/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

LÝ LUẬN PHÊ BÌNH

THƠ LỤC BÁT CỦA HUY TRỤ

Nay chép lại những suy nghĩ của mình ra giấy mong được bày tỏ với nhà thơ và bạn đọc yêu mến thơ anh đôi điều từ đáy lòng mình.
 DIỄN ĐÀN VĂN NGHỆ
 
THƠ LỤC BÁT CỦA HUY TRỤ

                                                                                               TRỌNG MIỄN

      Hồi ấy Huy Trụ công tác ở Hạt kiểm lâm Thanh Hóa, thường lui tới Anh Chi, mà phòng làm việc của Anh Chi (Ban vận động thành lập Hội Văn nghệ Thanh Hóa) sát ngay phòng làm việc của tôi. Có hôm Huy Trụ và Anh Chi ngồi với nhau cả buổi để nói về thơ, nhưng thường thì tôi chỉ nghe Anh Chi nói, còn Huy Trụ nghe và cười. Thời gian cứ thế trôi đi, bây giờ ngoảnh lại, mới đó mà đã bốn mươi năm, ai cũng đã thành ông nội, ông ngoại cả rồi. Bốn mươi năm vừa làm công chức nhà nước vừa làm thơ, Huy Trụ đã có tám tập thơ, trong đó có tập Thơ lục bát Huy Trụ (Nxb Văn học, Hà Nội, 2007) gồm 89 bài.

     Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, dễ làm nhưng khó hay. Bất cứ người làm thơ nào, trong đời cầm bút, chí ít cũng làm một vài bài. Tuy nhiên, những người làm được thơ lục bát hay thì không nhiều. Những nhà thơ sinh ra ở Thanh Hóa, hiện nay có ba người được bạn đọc đánh giá cao về thơ lục bát. Đó là Nguyễn Duy, Lê Đình Cánh và Huy Trụ.
Nguyễn Duy thì ai cũng biết, là một nhà thơ tài năng, thể loại thơ nào viết cũng hay. Đặc biệt, Nguyễn Duy rất có duyên với thơ lục bát. Có những câu đọc một lần mà cứ nhớ mãi:
Có gì lạ quá đi thôi
Khi gần thì mất xa xôi lại còn
Lê Đình Cánh cũng vậy, chỉ hai câu mà hình ảnh người đàn bà chân chất, thật thà, quê mùa lần đầu ra thành phố hiện lên rất rõ:
Cầu thang chẳng dám bước dài
Vào khu tập thể gặp ai cũng chào
Còn Huy Trụ thì... chúng tôi biết nhau từ năm 1973. Hồi ấy Huy Trụ công tác ở Hạt kiểm lâm Thanh Hóa, thường lui tới Anh Chi, mà phòng làm việc của Anh Chi (Ban vận động thành lập Hội Văn nghệ Thanh Hóa) sát ngay phòng làm việc của tôi. Có hôm Huy Trụ và Anh Chi ngồi với nhau cả buổi để nói về thơ, nhưng thường thì tôi chỉ nghe Anh Chi nói, còn Huy Trụ nghe và cười. Thời gian cứ thế trôi đi, bây giờ ngoảnh lại, mới đó mà đã bốn mươi năm, ai cũng đã thành ông nội, ông ngoại cả rồi. Bốn mươi năm vừa làm công   chức nhà nước vừa làm thơ, Huy Trụ đã có tám tập thơ, trong đó có tập Thơ lục bát Huy Trụ (Nxb Văn học, Hà Nội, 2007) gồm 89 bài.
Mở đầu tập thơ, bài Tự bạch Huy Trụ viết:
Lục bát này, lục bát ơi
Nợ duyên chi, để cả đời buộc nhau?
Quả vậy, nợ nần thì có thể trả được nhưng nợ duyên, nhất là duyên thơ thì khó trả lắm, có khi buộc nhau cả đời. Nhưng duyên là một lẽ, còn thơ có hay không, người đời có đọc được không, có nhớ được không lại là chuyện khác. Chính vì vậy anh đã nói với bạn mà cũng là nói với chính mình:
Cho đời nhớ được một câu
Bạc đầu người viết, chắc đâu đã thành
(Gửi bạn làm thơ)
Huy Trụ có những câu thơ chắc anh đã bạc đầu vì nó:
Rưng rưng một tiếng còi tàu
Cả làng chống đũa nhìn nhau mà mừng
(Nói với cây cầu)
Sau những trận bom ác liệt của đế quốc Mỹ dội xuống hòng hủy diệt cầu Hàm Rồng, cắt đứt mạch máu giao thông của đất nước, cắt đứt sự viện trợ của nhân dân miền Bắc cho cách mạng miền Nam nhưng cầu Hàm Rồng vẫn đứng vững, tiếng còi tàu vẫn vang lên, sự sống vẫn tiếp tục. Không có thế lực nào, không có bom đạn nào khuất phục được nhân dân Việt Nam chống Mỹ và thắng Mỹ. Những từ “rưng rưng” ở câu lục và “chống đũa” ở câu bát đã đem lại sự thành công bất ngờ cho hai câu thơ và của toàn bài thơ Nói với cây cầu. Hai câu thơ ấy thuộc vào loại những câu hay nhất trong thơ ca Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Nhà thơ Huy Trụ

