении!» - парировал Шой, глядя на Ката, который не смолчал: «Но та тюрьма хоть попросторнее будет, чем это корыто, в котором мы живем». «А кто, кто тебя заточил? Отец тебя заточил, или я, а может, Тьинь?» - повысил голос Шой. На это Кат, чеканя слова, ответил: «Никто посторонний нашу семью не заточал. Ограничивать людей - это просто идиотство». Он поднял кверху лицо, которое исказила недобрая улыбка. Потом, опершись на руки, встал и, покачиваясь, пошел вдоль лодки. Раздался смешок. «Боже ж ты мой! -  заорал Кат. – Один властолюбивый старикашка присвоил себе право повелевать всеми. Он сам себя заточил, заточил тебя и твою жену, заточил такого негодяя, как я, заточил даже свою дочь, красивую, но необразованную. Все мы срем и ссым в реку и при этом говорим, что вода в ней чистейшая. Берем эту воду, чтобы пить, чтобы готовить жратву!» «Заткнись, чурбан неотесанный! Если бы отец тебя сейчас слышал, он бы тебя прибил». «Говоришь, неотесанный чурбан? А разве меня кто-то чему-то учил, чтобы я пообтесался?!»

 Вечером вернулся старик Лы. Невестка украдкой рассказа ему о ссоре братьев. Посмотрев  в глаза Ката, он пригрозил: «На берег, что ли, хочешь? Ну что ж. Оттяпаю тебе ноги, выброшу тебя безногого на берег и посмотрю, сможешь ли до воды доползти, чтоб вернуться к нам, ведь все равно захочешь обратно». Старик взял в руки топор, приставил его острием к своей руке и с силой надавил. Потекла кровь. Он размазал лезвием кровь по руке, после чего воткнул топор в борт лодки. «Так что любуйся на этот топор. Он весь в моей крови. А завтра утром скажешь мне, хочется ли тебе на берег иль нет». После этого Как уже не решился проситься на сушу. Жизнь на лодке потекла по привычному руслу.

И вот вновь наступила весна. Тьинь исполнилось семнадцать лет. Однажды утром, едва проснувшись, она вышла из-под навеса к борту лодки, чтобы промыть рис. И  обомлела - не могла оторвать взгляд от берега: там вдоль реки словно кто-то разостлал ярко-желтый ковер. Этот волнующий теплый и мягкий цвет притягивал к себе взор. Это, обласканный только что растаявшей ночью, зацвел рапс. Всякий раз, когда по берегу пробегал ветерок, весь этот цветочный ковер начинал колыхаться, напоминая рябь на водной глади. «Красота!» - восхитилась про себя Тьинь. Корзина с рисом выскользнула у нее из рук, и течение быстро понесло ее прочь от лодки. Весь тот день Тьинь только и думала об этом желто-цветочном пейзаже. Ее охватило какое-то необъяснимое влечение, что-то томило душу. Это и понятно, ведь девушке было уже семнадцать лет… Нередко бывало, проснувшись среди ночи,  она не могла отделаться от ощущения, что что-то неуловимое постоянно присутствует где-то рядом с ней. Нет, это не голос бурлящей в ночи реки, не потрескивание костра, не доносящийся с берега аромат спелой айвы, не трели зябликов, прячущихся в зарослях диких ананасов вдоль дамбы. Это то, отчего вдруг замирает рука, скользившая с гребнем по волосам.   Это то, что вдруг появляется, потом неожиданно отдаляется, кажется, что исчезает, но всегда остается рядом.

