VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
LÝ LUẬN PHÊ BÌNH
MỘT HỒN THƠ NẶNG TÌNH VỚI QUÊ HƯƠNG
Đó thực sự là những nỗi buồn đã dạy anh làm người, dạy chúng ta làm người, giúp chúng ta trở nên thanh cao, trong sáng. Cảm ơn nỗi buồn của anh!
(Nhân đọc tập thơ Cảm ơn nỗi buồn của Vũ Thành Chung - NXB Hội Nhà Văn - 2007)
Giở bất ưng tập thơ, tôi gặp bài Trang giấy - Hình hài, Vũ Thành Chung bộc bạch: Trang giấy trắng Thửa ruộng tâm hồn Trắng mùa mưa lũ Ta cày bừa, ta gieo hạt Những hạt chữ lấy từ tim ta. ………………………….. Trang viết Mang hình hài Vóc dáng hồn ta! Thế là tôi trở lại đọc thơ anh từ bài đầu, đặc biệt là Cảm ơn nỗi buồn- tập thơ thứ năm của anh, tôi đã phần nào thấy được hình hài, vóc dáng hồn thơ ấy: đó là một hồn thơ thanh cao, nặng tình với quê hương, đất nước! Tâm hồn của nhà thơ có lẽ được phát lộ rõ nhất trong quan niệm về được vàmất ở đời. Ngay trang thơ đầu tiên của Cảm ơn nỗi buồn, qua suy ngẫm về cuộc đời của Nguyễn Du - một danh nhân văn hoá thế giới, Vũ Thành Chung đã thể hiện rõ quan niệm của mình về đượcvàmất. Theo anh, cái được của cuộc đời Nguyễn Du là: Lương tâm mình trong sáng Đau nỗi đau đời Trước số phận nhân dân!. Với anh, cái mất của đại thi hào không đáng sợ, bởi: Sự sống mãi sinh sôi Được sinh từ Mất! Khi trả xong nợ đời (Được và Mất) Như vậy với anh, cái được và cái mất đều thuộc về những giá trị tinh thần, được quyết định bởi những việc mà người đó đã làm vì cuộc đời chung! Bên cạnh quan niệm về được vàmất, anh còn nêu quan niệm về người anh hùng.Mao Trạch Đông, một nhân vật nổi tiếng đã từng có một câu nói nổi tiếng : Bất đáo Trường Thành phi hảo hán. Khi đặt chân lên Vạn Lý Trường Thành, anh đáp lại: Ta không nỡ bước đi Trên những tảng đá kia- Trên những xác người…! …………………. Hảo hán là ta ư? -Ngộ nhận -Hảo hán Dành những người ngã xuống Lớp lớp xương khô Xây Vạn Lý Trường Thành! (Đừng ngộ nhận) Với anh , hảo hán không thuộc về những kẻ giẫm lên trên mạng sống của người dân vô tội. Hảo hán có thể chỉ là những con người vô danh đã hi sinh đời mình để góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước. Hãy trung thực với đời, trung thực với chính mình, đó là thông điệp của anh gửi đến chúng ta qua bài thơ. Tôi còn nhận ra ở thơ anh như sự tự thanh lọc để mà thanh cao khi đọc bài thơ Quy luât, bởi anh đau với nỗi đau của những con người thanh cao khí tiết phải chịu nhiều oan khuất. Một hồn thơ thanh cao sẽ tìm đến chốn thanh cao, trong sạch và cũng là một hồn thơ yêu thích con trẻ. Hai bài thơ Lên Yên Tử và Chơi với trẻ con của anhlà sự hoà trộn của từng trải và ngây thơ chính là những minh chứng. Một tâm hồn thanh cao không thể không gắn bó với quê hương đất nước, cũng là cái phần hồn được nhận sự đắp bồi của tình yêu quê hương đất nước. Và dễ hiểu vì sao những trang viết về quê hương đất nước chiếm phần lớn tập thơ này. Trước hết là những bài thơ viết về vẻ đẹp của các địa danh nổi tiếng. Tôi thống kê có tới hơn chục bài viết về những địa danh khác nhau như Tam Đảo, đền Hùng, Cao Bằng, thành Vinh, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Côn Đảo… Mỗi một vùng quê, anh đều cảm nhận và thể hiện được cái hồn riêng của nó. Đây là bức tranh Tam Đảo khi chiều xuống và lúc đêm về: Tam Đảo chiều ào ạt sương Che