Vẫn cái duyên với lục bát, Huy Trụ đã viết được những câu mà mới đọc cứ tưởng ai cũng viết được:
Ơi cây rau má đất này
Nói điều chi với tháng ngày, mà xanh
(Cây rau má)
Hoặc:
Lật tìm trong giọt mồ hôi
Nơi cất giấu những niềm vui mùa màng
Để rồi đất lại chứa chan
Cái xanh non đến ngỡ ngàng mắt nhau...
(Người ơi, cánh đồng ơi)
Những câu thơ ẩn chứa triết lý, suy ngẫm về cuộc đời nhưng kín đáo cứ đọng lại mãi trong lòng người đọc. Vẫn những tư duy ấy, Huy Trụ viết:
Lặng thinh là giọt mồ hôi
Lặn vào đất, nảy một trời tơ non
(Bắt đầu từ đất)
Và:
Tròn trăng, tháng chỉ một lần
Tròn đời, bước mỏi đôi chân, chưa thành
(Tìm xuân)
Thơ triết lý của Huy Trụ nặng tính trải nghiệm, Nguyễn Duy thì nhẹ nhàng hơn, câu thơ được bật ra như tính tất yếu của mạch văn chứ không phải sự cố ý của tác giả:
Mặt trời vẫn đỏ đằng đông
Lăng minh quân vẫn dựng trong lòng người
Bao triều vua phế đi rồi
Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ(1)
Thơ triết lý của Lê Đình Cánh cũng vậy, tự nhiên, lôi cuốn:
Lửa nung đất kết tiểu sành
Phận tôi, tôi nhận. Không dành của ai
Ơi người mũ áo cân đai
Nắm xương có xếp vào hai tiểu sành!(2)
Lục bát Huy Trụ có những câu không mới về phát hiện nhưng lại gây được ấn tượng mạnh với người đọc:
Mới hay dẫu chỉ một ngày
Không em, nửa trái đất này...
chung chiêng...
(Một ngày)
Cái chung chiêng của những người con trai, con gái, của những cặp vợ chồng thật sự yêu nhau, thật sự của nhau. Có những câu thơ cứ gieo vào lòng người đọc nỗi bâng khuâng đến lạ:
- Tóc em thả suốt dọc đường
Để anh toàn nhặt nỗi buồn vu vơ
Nỗi buồn đứt nối câu thơ
Nuôi anh sống với gió mưa một đời
Em về như bóng mây trôi
Quờ tay, chiếc lá đã rơi về chiều...
(Em về thành phố)
- Nắng nghiêng thành đá một chiều
Ngỡ người xưa đứng liêu xiêu cổng thành
(Trầm tích Tây Đô)
Có những điều giản dị nhưng cũng không phải ai cũng nhận ra:
- Ngỡ tìm đến giấc ngủ say
Là quên được mọi đắng cay trên đời
Ai hay nước mắt con người
Cả trong giấc ngủ, còn rơi thắt lòng
(Giấc ngủ)
Có những câu gợi nhiều hơn cảm:
Chiều rồi sao cứ lặng thinh
Buồn như táo rụng sân đình, vắng nhau
(Gửi người dưng)
Thơ lục bát Huy Trụ có bài chỉ hay một vài câu, nhưng có bài câu nào cũng hay:
Sông Hương đêm ấy dập dềnh