Однажды после ужина Тьинь сказала отцу, что отправляется на рыбалку. Старик Лы не возражал, но наказал ей: «Возвращайся побыстрее, погода холодная». Девушка ловко отвязала круглую плетеную лодку и уплыла на ней. Но она не стала забрасывать в воду сеть, а направила свое суденышко к берегу. Привязав лодку к колышку, чтоб ее не унесло течением,   она пошла в сторону песчаного пляжа. Ночь была холодной. На небе сияла луна. Тьинь присела на корточки рядом с грядкой цветущего рапса. Снизу вверх осторожно провела руками по покрытым росой стеблям растений. От дуновения ветерка цветки заколыхались и нежно защекотали щеки девушки. Она задрожала всем телом. А цветы танцевали вокруг нее и что-то ей напевали. Тьинь подносила губы то к одному соцветию, то к другому. Вдруг послышался стук бамбуковой колотушки. Он доносился с лодки отца. То был условный сигнал, означавший призыв вернуться домой. Живущим на реке людям так  гораздо проще делать, чем пытаться докричаться друг до друга на больших расстояниях. Через минуту вновь зазвучала колотушка. Девушка засуетилась, и от резкого рывка ее руки несколько стеблей с цветками сломались. В третий раз стук колотушки был громким и частым. Тьинь поняла, что отец рассержен. Она обняла напоследок сломанные цветы и побежала к реке. Сев в свое суденышко, она постучала колотушкой в ответ и спешно поплыла к своей семейной лодке. «Где ты была, почему не отвечала мне?» «Я думала, ты зовешь старшего брата», - попыталась оправдаться Тьинь. Отец молчал и недоверчиво смотрел на дочь. Следующей ночью  девушка вновь нашла предлог, чтоб улизнуть от отца и оказаться на берегу. Она нарвала охапку цветов и взяла их с собой в лодку. Третье ночное появление Тьинь на суше не осталось незамеченным. Ее застал молодой мужчина. На вид ему было около тридцати лет. Одет он был в старую военную форму. Накануне его мать, которая имела привычку по утрам выходить на берег к реке, обнаружила, что кто-то оборвал цветы рапса на грядке, которую она подготовила под семена на следующий сезон. Она пожаловалась сыну, и он решил подстеречь того, кто набезобразничал на их грядке. Когда Тьинь, стоя на коленях перед разросшимся рапсом, ласкала желтые цветочки и нашептывала им нежные слова, над самым ее ухом вдруг раздался глухой мужской голос, в котором чувствовалось сильное раздражение. Она вздрогнула от испуга. Оставаясь стоять на коленях, подняла глаза кверху и увидела молодого  мужчину. От страха она вся задрожала. Тьинь не считала, что совершила что-то плохое. Но не испугаться она не могла: ведь перед ней в этой холодной лунной ночи оказался какой-то незнакомец.

- Ты кто? Что тут делаешь?

Выпалив эти вопросы, мужчина приблизился к Тьинь. Она в смущении вскочила на ноги. В этот момент легкие облака на небе рассеялись, и серебристая луна осветила лицо девушки. Теперь пришла очередь встрепенуться этому мужчине. «Невероятно красивая!» - восхитился он в душе. В честь чего появилась такая красавица в безмолвной ночи на берегу реки у этой глухой деревни? Ее кофта темного цвета сливалась с чернью ночи, на фоне которой от лунного света будто сияли изящные руки, тонкая шея, очаровательное лицо. Губы девушки были слегка сжаты, а глаза широко открыты. Мужчина встал как вкопанный. Бросив беглый взгляд на фигуру незнакомки, он сразу определил, что перед ним – сформировавшееся пылкое и нежное создание. А как волновалась ее вздымавшаяся при дыхании грудь! И этого не могли скрыть ни легкая вуаль лунного света, ни плотная ткань темной кофты девушки.  

- Откуда ты? – еле дыша проговорил мужчина. Оценив благородные черты его лица и приятный голос, Тьинь перестала испытывать страх. Она улыбнулась и посмотрела на водную гладь, ее взгляд устремился туда, где вдали мерцал свет керосиновой лампы. 

- А-а! - сразу сообразил мужчина. Еженедельно навещая мать, он всегда обращал внимание на эту груженную песком лодку, что стояла посреди реки на якоре рядом с его родной деревней. Поняв все, он тем не менее спросил:

- Ты живешь на той лодке?

