/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

LÝ LUẬN PHÊ BÌNH

“ĐỐI MĂT” - CUỐN TIỂU THUYẾT MỚI CỦA HOÀNG THIỀNG

Nhưng những gì đạt được qua “Đối mặt”, và một số tác phẩm trước đó, hy vọng Hoàng Thiềng

“ĐỐI MĂT” - CUỐN TIỂU THUYẾT MỚI CỦA HOÀNG THIỀNG



Sau 3 tập truyện ngắn và 6 tiểu thuyết, nhà văn Hoàng Thiềng lại vừa ra

mắt tiểu thuyết thứ 7 “Đối mặt” (nxb Hội Nhà văn quý1/2014). Thoạt nhìn tên sách “Đối

mặt” dễ nghĩ đây là chuyện vụ án nào chăng, nhưng đọc lại hóa ra viết về nhà báo và

công việc làm báo trong cơ chế thị trường, ngày ngày phải đối mặt với sự cạnh tranh

thông tin giữa các phương tiện thông tin đại chúng. Với 102 trang sách khổ 14,5 x 20,5

cm, “Đối mặt” dồn nén câu chuyện về tổng biên tập Bùi Quân và những đồng nghiệp của

anh làm báo ở tỉnh Cao Đăng. Qua tiểu thuyết, người đọc thấy khá rõ công việc của

người làm báo từ ý định tuyên truyền, phân công người viết bài, chụp ảnh đến chỉnh sửa,

biên tập bài vở, in ấn, phát hành và nắm bắt dư luận xã hội, nói cách khác là mọi công

việc “bếp núc” của một tòa soạn báo và người viết báo đều được tác giả soi rọi dưới

nhiều góc độ, nhiều khoảng cách khác nhau. Không những thế, với kinh nghiệm mấy

chục năm quản lý báo chí và sáng tác văn chương, nhà báo, nhà văn Hoàng Thiềng không

chỉ khắc họa đậm nét mặt tích cực, trân trọng, nâng niu những đức tính nhân hậu, bao

dung và niềm đam mê “tử vì nghệ” của người làm báo chân chính, mà còn không ngại

mổ xẻ những thói hư tật xấu, lợi dụng lòng tin của người khác để vụ lợi, tuy chỉ là số ít,

nhưng “con sâu làm rầu nồi canh”, những nhà báo ấy vô hình chung đã làm suy giảm

thanh danh nghề báo, một nghề được xã hội trao trọng trách lớn là phản ảnh và nắm bắt

dư luận.

theo tuyến, “Đối mặt” dường như chỉ là những mẩu chuyện, những mảnh ghép về những

con người dẫu khác nhau về hoàn cảnh, tính cách nhưng lại gắn kết với nhau về nghề

nghiệp, nên có lúc giữa họ với nhau cũng “bằng mặt mà không bằng lòng”, nhưng vẫn

thân thiện với nhau vì mọi người ý thức được trách nhiệm của mình. Người viết khá am

tường công việc làm báo, nên dường như những gì anh đề cập đều là những trải nghiệm

của chính tác giả và bạn bè đồng nghiệp; vì thế, trang viết của anh đầy ắp vốn sống thực

tế và sự suy nghẫm về nghề nghiệp, trách nhiệm được nhà văn gửi gắm vào nhân vật

chính Bùi Quân. Là một người lính từng chiến đấu trên chiến trường và hiện vẫn mang

mảnh đạn trong người, mỗi khi trái gió trở trời, hay làm việc căng thẳng vết thương lại

tấy đau, nhưng từ khi được giao trọng trách tổng biên tập báo Cao Đăng, dẫu là tờ báo

của tỉnh nhưng lại xuất bản hằng ngày, Quân như quên hết thương tật, gia đình, vợ con,

và cả quê quán đôi khi cũng gạt sang một bên, chỉ chăm lo vào công việc làm sao cho

báo Cao Đăng không những có nội dung phong phú, mà hình thức cũng phải hấp dẫn

người đọc. Mỗi khi nảy ra ý định tuyên truyền vấn đề gì, anh thường lân la gần gũi công

chúng và đồng nghiệp, có khi đến “hiện trường” nhìn tận mắt, gặp từng người, rồi mới

chỉ đạo phóng viên đi viết bài, chụp ảnh nên sự việc, vấn đề mà báo Cao Đăng đưa ra

thường được dư luận tán đồng. Không chỉ lo cải tiến tờ báo, nâng cao chất lượng và hiệu

quả tuyên truyền của báo Cao Đăng, Quân còn trăn trở tìm cách đổi mới quản lý tờ báo,

phát huy dân chủ và nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người làm báo, thông qua việc

cải tiến định mức tin bài của từng bậc phóng viên, mà thực chất là xóa bỏ lối quản lý

hành chính bao cấp bấy nay vẫn là “rào cản vô hình” dung túng sự chây lười, ỷ lại ở một

số người. Tính nết hiền lành, nhu mì, biết nhường nhịn trong tranh luận, trao đổi, Quân