Trăng như trăng
của Hoàng Thành nghìn xưa...
Gió buông tà áo tím hờ
Ta như lạc giữa mộng mơ nước trời
Một lần, chỉ một lần thôi
Dẫu là Vua cũng vứt ngôi đi tìm...
Tại dòng Hương chảy quá êm
Xui câu hò thả con thuyền trăng neo
Hay từ sâu thẳm trong veo
Bao nhiêu phách nhịp, đổ xiêu cung đình
Ước gì cứ thế lênh đênh
Một dòng Hương với một mình, một ta...
(Sông Hương đêm ấy)
Lục bát Huy Trụ cũng có những bài duy lý trí như bài Nửa ta tồn tại. Loại thơ này cũng đã nhiều người viết, Huy Trụ vẫn có cách nói riêng làm cho bài thơ mềm lại mặc dù cấu tứ và ngôn ngữ bài thơ là kết quả của lý trí tạo ra:
Nửa chiều, vướng nửa dây tơ
Nửa vầng trăng, nửa cuộc cờ đang chơi...
Nửa say, ném đá lên trời
Nửa mê ném gọn cuộc đời cho em.
Nửa yêu con mắt lim dim
Nửa thương chống gậy đi tìm bóng nhau...
Nửa đời, nửa đoạn, nửa câu
Nửa dăng mắc, nửa buộc vào hư không
Nửa chìm lấp, nửa bềnh bông
Nửa ta tồn tại... như không có gì!...
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhà thơ Xuân Diệu viết:
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
(Cảm xúc - Thơ thơ)
Ngày nay Huy Trụ viết:
Em đừng trách cứ chi anh
Nhiều khi mê đắm một nhành phong lan
Rồi yêu giọt nắng sắp tàn
Rồi thương ngọn gió lang thang cuối chiều
(Gieo và gặt)
Cái chất “thi sĩ” của nhà thơ là như vậy. Nhưng để là một nhà thơ thực thụ thì phải sống hết mình cho thơ:
Câu thơ viết đứng viết ngồi
Ngổn ngang con chữ, xác phơi trắng đầu...
(Gieo và gặt)
Nhìn chung thơ lục bát Huy Trụ dễ đọc, dễ cảm, không có những bài người đọc không biết tác giả nói gì. Tuy nhiên cũng có bài khiên cưỡng, thiếu tự nhiên như bài “Dại - khôn”. Hoặc có những từ mới nhưng chưa phải là một sáng tạo từ:
Ai đem “ắng lẻo” bên trời
Rất may, hai từ nắng lẻo chưa phải là một biện pháp tu từ đắc địa thì những câu tiếp theo đã “kéo” được câu trên đi theo mạch của bài thơ:
Ai đem “nắng lẻo” bên trời
Thả hoang ngọn gió không lời ru em?
Hanh hao một mảnh trăng liềm
Vẫn tin có một ngày, đêm sẽ tròn
(Ngọn cỏ)
Tôi đã đọc Thơ lục bát Huy Trụ nhiều lần, lần nào cũng đọc một mạch. Nay chép lại những suy nghĩ của mình ra giấy mong được bày tỏ với nhà thơ và bạn đọc yêu mến thơ anh đôi điều từ đáy lòng mình.
 
Những ngày đầu năm 2013
T.M


Nguồn tin: TCNV 05-2013