Девушка кивнула головой.

- Ты любишь есть листья рапса?

Тьинь рассмеялась на этот вопрос. Ее смех взволновал собеседника. На миг ему показалось, что он бредит. 

- Так что же ты ищешь здесь? – растерянно пробормотал он. 

Тьинь ничего не ответила, а протянула к его лицу сорванные цветы. 

- Цветы рапса? Тебе нравятся цветы рапса? – удивился он. Девушка вновь кивнула головой.

- Мне пора возвращаться. Отец меня зовет!

Ее новый знакомый заволновался, что это прекрасное создание навсегда ускользнет от него. Он молча любовался ее, а потом бросился спешно рвать цветы рапса. Тьинь взяла из его рук букет, повернулась и направилась к лодке.

- Постой! – мужчина побежал за ней. – Как тебя зовут?

- Тьинь.

-  А меня Тхао. Мой дом вон там. Завтра приходи сюда. Тут мой участок с грядками рапса.

Тьинь улыбнулась, мотнула голой в знак согласия и пошла к берегу. Мужчина смотрел ей вслед. И только в тот момент он заметил, какие необыкновенно красивые у нее волосы. Он поднял лицо к небу. Наверняка от света луны  они стали такими волшебными.

Тхао не спал почти всю ночь. Утром он встал рано. Услышал, как мать, суетясь у плиты, роптала: «Ума не приложу, кто этой ночью опять на грядках с рапсом  озорничал». На губах Тхао заиграла счастливая улыбка. Он бегом спустился по тропинке на берег. Посреди реки мирно покачивалась лодка семьи Тьинь. Серый дымок от керосиновой лампы на ней медленно расползался  по поверхности воды и рассеивался словно туман. Тхао, стоя на берегу, с нетерпением ждал, но так и не увидел силуэта девушки на этой лодке. Лишь двое мужчин с чем-то возились на носу сампана. Может быть, ему просто привиделся сон. Или же действительно прошедшей ночью он встретил такую неземную девушку? Тхао долго стоял и ждал. В конце концов, он, понурый, пошел к месту вчерашней встречи. У грядок еще оставались их следы. Кругом желтели опавшие лепестки цветов рапса. Спустя несколько дней Тьинь вновь приплыла на бамбуковом суденышке к берегу. Они стояли друг против друга и, не отрываясь, смотрели друг другу в глаза. Их освещал слабый свет луны, проглядывающий сквозь перистые облака. Они еще ничего не знали друг о друге, но оба почувствовали, что какие-то невидимые, неосязаемые нити, словно паутина, начинали опутывать их.

- Мой отец наконец-то уплыл с приятелями, - чуть слышно проговорила Тьинь.

- Куда?

- К устью реки. По делам, на несколько дней.

- Этой ночью оставайся на берегу вместе со мной! Не надо тебе возвращаться на лодку.

- Прошлый раз я видела тебя с лодки. Но не осмелилась показаться тебе на глаза. Если бы ты заметил меня, то стал бы звать, тогда отец меня бы прибил.

- За что? – спросил Тхао и засмеялся.

- Правда–правда, - произнесла Тьинь и с печалью посмотрела на него. Потом взяла его за руку и повела к желтеющему островку цветов. Они сели между грядками рапса. Их горячее дыхание обжигало лица друг друга. Вокруг в лунном свете колыхались цветы рапса.

- Я люблю тебя! – Тхао вложил всю душу в эти слова. А Тьинь как ни в чем не бывало посмотрела на него, словно не поняла, что он сказал. Тогда он, приподнял ей лицо и, глядя в глаза, повторил:

- Я люблю тебя!

