/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Những bài khác

Đôi điều về thể thơ lục bát Việt Nam

Sức sống ấy có được là bởi sự uyển chuyển kì diệu của câu thơ 6-8, của điệu hồn dân tộc phảng phất trong từng tiếng Việt

Đôi điều về thể thơ lục bát Việt Nam



Một chỗ đứng của thơ thơ lục bát trong kho tàng thi ca dân tộc


Theo qui luật phát triển của thơ thì số lượng từ trong thơ tăng lên sẽ dẫn đến sự phối trí không chỉ đơn thuần về nhịp điệu âm tiết, mà còn có cả nhịp điệu về sự biểu hiện cảm xúc và tư duy. Ví như sự kết hợp thể 3 từ và 4 từ thành thể 7 từ; 4 từ và 4 từ thành 8 từ. Hình thức ổn định cao nhất trong thơ ca truyền thống của ta chính là thể lục bát và lục bát gián thất, trong đó lục bát được coi là thể cơ sở. Lục bát của ta khác hẳn lối thơ Trung Quốc về cách ngắt nhịp, gieo vần.  (có tác giả đã tách rời ngữ âm ra khỏi ngữ nghĩa và ngữ điệu).

Lục bát và lục bát gián thất phát triển đến mức độ hoàn chỉnh nhưng không có nghĩa là các thể đó nhất thiết không biến dạng nữa. Chúng ta không phủ nhận tính loại biệt của thơ ca và hình thức thơ ca. Những hình thức thơ ca như ở trên là gắn với cuộc sống và khi cuộc sống thay đổi, hình thức thơ ca không thể không thay đổi. Đó là quá trình: Nhạc tách khỏi vũ, rồi nhạc tách khỏi ca từ… Thể lục bát khi áp dụng vào sáng tác lời ca phải co giãn cho thích hợp. Đó là quá trình chuyển từ chỉnh thể ra biến thể. Nhưng vẫn phải giữ được cái cốt của thể hoàn chỉnh. Mặt khác số lượng từ thêm vào đó không được thay thế các vị trí từ trong thể hoàn chỉnh, cũng như không chịu ảnh hưởng của vần và nhịp trong hệ thống đó.

Thế kỉ XVI, trong Đào nguyên hành,  Phùng Khắc Khoan đã dùng hệ thống phổ biến với lối vần câu lục bắt xuống vần câu bát ở từ thứ 6, đồng thời dùng cả hệ thống đặc biệt: vần câu lục bắt xuống vần câu bát ở từ thứ 4:

Chẳng hạn:

Trâu bò, gà lợn dê ngan

Đầy lũ, đầy đàn thong thả khắp nơi

Theo sự tổ hợp tự nhiên thì câu bát theo hệ thống 4+4, thể tám từ lại là thể tổ hợp bắt vần ở từ thứ tư câu bát là thể cổ hơn bắt vần ở từ thứ 6 câu bát. Hệ thống 4+4 nói trên chỉ có trong những truyện thơ cổ như Tống chân, Lí Công…

 

Tiến trình phát triển của lục bát

Số câu không hạn định: Số lượng ít như 2 câu gọi là một cặp, nhiều từ 4 câu trở lên không hạn định. 14 từ này được coi là một đơn vị nhịp điệu. Niêm luật của thể lục bát được tính theo hệ thống sau: Hệ thống phổ biến: từ thứ 6 câu lục và từ thứ 6 câu bát                        

Thứ tự

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

-

Bằng

-

Trắc

-

Bằng

 

 

Bát

-

Bằng

-

Trắc

-

Bằng

-

Bằng

VD:  Đường dài ngựa chạy biệt tăm

                B           T         B

Người thươngnghĩa trăm năm vẫn về

           B           T           B        B

Niêm giữa câu Lục và câu Bát theo từng cặp, các từ thứ 4, thứ 6, thứ 8 nhất thiết phải theo bằng chắc cố định. riêng từ thứ 2 có thể linh hoạt:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

          B

Chẳng lịch cũng thể con người thượng kinh

          T

+ Hệ thống đặc biệt: có 2 điểm khác hệ thống trên

Vần trắc:

