/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Những bài khác

ĐÔI ĐIỀU VỀ Ý & TỨ TRONG THƠ VIỆT

Trước tiên phải nói là bài viết của PĐN đã bộc bạch khá kỹ lưỡng về Ý & Tứ trong thơ cùng những phân tích (bình giảng, dẫn chứng) một số bài thơ quen biết, rất đáng trân trọng
Kính gửi : Nhà thơ  Phạm Đức Nhì

  ĐÔI ĐIỀU VỀ Ý & TỨ TRONG THƠ VIỆT
                     ----------
       Trước tiên phải nói là bài viết của PĐN đã bộc bạch khá kỹ lưỡng về Ý & Tứ trong thơ cùng những phân tích (bình giảng, dẫn chứng) một số bài thơ quen biết, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, đọc xong  NK tôi có cảm nghĩ : PĐN còn lăn tăn giữa Ý & Tứ thơ ?
  Theo thiển ý của NK thì một bài văn vần đủ tiêu chí gọi là THƠ thì phải hội đủ 7 chữ Ý+ TỨ + HÌNH+ TÌNH và TÌNH+ CẢNH SỰ. Nói đủ e dài dòng, xin chỉ nói về Ý & TỨ THƠ:
-Ý là nội dung câu thơ muốn nói gì ? TỨ: dùng ngôn ngữ để diễn tả Ý.
Và " TỨ THƠ chỉ có ở trên lưng con Lừa trong gió tuyết ở cầu Bá kia...-Thi tứ tại Bá kiều tuyết trung
Lư từ thượng, thử xứ hà dĩ đắc chi ?" như Trịnh  Khế (Khải) thời xưa đã nói.Đó là cụ nổ Bigbang để hình thành ra vũ trụ- cái ý tưởng vụt trào ấy trong hồn tung ra TƯ THƠ. Cái TỨ là sự linh ứng- nghĩ ra, phát hiện một cái gì đó nó có thể khiến cho cái THẦN (tinh thần) của Nhà thơ cảm nhận THẤY được sự vật để viết ra những câu thơ (nội dung) mang tư tưởng và tình cảm của tác giả. Ý là do suy nghĩ mà ra.LỜI là do Ý mà đến. Nhà thi sĩ bậc thầy- ông Hoàng của thi ca nước đã từng dạy " TỨ là hình tượng thơ diễn đạt được một Ý trọn vẹn" , từ chỗ Ý sẽ đẻ ra TỨ, có TỨ tất có Ý, nhưng Ý chưa hẳn có TỨ. ví dụ : Ý là muốn nói đến sự say đắm si mê của chàng với nàng (đó mới là chung chung chưa rõ ràng), chỉ đến khi Thi sĩ thể hiện bằng hình tượng thơ cụ thể :
   Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em
                  (Lưu Trọng Lư)
thì đó đã là một TỨ THƠ độc đáo. Có Ý (ý tưởng) nhà thơ phải tìm tòi sáng tạo để dựng TỨ (như khung nhà,kiểu dáng nhà trong ý muốn xây nhà) để thể hiện được trọn vẹn của Ý, gợi lên những cảm hứng gây xúc động lòng người, tạo ra những mối liên tưởng rộng mở, có giá trị thẩm mỹ cao (biến cái mông lung chưa có hình thù gì trong trí não thành hình tượng thơ, cấp cho nó một khuôn khổ nhất định) Thi sĩ vắt nặn ra TỨ THƠ khác nào nghệ nhân vắt nặn ra đồ gốm sứ vậy ? Những câu thơ HAY thường đã mang trọn vẹn một TỨ THƠ :
   Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
   Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn 
                 (VLV)
   Tháng giêng ngúng nguẩy thẹn thò
   Bàn tay ủ ấm hai vò rượu tăm
                 (LĐC)
  Khi em đến gương trăng vừa lặn mất
  Em dịu hiền tươi mát một vầng trăng
                 (NK)
Có thể nói : đọc Thơ, về thực chất là ta đang thưởng thức một TỨ THƠ. TỨ trong toàn bài là hình tượng xuyên suốt cả bài thơ, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của bài thơ. TỨ THƠ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của Nhà thơ.
  Như vậy công việc quan trọng cốt lõi của mỗi người làm thơ là phải tìm cho được TỨ THƠ (lao tâm khổ tứ là thế)- nó tương tự như nhà Tiểu thuyết phải có "cốt truyện" vậy. Đầu đề bài thơ nhiều khi đã chứa đủ cái TỨ THƠ, trong đó, nói cách khác là : đầu đề thơ ôm trùm tứ thơ, khiến người đời đọc xong nhớ mãi, biến thành ấn tượng ăn sâu vào tâm hồn người đọc (Bóng cây KơNia, Núi đôi, Cuộc chia ly màu đỏ...)
    Tóm lại TỨ THƠ là đặc sản của tâm hồn Thi sĩ, mỗi người tạo ra cái riêng, cái cốt cách độc đáo của mình với một ngôn ngữ giọng điệu không giống ai. TỨ THƠ là rường cột kết cấu nên bài thơ, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc, nội dụng có tầm bao quát lớn, ý tại ngôn ngoại).
  Đấy là nói về "kỹ thuật làm thơ"...cái cốt tử lại là : Người làm thơ trước tiên phải có THI HỨNG (nói theo Max Jacob thì đó là trực giác, cái đó gọi là sự quyến rũ) .Khi nội tâm gặp cảnh sinh tình bật ra cái HỨNG ( sự khởi phát bột trào thành THƠ), trước thời điểm đó là "chút linh cầu mãi không về/ phân vân giấy trắng chưa nề mực đen" như Hổ Dzếnh đã tả, cái phút HỨNG chưa đến ấy được Tản ĐÀ ghi lại bằng hình ảnh " Đêm qua ra ra vào vào/ quẩn quanh chỉ tốn thuốc Lào vì Thơ".
    Chao ôi, Thơ là như vậy đấy ... Nhà thơ Phạm Đức Nhì  & các bạn thơ thân mến ạ !
  NK có đôi điều thiển nghĩ như vậy, có gì không phải xin được các Vị chỉ giáo.
  Hà Nội 24-2-2016
Kính bút : Nguyễn Khôi