mặt người mờ tỏ Tam Đảo đêm trở gió- Đàn ngựa hoang lồng hú bốn phương trời (Nhớ hồng hoang) Sương chiều và gió đêm đúng là đặc trưng của vùng đất này. Ai đã từng đén Tam Đảo không thể quên cảnh sương chiều xuống nhanh và giăng mờ mịt, che khuất cửa nhà, che khuất núi non, người với người đứng gần nhau chỉ còn nghe thấy tiếng. Có những đêm, gió ngàn rú như âm thanh của bầy ngựa hoang đang lồng lộn giữa rừng già. Vì vậy, khi đến nơi này, ta có cảm giác được trở về với thuở hồng hoang ! Còn đây là bức tranh với bố cục khá vững vàng, đã thâu tóm được cái thần, cái hồn của thành phố ngàn hoa-Đà Lạt: Bốn mùa vàng thu Hương rừng xanh gió Sương buông Cam Ly Sóng hồ Than Thở Thung lũng Tình Yêu Muôn hoa bừng nở Hát cùng trời xanh Thông cao cuốn gió Xuân Hương long lanh Mắt đời biếc vây (Đà Lạt ơi) Quả là những câu thơ ngắn gọn nhưng đã gợi ra được cả một Thiên đường thu vừa mộng mơ, trong sáng vừa gần gũi, ấm áp. Bên cạnh cảm hứng về thiên nhiên, thì cảm hứng lịch sử cũng chiếm phần lớn trong thơ Vũ Thành Chung. Theo bước chân nhà thơ, chúng ta được trở về với nguồn cội: Ơi đền Hùng! Rất đỗi thiêng liêng Khi thắp nén nhang trên bàn thờ Tiên Tổ Ai vạn dặm, chân trời góc bể Suốt đời đi biệt xứ lại tìm về… Anh đã khẳng định nơi đây là: Nơi bắt đầu của mọi bắt đầu Bắt đầu của trời, bắt đầu của đất Bắt đầu của tình yêu thứ nhât Bắt đầu của ngọn lửa viết tình ca Bắt đầu luống cày, cây lúa trổ hoa Bắt đầu tượng hình về trời, về đất Bắt đầu những chàng trai cầm gươm mở cõi Hai tiếng bắt đầu Nguồn cội- Tổ Tiên! (Nơi bắt đầu) Có thể khẳng định đây là một trong những bài thơ hay, sâu sắc về đất Tổ. Không thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước không thể có những câu thơ xúc động, chân thành như vậy. Yêu quê hương đất nước là đau với nỗi đau của quê hương đất nước : Đất nước từ buổi khai sinh Mấy lúc được yên bình Giặc phương Nam, phương Bắc Cọc Bạch Đằng cắm trong lòng đất Chau mặt nhìn tôi!!! Đáy sông vẫn sôi Máu bao đời ngầm chảy (Giữa hai chiều thế kỷ) Một lần đến thăm Côn Đảo, anh không giấu được cảm giác rợn ngợp vì tội ác của kẻ thù đối với những nguời con của quê huơng : Chợt có rồi chợt không Đảo- chấm mờ tít tắp Những tia máu phun trào Đang hoà vào biển biếc
Tôi mỏi mắt kiếm tìm Đâu mảng bè sót lại Vượt biển tìm tự do Bao tử tù quằn quại
Đàn cá mập luợn lờ Đớp bóng tàu tôi lướt Đảo hiện lên phía trước Trawng nấm mồ cao xanh (Ra Côn Đảo) Trong niềm vui ngày hội nhập, trước cái bắt tay của hai dân tộc Việt- Mỹ, anh vẫn không nguôi được những ký ức đau buồn: Chiến thắng và chiến bại Hài cốt bao giờ tìm đủ Trắng khăn tang trên mỗi nóc nhà Điện Biên, Truờng sơn, Bến Duợc… Nghĩa trang dọc chiều dài đất nước. (Giữa hai chiều thế kỷ) Không phải anh chỉ biết sống với quá khứ, mà anh muốn chỉ ra những cái còn sót lại của quá khứ. Hội nhập, với anh trước hết là cần chữa lành vết thương do chiến tranh để lại. Trong tập thơ này, tôi đặc biệt chú ý đến những bài thơ anh viết về thành phố Hải Phòng, về quê gốc Thuỷ Nguyên của anh. Đó thực sự là những bài thơ giàu cảm xúc. Đây là niềm vui trước sự đổi đời của phố biển: Nhà phố biển tầng tầng thay mái rạ Máy nổ giòn thay buồm lá vươn khơi Nhịp trống hội chọi trâu rung biển cả Tôi gọi thầm Phố biển của tôi ơi! (Phố biển) Bài