Она вновь никак не отреагировала.  Казалось, она дремала. Тхао наклонился к лицу девушки, которое нежно держал в своих ладонях, и поцеловал. Он почувствовал, как дрожь пробежала по ее телу. Ее губы слегка сжались. Тьинь не знала еще, что такое любовь. Но она ощутила, как что-то напряглось у нее внутри. Ее бросило в жар. Ей казалось, что ее окутывает облако тепла. И это тепло было так похоже на то, которое когда-то дарила ей мама. Она вдруг вскочила на ноги. Тхао поднялся за ней. Неожиданно Тьинь прижалась к нему и разрыдалась. Мгновение спустя она подняла кверху голову и, глядя ему в лицо, спросила:

-  Ты живешь и трудишься на земле, да?

- Прежде я был солдатом, - ответил Тхао, не очень поняв вопрос.

… С каждым днем на улице становилось всё теплее. Всё больше облетало лепестков с цветов рапса. И вот настал день, когда осталось лишь несколько цветочков, да один нераскрывшийся бутон. Этот неприглядный вид покоробил Тхао. Он внушил себе, что как только опадет последний лепесток, из его жизни навсегда исчезнет Тьинь.

- Ты должна остаться здесь, со мной. Ты будешь жить в доме моей матери. Тебе не надо никуда уходить. 

На это Тинь отрицательно покачала головой. Тхао вытащил из своего кармана лист бумаги и протянул ей:

- Я переписал для тебя вот эти стихи. Ты читала стихи Тагора?

- Я не умею читать.

- Как так? Это правда? – удивился Тхао, и сердце его наполнилось жалостью.  Он помог Тьинь сесть и прижал ее к своей груди. 

- Я буду тебя учить. Я тоже сейчас хожу учиться. Я во всем буду тебе помогать, только попроси!

Тьинь устроилась поудобнее и начала рассказывать Тхао историю своей семьи. А завершив рассказ, она повернулась к нему лицом и проговорила: 

- Я хочу попросить тебя об одном деле. Я хочу, чтобы моя мамочка была перенесена на берег. 

- На берег! Конечно же! Мы перенесем ее на берег. Мы сделаем все, чтобы она нашла упокоение на берегу этой реки. Я посажу на могиле и вокруг нее много цветов рапса. 

Тинь радостно затрясла головой, лицо расплылось в широкой улыбке.

Уже где-то около года семья старика Лы жила на реке близ деревни Тюа. Иногда она куда-то уплывала на несколько дней, но непременно возвращалась. И вот вновь наступило лето. По ночам Тьинь с удовольствием прыгала в воду и плавала. Рядом с ней всегда находился  Тхао. У него было сильное, хорошо сложенное тело. Это было результатом многолетних регулярных физических тренировок в войсках особого назначения. После демобилизации он поступил в институт иностранных языков на факультет английского. По ночам он и она, как две волшебные рыбки, плескались рядом друг с другом в спокойных водах реки. Ее тихое течение незаметно вливало в их будущую жизнь и счастье, и горе, о чем они еще и не догадывались. Однажды, плавая вместе с Тхао, Тьинь ощутила головокружение. Она обхватила своего спутника за плечи и долго не могла перевести дух. Река словно затаила дыхание. Молча прислушивалась к звукам, вырывавшимся из груди девушки. А поняв, в чем дело, зашумела, передавая от волны к волне по всему водному царству радостную весть о священной тайне женского счастья. Вокруг Тхао и Тьинь рыбешки, выпрыгивая из воды, устроили настоящее иллюминированное шоу: от сверкающей  чешуи создавалось впечатление, будто яркие кусочки луны разлетались по водной глади. 

