/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Tin trong Nước

MỘT LÀNG PHẢI PHÂN VỀ HAI TỔNG MỚI YÊN

Nhưng các tài liệu cổ như sắc phong, bia đá chuông đồng tại đình Mỹ Phong đều vẫn ghi thôn Cổ Đẳng?

MỘT LÀNG PHẢI PHÂN VỀ HAI TỔNG MỚI YÊN

.

       Lâu nay mâu thuẫn giữa các sắc tộc mới thật khủng khiếp, nhưng mâu thuẫn giữa hai dòng tộc cùng trong một làng cũng chẳng kém cạnh gì. Ở tổng Viên Lang thuộc mảnh đất “Bảo vệ vĩnh viễn” có làng Cổ Đẳng 古等 từ đẳng  等 (déng) âm nôm gọi là giắng, nên dân địa phương gọi Cổ Đẳng là làng Giắng. Xưa kia làng Giắng thuộc xã An Lạc, tổng Viên Lang, huyện Tứ Kỳ, trấn Hải Dương. Tới niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1901) đời vua Nguyễn Phúc Bửu Lân, xã An Lạc đổi thành xã An Ninh vì huyện Vĩnh Bảo trước đó đã sát nhập thêm 3 tổng còn lại của huyện Vĩnh Lại, trong đó có tổng An Lạc và xã An Lạc thuộc tổng An Lạc nữa.

Vĩnh Bảo: Từ truyền thống tới thành công

       
       Đầu thu niên hiệu Bảo Đại thứ nhất (1926) đời vua Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, tại làng Giắng xảy ra một vụ ẩu đả lớn, tới mức sau đó phải chia đôi làng làm đôi về sinh hoạt ở hai tổng khác nhau. Câu vè cổ còn vọng mãi đến bây giờ:

“Vừa mưa vừa nắng

Làng Giắng đánh nhau

Làng Lau sang chữa

Kiếm bữa cơm trưa”…

       Trời đang vào ngâu, nắng mưa bất chợt, tại làng Giắng xảy ra trận chiến giữa hai dòng tộc có thế lực. Bấy giờ làng Lau (tức Kim Lâu bây giờ) thuộc xã Nghiêu Quang nằm ở phía Nam xã An Ninh (nay thuộc Tân Liên) có Chánh tổng Bùi tộc là người có thế lực trong vùng, phải thân chinh sang thương thuyết, nhưng chỉ được một hai hôm, rồi đâu lại vào đó.

       Mấy ngày sau cuộc xung đột lại bùng phát, ông Chánh mang theo một đội tuần đinh của làng Lau, cùng lệnh của Tri huyện Vĩnh Bảo đến thuyết phục hai bên giải quyết tranh chấp, nhưng mâu thuẫn quá lớn, việc hòa giải không thành. Ông liền thay mặt Tri huyện chia làng Giắng làm hai, nửa phía Bắc gọi là Giắng trên (Cổ Đẳng thượng), nửa phía Nam gọi là Giắng dưới (Cổ Đẳng Hạ) và cho Giắng dưới cắt về xã Nghiêu Quang thuộc tổng Đông Tạ, như vậy hai bên mới tạm yên. Cuộc đàm phán kéo dài từ giờ Thìn đến giờ Ngọ, hai làng Giắng phải bỏ tiền ra sắp cơm rượu thết đãi ông Chánh và các thuộc hạ bữa cơm trưa thịnh soạn và chính vì thế mới có câu ca trên.

       Năm 1952 trước khi Vĩnh Bảo sát nhập vào Kiến An, làng Giắng trên đổi tên thành làng Mỹ Phong (nay là xóm Mỹ Phong, thôn An Ninh, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo), còn làng Giắng dưới lấy lại tên cũ là Cổ Đẳng nay là thôn Cổ Đẳng, xã Tân Liên huyện Vĩnh Bảo). Nhưng các tài liệu cổ như sắc phong, bia đá chuông đồng tại đình Mỹ Phong đều vẫn ghi thôn Cổ Đẳng?
Theo lời kể của Hoàng Vũ
Ngọc Tô