Tò  nuôi con nhện

      B      (B)*       (T)*

Ngày saulớnquện nhau đi

        B       T       (T)*       B

Vần lưng gieo ở từ thứ 4 câu Tám:

Núi cao chi lắm núi ơi

     B        T        B

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương

      B       (B)*         (T)*             B

Lưu ý: từ thứ 6 và thứ 8 trong câu phổ biến và từ thứ 4 và thứ 8 trong câu đặc biệt tuy cùng vần bằng nhưng khác thanh: thanh huyền và thanh không., Trong khí đó nhịp và đối lại có sự định hình. Đó là sự ngắt nhịp 2 rõ nét trong ca dao:       

Trời mưa ướt bụi / ướt bờ

Ướt cây / ướt lá / ai ngờ / ướt em.

Hay là sự ngắt nhịp 3 rõ nét:     

Chồng gì anh / vợ gì tôi

Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.

- Thường là cách ngắt nhịp xen kẽ, hỗn hợp:

Lòng vàng / che nải chuối xanh (2/4)

Tiếc cho loan phượng / đậu cành che khô (4/4)

(Câu lục: đối ý, không đối thanh; Câu bát: vừa đối ý, vừa đối thanh)

Gió đưa / cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn-Vũ /  canh gà Thọ Xương

Mịt mù / khói toả ngàn sương

Nhịp chầy Yên Thái, / mặt gương Tây Hồ.

(Câu bát: vừa đối ý, vừa đối thanh, nếu có đối ý thì nhất định có đối thanh, nếu có đối ý thì nhất định có đối thanh vì từ thứ 4 là trắc, thứ 8 là bằng, trừ trường hợp gieo vần ở từ thứ 4. Câu lục muốn đối cả thanh chuyển sang nhịp 3/3: Người quốc sắc / kẻ thiên tài )

3. Khách tình / lại nhớ thuyền tình

Thuyền tình lại nhớ / khách tình là duyên.

(đối ý chéo nhau trong từng câu và trong cả hai câu lục bát: khách tình và thuyền tình)

Trong phong trào Thơ mới, thơ lục bát thời kì này triển khai theo 2 khuynh hướng. Khuynh hướng “hiện đại hoá” được thể hiện khá rõ nét trong những bài thơ của Huy Cận, Thế Lữ, Xuân Diệu và Thanh Tịnh… các tác giả này không đem đến điều gì mới về hình thức mà chủ yếu là khai thác những đặc trưng vốn có của thể loại này, thể hiện những cảm xúc mới.  Nhịp điệu lục bát được thể hiện hoàn chỉnh qua hai dòng thơ: sự kết hợp giữa hai loại vần chân và vần lưng và thường được gieo ở từ chẵn đã tạo cho lục bát một âm hưởng và nhịp điệu riêng. Đặc biệt vần chân và vần lưng bao giờ cũng được hiệp vần với thanh bằng nên nhịp điệu chung của câu lục bát thường nhẹ nhàng, uyển chuyển và ngân vang. Các nhà thơ thường dùng nhiều thanh bằng, ngắt dòng theo nhịp chẵn và dùng nhiều từ lấp láy, hoặc sóng đôi để tạo cho bài thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, kéo dài một cách u uẩn hoặc thanh thoát.  Bên cạnh khuynh hướng này là khuynh hướng trở về với làn điệu ca dao, về hình ảnh,ngôn ngữ, nhịp điệu cũng như lối diễn đạt: tiêu biểu là Nguyễn Bính với nhịp điệu lục bát trong thơ thanh thoát, linh hoạt. Hiện tượng bắc cầu: Cái gì như thể nhớ mong/ Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng.

Cho đến hôm nay lục bát vẫn có được chỗ đứng dẫu thi đàn đang chứng kiến sự vượt trội của các thể thơ tân hình thức, thơ tự do phóng túng về câu chữ. Sức sống ấy có được là bởi sự uyển chuyển kì diệu của câu thơ 6-8, của điệu hồn dân tộc phảng phất trong từng tiếng Việt trong trẻo, của những tâm hồn thơ giàu cảm xúc.

Lâm Việt
Theo vanhocquenha