Как обычно, в день поминовения жены старик Лы отложил дела, и вся его семья снялась с якоря и направлялась в Байиен.  Тем временем Тхао взял на себя заботу, связанную с ритуалом зажжения ароматных палочек на могиле матери Тьинь.  Несколько месяцев назад он тайно перевез ее останки на берег и перезахоронил прямо в саду своего дома. В Байиене после совершения всех положенных поминальных обрядов старик Лы велел Шою нырнуть на дно реки, чтобы проверить, все ли в порядке с могилой. Минуту спустя забулькали пузыри, и Шой  вынырнул с криком ужаса: «Могила разрушена! Кто-то ее раскурочил!» Эти слова, словно огонь, обожгли старика Лы. Он бросился в воду и, набрав в легкие побольше воздуха, опустился на дно. Надгробный гранитный камень был опрокинут. Вдовец понимал, что течение реки не могло такое натворить, это - дело рук человека. Но кто именно это сделал? От этого вопроса у него вскипала кровь. Кроме членов семьи, никто не знал об этой могиле. Глава семьи залез на лодку и приказал: «Берите черпаки, будем рыть!» Все начали копать песок на месте могилы. Прошло полчаса, а обнаружить останки так и не удалось. Обессилевший, старик Лы еле вскарабкался на лодку. Едва держась на ногах, он вошел в жилой отсек, схватил тыкву-горлянку с самогоном и, задрав голову, осушил ее.

- Кто? – выл обезумевший от горя и крепкого спиртного вдовец. – Кто-о-о-о-о?

Его глухой рев ударялся о берег и эхом разносился по водной глади реки. Все остальные, кто был на борту, молча сидели, понурив голову. Тьинь, трепеща от страха, забилась в угол жилого отсека. Она съежилась в маленький комочек, обхватив руками колени.    

Только ближе к полуночи лодка вернулась к деревне Тюа. Старик Лы, уронив голову на грудь, сидел на носу сампана. Он выглядел постаревшим сразу на много лет. Братья налегали на весла. За все время пути они не проронили ни слова.  

На следующий день все проснулись очень рано. Старик Лы все так же сидел на носу лодки. Там он провел всю ночь. Внезапно из жилой части сампана выскочила сноха.

- Отец! – призывно крикнула она и сунула в руку свекра скомканные листы бумаги.

- Что это еще такое? – спросил он, разворачивая эти листы. Он был неграмотным, поэтому не мог прочесть, что там написано. Но он интуитивно почувствовал, что эта бумага таит в себе что-то необычное.    

- Старшой, ты где? – позвал Лы старшего сына. Шой, который курил сигарету, тут же бросил ее и устремился на зов отца. – Ну-ка, прочти, что там такое.

Шой взял листы и пробежал глазами написанный на них текст. Читать он умел. Еще когда мать была жива, по решению отца его определили на учебу в деревенскую школу. Туда он ходил вместе с сыном отцовского приятеля, который перевозил людей на лодке с одного берега реки на другой.

- Отец! Это записка для нашей Тьинь от какого-то типа.  Да тут всякие шуры-муры… Но разве Тьинь умеет читать?

- Тьинь, ты где? Иди сюда, - зарычал старик Лы.

Тьинь, вся в слезах, вылезла из своего укрытия в кормовой части лодки. Она слышала весь разговор.

- Чьё это? От кого это? – орал старик, тыча листы бумаги в лицо девушки. Тьинь зарыдала еще громче.

- От… от него. Я прошу тебя, отец. Я умоляю тебя…

Старик Лы со всего размаха влепил ей пощечину. Тьинь упала на настил лодки. Опершись на руки, она приподнялась и села. Она плакала навзрыд. Сложив  руки перед грудью, девушка стала кланяться отцу:

- Я прошу тебя, отец. Я умоляю тебя. Я и он, мы любим друг друга.

- Боже ж ты мой! – как резаный закричал Лы. – Так значит, ты была на берегу. Ты нарушила нашу клятву. Ты погубила всю нашу семью!

Глава семейства схватил дочь за волосы, прижал ее голову к деревянному настилу и рубанул оказавшимся под рукой топором по собранным в длинный хвост волосам. Оттяпанные волосы он швырнул в реку. В этот миг, неизвестно откуда, налетел порыв ветра и подхватил брошенные волосы. Они, путаясь и извиваясь, разлетелись над рекой. 