được anh chị em trong cơ quan và đồng nghiệp ở các báo trong tỉnh yêu mến, kính nể, vì

thế mỗi khi đưa ra ý kiến gì về chuyên môn thường được nhiều người đồng tình. Với

đồng nghiệp, Quân là một người dễ gần, dễ cảm thông, chia sẻ và có phần cả nể. Trường

Khác với lối viết tiểu thuyết truyền thống thường kết cấu nhân vật, sự kiện

hợp Khôi đã bỏ cơ quan báo ra ngoài làm riêng, tưởng “bốc giời”, nhưng ít lâu làm ăn

thua lỗ lại được Quân nhận trở lại cơ quan làm việc; hay lần Quân vào bệnh viện thăm nữ

phóng viên Minh Hằng bị kẻ xấu tạt át-xít, vì viết bài về sự khuất tất ở một doanh nghiệp,

là biểu hiện khá rõ tính xuê xoa, cả nể, sẻ chia ở Quân. Dưới ngòi bút nhà văn Hoàng

Thiềng, nhân vật chính Bùi Quân là người chỉn chu, nhu mì, hầu như chỉ lấy công việc và

trách nhiệm làm đầu, một “mẫu” nhân vật tích cực thường gặp trong tiểu thuyết những

năm 70-80. Nhưng trong trào lưu tiểu thuyết hiện nay mà nói, thì Bùi Quân lại ít có góc

cạnh, tính cách để làm người đọc có thể nhận biết qua những trang miêu tả, khắc họa

hoàn cảnh, số phận, nên nhân vật Quân, với tư cách là rường cột của tiểu thuyết, lại ít để

lại ấn tượng sâu đậm trong người đọc.

Đăng dưới quyền Quân, người làm ở báo khác, lại có người làm đại diện báo nào đó trên

trung ương ở tỉnh Cao Đăng. Nhưng dù làm ở báo nào thì họ cũng chung một nghề làm

báo, và những thao tác nghề nghiệp dù dưới hình thức nào, cuối cùng đều giống nhau là

nắm bắt thông tin và phản ảnh dư luận. Thế nên những suy nghĩ, việc làm của Quân dẫu

trực tiếp hay gián tiếp, dù qua thể hiện trên mặt báo hay trong quản lý cơ quan báo, thì ít

nhiều đều có tác động đến họ; và ngược lại, từ những sinh hoạt trong cuộc sống đến xử lý

thông tin, viết bài đăng, dù là trên báo của họ thì sớm muộn rồi Quân cũng biết. Tóm lại

là trong “đội quân” làm báo không kém phần “ô hợp” ở tỉnh Cao Đăng, Bùi Quân biết

cách chắt lọc, phân biệt, đối xử với từng loại người, để vừa giữ được hòa khí, vừa hỗ trợ

nhau trong hoạt động nghiệp vụ. Dẫu công việc cơ quan bận đến mấy thì Quân vẫn thu

xếp thì giờ rảnh để chơi bời, gặp gỡ đồng nghiệp, khi thì ở quán bia, khi thì ở nhà riêng;

qua những cuộc hàn huyên đó, Quân hiểu thêm những tâm tư, suy nghĩ của đồng nghiệp,

không chỉ về người này người kia, mà còn về cả những vấn đề lớn mà tỉnh đang tập trung

chỉ đạo. Trong số những đồng nghiệp ấy, có người hiền lành, năng nổ, chừng mực như

Minh Hằng, Thẩm, Duy Linh, Hà. Nhưng cũng có người xông xáo đấy, nhưng không hẳn

vì tờ báo, mà còn vì ích lợi cá nhân, nên được lòng thì khen hết lời, mếch lòng thì nói

năng văng mạng, thậm chí còn ngầm rủ nhau “đánh hội đồng”, một lúc mấy báo đều có

bài phê phán đơn vị hay cá nhân nào đó, kiểu như Lễ, Thất Thần thỉnh thoảng vẫn làm.