thơ là tình yêu rất đỗi chân thành của anh với phố biển quê nhà.Những câu thơ như Nhịp trống hội chọi trâu rung biển cả là một sáng tạo, cho ta thấy rõ niềm tự hào về truyền thống quê hương của tác giả, đồng thời gợi được không khí hăng say, hồ hởi của người dân phố biển trước thời đại mới. Thơ anh viết về Hải Phòng, về Thuỷ Nguyên không hoàn toàn là niềm vui, mà còn là những trăn trở của anh, trăn trở một đời về cha mẹ: Con nợ mẹ nhúm nhau thuở bé Nơi vườn nhà đã mấy mươi năm Chiếc đòn gánh- gánh đời con, mẹ Lận lội qua muôn nỗi nhọc nhằn! ………………….. Con nợ cha lệch vai gió bấc Bạc chiêm mùa, chua mặn đồng nhà Nghèo đối thổi cong đời khốn khó Cha- Đèn dầu- Dẫn lối con xa (Nợ quê) Nghĩ tới cha mẹ là nghĩ tới sự nghèo khó. Nó trở thành nỗi dằn vặt lớn nhất trong tâm hồn anh. Câu “Nghèo đói thổi cong đời khốn khó” chắc chắn ra đời từ thực tế đẫm nước mắt của tuổi thơ anh. Sự nghèo đói đã tồn tại, và vẫn còn tồn tại trên mảnh đất quê hương như một nỗi nhức nhối: Người vẫn người thức trước sao mai Gánh gánh, gồng gồng, cày cày, cuốc cuốc Rầm rì tiếng không ai rõ mặt Đêm hay ngày, thế giới ảo hiện lên?
Chạng vạng mặt trời lặn vào đêm Những ngôi sao chưa kịp mọc Thút thít tiếng trẻ con đói khóc Le lói đèn dầu, rên rỉ dế kêu!
Làng vẫn làng, xóm vẫn xóm liêu xiêu… ( Vẫn là…) Như con cò về thăm quê, thấy Ruộng vẫn ruộng, trâu vẫn trâu, làng vẫn làng như bao thuở trước, đói nghèo, tăm tối, lầm lụi, nhân vật trữ tình không giấu nổi nỗi nghẹn ngào xa xót… Nghĩ về bổn phận của một người con đối với quê hương, anh đã tự sám hối rất chân thành: Con lang bạt Thị thành, đất khách Đời phiêu lãng Mải tìm điều không thật Đánh mất mình- Chỉ có một lần thôi! (Chốn quê) Đọc những câu thơ, tôi liên tưởng đến Êxênhin trong Thư gửi mẹ: đều là những dòng nước mắt buồn bã của người con xa khóc với quê nhà, khóc về quê nhà. Đó thực sự là nỗi buồn của người con nặng tình với quê hương, làng xóm, gắn cuộc đời mình với quê hương, làng xóm. Nỗi buồn ấy khiến ta rưng lệ.Có nhà thơ nào đó đã nói rằng:”Tôi không viết như tôi thấy mà tôi viết như tôi cảm thấy”. ở thơ Vũ Thành Chung có thể thấy cảm tính nhiều hơn lý tính. Đây có thể là lợi thế của anh. Tập thơ của anh hấp dẫn tôi ngay từ cái tên của nó, một cái tên nghe rất lạ: Cảm ơn nỗi buồn. Bây giờ thì tôi đã phần nào hiểu được ý nghĩa của nó. Nỗi buồn trong anh chính là những trăn trở của anh về cuộc đời, về quê hương đất nước. Đó thực sự là những nỗi buồn đã dạy anh làm người, dạy chúng ta làm người, giúp chúng ta trở nên thanh cao, trong sáng. Cảm ơn nỗi buồn của anh! Hải Phòng, ngày 28-9-2007
Đoàn Diệu Ngọc |
ReplyForward
|
Các tin khác
-
VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC "THĂM BẠN" CỦA ĐỒNG THỊ CHÚC
-
VÀI CẢM NHẬN VỀ 2 BÀI THƠ VIẾT VỀ CHIỀU 30 TẾT
-
VÀI CẢM NHẬN VỀ 2 BÀI THƠ TÌNH CỦA CẬU HỌC TRÒ LỚP 12
-
QUẢNG NGÃI - CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ CỦA LÊ NGỌC TRÁC
-
NÓI VỀ THƠ HAY CỦA NGÀN NĂM VĂN HIẾN THĂNG LONG
-
Cảm nhận khi đọc tập thơ: SÓNG NGẦM của NGÔ NGUYỄN
-
HOA NHÀI VÀ NHỮNG VUI BUỒN QUANH HOA NHÀI
-
NHƯ MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN - THƠ TRẦN VẤN LỆ
-
CẢM XÚC THIÊN LƯƠNG TRONG THƠ BÙI ĐĂNG SINH
-
CẢM NHẬN KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