- Я сдеру  с нее кожу, переломаю ей кости! – угрожающе пообещал отец. Он стащил с плетенного из бамбука навеса удилище и принялся хлестать им Тьинь. Она старалась прикрывать руками свой живот. Ее тело содрогалось от каждого удара. Несколько минут спустя старик Лы отбросил удилище и вцепился руками в кофту насмерть перепуганной дочери. Ткань затрещала, и кофта разорвалась на две части. 

- Я раздену тебя догола и в таком виде выброшу на берег…

На этих словах он осекся, опустил руки и, вытаращив глаза, уставился на Тьинь. Все другие члены семьи тоже застыли на месте и, не отрывая взгляда, смотрели на несчастную родственницу.  А та сидела и еле слышно всхлипывала. Дыхание сбилось. Неровно отрезанные волосы прилипли к спине, по которой струилась кровь. Ее груди немного набухли, соски потемнели, и совершенно явно был виден живот, глядя на который можно было предположить, что Тьинь была на пятом месяце беременности. 

- Она брюхатая! Отец, она брюхатая! – растерянно прокричал Шой. Взгляд старика Лы был стеклянным. Его руки и ноги дрожали, как у нервно больного человека. 

- Так вот почему…. – начала было невестка, но осеклась на полуслове. – У нее под сердцем дитя от черта, то-то она так прекрасна, что, когда смотришь на нее, аж по телу мурашки бегут.

В это самое время за борт лодки схватился руками Тхао, секунда – и он вылез из воды на настил. Он ринулся к Тьинь и обнял ее.

- Это ты! – с удивлением воскликнула девушка.

- Что вы делаете? Вы просто звери! – не сдержался Тхао. Сердце его разрывалось от боли и обиды за Тьинь. Находясь во дворе своего дома, он услышал крики и плач своей любимой девушки. Бегом он спустился к пристани и увидел, как на лодке старик Лы колотит Тьинь. Тхао даже не стал сбрасывать с себя одежду,  прыгнул в воду и поплыл спасать ее. 

- Ты. Так это ты! – шагнул в сторону молодого мужчины старик Лы. – Ты сломал ей жизнь. Я уничтожу тебя! Я должен тебя убить!

- Это вы разрушили ее жизнь. Вы закопали ее мать на дне холодной темной реки. Это по вашей воле эта лодка превращается в могилу для ваших детей. 

- Боже! Могила… Где могила? Ты, ты …. Могилу..

- Да, это я перенес могилу матери Тьинь на берег. По просьбе вашей дочери. Так велит разум. Так на ее месте поступил бы всякий, кто почитает своих родителей.  Вы и вся семья должны быть ей благодарны за это. Вас заботит только собственная власть. Но ведь еще несколько лет – и вы умрете. А вы терзаете близких вам людей, жизнь которых превратилась в ад,  в бессмыслицу. Теперь вы должны отпустить дочь на берег. 

Тхао бросил страдальческий взгляд на лилово-бордовую спину Тьинь, на которой начала запекаться кровь. Потом перевел взгляд на окружающих:

- Где одежда? Дайте ей кофту.

Младший брат Кат, не привлекая внимания других, удалился и через минуту  принес одежду, которую отдал Тхао. Тот набросил кофту на Тьинь и помог ей дойти до постели. Вернувшись, он пристально посмотрел на старика Лы и потребовал:

- Вы должны отпустить дочь на берег. Да и вам самому хватит уже жить на воде. Я люблю Тьинь и женюсь на ней.

- Ты просто дьявол. Ты разрушил мою семью. Верни мне могилу жены!

- Я покажу, где могила, но только в том случае, если вы согласитесь отпустить вашу дочь на берег. И откажетесь от мысли перенести могилу на дно реки. Сейчас же я ухожу за лекарством для Тьинь.