Thông qua mối quan hệ giữa Bùi Quân với những người làm báo ở Cao Đăng, người đọc

có dịp hiểu không chỉ về nghề báo, quy trình xuất bản báo mà hơn thế, còn hiểu sâu hơn

về tâm tư, tình cảm, tính cách người làm báo. Họ không chỉ đối mặt với cái tốt, cái thiện

ngoài đời, mà còn đối mặt với cả những suy tính tỵ tiện, những cám dỗ thấp hèn luôn

dăng mắc đó đây, chỉ cần một phút buông thả là đã bước sang một ranh giới khác, đánh

mất phẩm giá lúc nào không hay. Điều này người đọc có thể cảm nhận được qua chuyến

Hà dẫn nhóm phóng viên xuống quận làm việc, khi ra về, Xuân Thì, phó chủ tịch quận,

bạn học của Hà ngày xưa, đưa mấy chiếc phong bì “làm quà” cho Hà và hai phóng viên,

kèm lời “giải thích”, không có “cái này” thì nhỡ sau đây báo đăng bài nói tốt về quận thì

không sao, chứ lại nói cái gì không được tốt lắm thì lãnh đạo lại trách Xuân Thì tiếp đón

nhà báo không chu đáo. Bởi, nói như nhà báo Ngô Sỹ: “Phong bì đã thành cơ chế, nó

uốn lượn, vòng vo với đủ dạng thức rồi” (tr. 89). Qua đây, người đọc có thể hiểu hơn

cuộc “đối mặt” của người làm báo trước bao sự bủa vây của đủ mọi cám dỗ luôn rình rập

quanh họ. Nhưng rất may, những người làm báo ở Cao Đăng như Bùi Quân, Ngô Sỹ,

Minh Hằng, Linh, Thẩm luôn ý thức rõ trách nhiệm người cầm bút, giữ cái tâm trong

sáng, nên ít nhiều họ đã góp phần đáng kể làm nên diện mạo mới của tỉnh Cao Đăng nói

riêng, đất nước ta nói chung. Và đấy là những gì mà tác giả tiểu thuyết “Đối mặt” muốn

Cùng với Quân là hàng chục nhân vật nhà báo nữa, người làm ở báo Cao

thể hiện.

còn có sự “khập khễnh”, nên tác phẩm chưa có sự kết dính cần thiết, các chương, đoạn ít

gắn kết, bổ trợ, thúc đẩy nhau phát triển một cách lô-zích. Đọc “Đối mặt” cảm giác như

mỗi sự việc được nói tới chưa hẳn vì sự cần thiết trong đời sống của chính nhân vật được

nhà văn đưa ra, mà thường là nhằm thể hiện điều gì đó đã được tác giả dàn sẵn. Vì thế,

nhân vật trong tiểu thuyết thì nhiều, chỉ có 102 trang sách mà có tới hơn 20 nhân vật, nên

không những làm người đọc khó nắm bắt, mà bản thân các nhân vật cũng thiếu hình hài,

hồn cốt. Không ít sự việc, nhân vật chỉ đưa ra rồi bỏ đấy, chứ không có sự lần tìm “cho

đến đầu nguồn, ngọn sông”, nên nhân vật trong tiểu thuyết “Đối mặt” chưa có sức sống

trong người đọc. Mà tiểu thuyết, dù là luận đề, thì cũng phải sống bằng nhân vật. Và chỉ

có đời sống nhân vật mới là sự bảo đảm chắc chắn cho thành công của tiểu thuyết. Trong

“Đối mặt”, và một vài tiểu thuyết của Hoàng Thiềng gần đây (như “Bi ca gốc găng”,

“Nó”) dường như tác giả muốn thử lối viết kiểu “lắp ghép” những mảnh đời, với những

suy nghĩ, hành động tưởng như vụn vặt, để qua đó người đọc tự nhận ra ý nghĩa của tác

phẩm, nhưng nếu thế, nhà văn chưa gặt hái được nhiều. Nhưng những gì đạt được qua

“Đối mặt”, và một số tác phẩm trước đó, hy vọng Hoàng Thiềng dành thời gian và đào

sâu hơn nữa trong dựng chuyện và khắc họa nhân vật, để mang đến cho người đọc những

sáng tác mới thành công hơn./.


                                                                 CN