*

Вернувшись на пристань Тюа с лекарством для Тьинь, Тхао не увидел заветной лодки. Старик Лы велел сняться с якоря сразу, как только «жених» покинул сампан. Тхао даже предположить не мог, куда уплыла лодка. Он решил следовать по течению реки. Старик Лы словно знал, что именно так и поступит соблазнитель его дочери. Поэтому он распорядился поднять паруса и плыть против течения. Глава семейства сидел за рулевым колесом, а Шой и Кат шли по воде вдоль берега и тащили лодку за трос, чтобы как можно быстрее удалиться от злосчастного места. Вдруг на небе набежали свинцовые тучи.  Хлынул летний дождь. Лило как из ведра. Река разлилась. Ветер усилился. Ливень не остановил Тхао. Он продолжал бежать, еле переводя дыхание. Почти ничего не было видно вокруг. Волны сильно бились о борт суденышек, которые прибились к берегу в надежде спастись от  налетевшего тайфуна. Когда Тхао удавалось различить силуэт лодки, он начинал громко звать Тьинь. Но в ответ слышал лишь завывание ветра. Он почувствовал сильный озноб, а потом в груди стало жечь будто огнем. Этот огонь обжигал горло, доставал до носа и рта. У него больше не было сил идти дальше. Тхао пришлось вернуться домой. Когда он оказался в стенах родного дома, у него был сильный жар. Он еле переоделся и рухнул на кровать. Перепуганная мать укутала сына одеялом и  отправилась жарить рисовые отруби, чтобы сделать согревающий массаж. По настоянию соседей, Тхао срочно отправили в больницу. Всякий раз, как только он приходил в сознание, непременно спрашивал:

- Лодка вернулась?

Никто не понимал этого его вопроса. Все очень волновались за больного. А Тхао, как только закрывал глаза, начинал бредить: будто он продолжает бежать вдоль реки, вот видит лодку, среди волн замечает Тьинь, которая плывет к нему… Вдруг она останавливается… Крепко обнимает его, из ее груди вырываются глухие стоны. Ее взгляд полон боли и одновременно счастья. Она улыбается. На лбу выступают капельки пота. И раздается детский плач. Этот плач разносится по всей реке. Он берет ребенка на руки, высоко поднимает его над поверхностью воды. Но вдруг он чувствует, что руки пусты. Он вздрагивает. Открывает глаза, отупевшим взглядом смотрит на окружающих, и его губы шепчут:

- Лодка вернулась? 

Температура у Тхао еще окончательно не спала, а он решил вновь отправиться на поиски Тьинь. Матери он сказал, что, возможно, не появится дома недели две. Объяснил это тем, что ему якобы надо подготовиться к новому учебному году. Он сел на велосипед и поехал вдоль реки Дай. В течение первых нескольких дней ему так и не удалось что-либо узнать о Тьинь. Он бродил, как правило, там, где  было наибольшее скопление лодок. Он рассказывал местным жителям о семье своей любимой девушки. Нашлись те, кто уверял, что несколько дней назад видели, как лодка этого семейства проплыла мимо них. На носу лодки к столбу была привязана девушка. Другие рассказывали, что им на пути попалась небольшая рыбацкая лодка, которую, крутя, несло течение реки. В ней лежал только что родившийся мальчик. Якобы какая-то супружеская пара, у которой не было своих детей, взяла его на воспитание. Были и те, кто слышал историю о том, как по реке плыл труп женщины, а на животе у нее лежал малыш с выпученными, как у рыбы, глазами. Он был развит не по годам… А Тхао все шел и шел, собирая разные небылицы от рыбаков, больше похожие на сказки, пока не уперся в бескрайнее море, которое встретило его рокотом волн.

Однажды Тхао проснулся раньше обычного. Весь речной берег у его деревни этим утром покрылся желтыми цветами рапса. Маленькие, нежные соцветия льнули друг к другу от легкого дуновения ветерка. Тхао почувствовал, как учащенно забилось его сердце. Он кинулся бежать к реке. Там он опустился на колени перед грядкой рапса, и его взгляд вперился в это желтое бархатное покрывало, от которого по песку в сторону пристани  тянулись маленькие изящные следы босых ног…

 

Нгуен Куанг Тхиеу

Nguyễn Thị Kim Hiền (hiệu đính)
Theo hoinhavanvn